Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bài 30: Nguyên sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày ). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người.
- Nêu được một số bệnh cũng như các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị).
- Phân biệt nguyên sinh vật với virus và vi khuẩn.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xây dựng/vẽ vòng đời phát triển của trùng sốt rét.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do vi sinh vật gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật với đời sống con người.
- Xác định được triệu chứng một số bệnh do vi sinh vật gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.
- Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét để tuyên truyền và dán ở các khu vực trong nhà trường.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh liên quan tới nguyên sinh vật.
- Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới động vật nguyên sinh.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Video về nguyên sinh vật.
- HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về bệnh sốt rét và kiết lị.
- Tảo xoắn, sữa tươi, sữa đặc.
- Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographic cho HS thiết kế poster tuyên truyền.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bài 30: Nguyên sinh vật
BÀI 30: NGUYÊN SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người. Nêu được một số bệnh cũng như các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị). Phân biệt nguyên sinh vật với virus và vi khuẩn. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, xem video để tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật. Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xây dựng/vẽ vòng đời phát triển của trùng sốt rét. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do vi sinh vật gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật với đời sống con người. Xác định được triệu chứng một số bệnh do vi sinh vật gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh. Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét để tuyên truyền và dán ở các khu vực trong nhà trường. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đa dạng nguyên sinh vật. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò và các bệnh liên quan tới nguyên sinh vật. Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới động vật nguyên sinh. II. Thiết bị dạy học và học liệu Video về nguyên sinh vật. HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về bệnh sốt rét và kiết lị. Tảo xoắn, sữa tươi, sữa đặc. Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographiccho HS thiết kế poster tuyên truyền. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về nguyên sinh vật. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi có vấn đề “Nguyên sinh vật khác với vi khuẩn và virus như thế nào?” Sản phẩm: HS đưa ra các dự đoán khác nhau về những điểm khác biệt. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi có vấn đề “Nguyên sinh vật khác với vi khuẩn và virus như thế nào?” - 2 – 3 HS đưa ra dự đoán. GV viết lên bảng các dự đoán khác biệt. - GV dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đa dạng nguyên sinh vật Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của nguyên sinh vật và sự đa dạng của nguyên sinh vật. - Nêu được những điểm khác biệt giữa vi khuẩn, virus và nguyên sinh vật. Nội dung: - HS làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS xem video và trả lời các câu hỏi: H1. Kể tên các hình dạng của nguyên sinh vật mà em thấy trên video. Nhận xét hình dạng và nơi sống của NSV? H2. NSV có những đặc điểm gì? H3. NSV có điểm gì khác biệt so với vi khuẩn và virus? Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - HS nêu ra được hình dạng của NSV và kết luận về sự đa dạng về hình dạng của NSV. - HS đưa ra các đáp án: H1. Hình thoi, có roi bơi, không có hình dạng xác định, cầuà Nhiều hình dạng. Nơi sống: ao hồ, cống, rãnh, cơ thể người và động vật. H2. Đặc điểm: + Sinh vật đơn bào, nhân thực + Có kích thước hiển vi H3. HS có thể trả lời được hay không, không quan trọng. GV có thể định hướng những ý khác biệt cơ bản. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân và cặp. - GV yêu cầu học sinh lên trình bày dựa theo các câu hỏi H1, H2. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt kiến thức cơ bản cho HS. - GV hỗ trợ HS trả lời câu hỏi H3. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trò của nguyên sinh vật. Mục tiêu: Trình bày được vai trò có hại của nguyên sinh vật: gây bệnh (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị). Từ đó đề ra cách phòng tránh. Trình bày được vai trò có lợi của NSV trong tự nhiên và đối với con người. Ứng dụng làm trà sữa từ bột tảo xoắn. Nội dung: Nguyên nhân gây bệnh, chu trình, cách phòng chống - HS đã được GV phân công tìm hiểu ở nhà. HS chuẩn bị bài thuyết trình. + N1. Thuyết trình về bệnh sốt rét. + N2. Thuyết trình về bệnh kiết lị. - HS tìm hiểu về lợi ích của NSV. Vận dụng làm trà sữa từ tảo xoắn. - HS gửi bài thuyết trình qua email cho GV trước khi giờ học bắt đầu. Sản phẩm: - 2 bài thuyết trình. - Trà sữa từ tảo xoắn. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Đã được thực hiện ở bài hôm trước hoặc tiết 1 của bài NSV. - HS các nhóm lên thuyết trình (5 phút): + 1 HS thuyết trình + 1 HS ghi kiến thức chính lên bảng: nguyên nhân gây bệnh, chu trình phát triển và cách phòng, chống. - HS các nhóm khác nghe, phản biện và bổ sung (5 phút). - GV ghi lại các câu khó và hỗ trợ HS tìm hiểu hoặc trả lời sau khi có nhóm đã hoàn thành. - GV nhận xét và chốt kiến thức về sự có hại của NSV. - GV cho HS tìm hiểu về lợi ích của NSV bằng cách đặt câu hỏi: + H1. NSV có những lợi ích gì? + H2. Trong thực tế, chúng ta có thể sử dụng NSV để chế tạo những món ăn nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe? - HS trả lời 2 câu hỏi. GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS cách làm trà sữa từ tảo xoắn. Từ việc làm trà sữa, cung cấp và khắc sâu cho HS vai trò có lợi của NSV. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. Nội dung: HS thiết kế sơ đồ tư duy về nội dung bài học. Sản phẩm: HS chia sẻ trực tiếp trên lớp. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài học. - HS chụp ảnh, up lên trên ppt và chia sẻ lại với cả lớp. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. Nội dung: Làm bài tập trắc nghiệm. Sản phẩm: Bài tập trắc nghiệm. Tổ chức thực hiện: HS sử dụng smart phone, làm cá nhân hoặc theo nhóm. Quét mã QR để làm bài.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx