Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng, tính chất và ứng dụng của chúng

Phẩm chất, năng lực

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 Ghi dạng

SỐ THỨ TỰ

hoặc

MÃ HÓA YCCĐ

 (STT) MÃ HÓA

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nhận thức khoa học tự nhiên - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dung rong đời sống hằng ngày

- Phân loại nhiên liệu (1) 1.[KHTN.1.1]

 - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu

 (2) 2.[KHTN.1.2]

 - Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu

 (3) 3.[KHTN.1.3]

 - Nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

 (4) 4.[KHTN.1.4]

Tìm hiểu tự nhiên Tiến hành được thí nghiệm về chất. tính chất của một số nhiên liệu

 (5) 5.[KHTN.2.1]

Vận dung kiến thức, kĩ năng đã học Biết sử dụng đúng cách các loại nhiên liệu (6) 6.[KHTN.3.1]

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (7) 7.[TC.1.1]

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết, thảo luận để đề xuất các phương án phù hợp. (8) 8.[GQ.4]

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm về tính chất của các loại nhiên liệu (9) 9.[TT.1]

 

doc 35 trang cucpham 9580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng, tính chất và ứng dụng của chúng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng, tính chất và ứng dụng của chúng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 4: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực. Thực phẩm thông dụng, tính chất và ứng dụng của chúng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/ Về nguyên tắc: đây là KHBD cho chủ đề
BÀI HỌC: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC- THỰC PHẨM THÔNG DỤNG, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
BÀI 11,13: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG
(Lớp 6, KHTN)
Thời lượng: 02 tiết
MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi dạng 
SỐ THỨ TỰ 
hoặc 
MÃ HÓA YCCĐ
(STT)
MÃ HÓA
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng 
(1)
1.[KHTN.1.1]
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng 
(2)
2.[KHTN.1.2]
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu 
(3)
3.[KHTN.1.3]
- Nêu được cách sử dụng của một số vạt liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
(4)
4.[KHTN.1.4]
Tìm hiểu tự nhiên
Tiến hành được thí nghiệm về chất. tính chất của một số vật liệu 
(5)
5.[KHTN.2.1]
Vận dung kiến thức, kĩ năng đã học
Biết lựa chọn các vật liệu an toàn
(6)
6.[KHTN.3.1]
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
(7)
7.[TC.1.1]
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết, thảo luận để đề xuất các phương án phù hợp.
(8)
8.[GQ.4]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm về tính chất của chất, sự chuyển thể của chất.
(9)
9.[TT.1]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
-GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
-Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm. Mỗi bộ gồm: 
+ Dụng cụ thí nghiệm: 4 đèn cồn, 4 cốc thủy tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 4 ống nhỏ giọt.
+ Hóa chất: nước, đường, giấm, xăng
+ Vật liệu : Dây cao su, đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, dây nhựa..
Chuẩn bị của học sinh 
- Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn.(Học sinh có thể kẻ bảng theo từng hoạt động)
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
- Tìm hiểu các thí nghiệm của bài.
- Chuẩn bị: Nước, khăn lau, giấy 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt
động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng số thứ tự hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương pháp đánh giá
Công cụ
đánh giá
Hoạt động 1. [Khởi động] (10 phút)
7.[TC.1.1] 8.[GQ.4]
9.[TT.1]
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Sự đa dạng của các vật liệu 
PP dạy học trực quan: mẫu vật
KTDH: động não – công não, KWL
Viết và hỏi đáp.
Câu hỏi – đáp án.
Hoạt động hình thành kiến thức 2.1: Tìm hiểu Một số vật liệu thông dụng 
( 15 phút)
1.[KHTN.1.1]
7.[TC.1.1] 8.[GQ.4]
9.[TT.1]
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng 
.
PP dạy học trực quan: video
KTDH: KWL
PP vấn đáp
KTDH: động não – công não
Hỏi đáp .
Quan sát 
Câu hỏi 
Sp học tập phiếu đánh giá theo tiêu chí
Hoạt động hình thành kiến thức 2.2: Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu ] (25 phút)
2.[KHTN.1.2]
3.[KHTN.1.3]
4.[KHTN.1.4]
5.[KHTN.2.1]
6.[KHTN.3.1]
7.[TC.1.1] 8.[GQ.4]
9.[TT.1]
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng 
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu 
PP trực quan: sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
KTDH: chia nhóm, động não – công não.
Hỏi đáp.
 Quan sát 
Rubric
Hoạt động hình thành kiến thức 2.3: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự bền vững(25 phút) 
4.[KHTN.1.4]
5.[KHTN.2.1]
6.[KHTN.3.1]
7.[TC.1.1] 8.[GQ.4]
9.[TT.1]
 - Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
- Tiến hành được thí nghiệm về chất. tính chất của một số vật liệu 
Biết lựa chọn các vật liệu an toàn
PP dạy học nhóm 
KTDH: chia nhóm, động não – công não.
Quan sát.
Viết.
Rubric.Bài tập thực tiễn. 
Hoạt động Luyện tập - Vận dụng (20 phút)
8.[GQ.4]
- Biết cách lựa chọn các vật liệu an toàn, tiết kiệm kinh phí trong cuộc sống
PP dạy học giải quyết vấn đề.
KTDH: động não – công não, KWL.
Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS.
Bảng kiểm. 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Dưới đây là cấu trúc một hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi dộng 
1. Mục tiêu: - Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. Tổ chức hoạt động 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về một số vật dụng làm từ các loại vật liệu khác nhau
- YC Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng KWL
K (Know): những điều em về các laoij vật liệu
W (Want): những điều em muốn biết về các loại vật liệu 
L (Learn): những điều HS tự giải đáp/ trả lời.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs quan sát video thảo luận nhóm hoàn thiện bảng KWL
* Báo cáo- Thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày bảng KWL 
- Các nhóm theo dõi
* Kết luận- Nhận định
-GV nhận xét hoạt động 
3. Sản phẩm
- Bảng KWL 
4. Dự kiến phương án đánh giá:
- Phương pháp: quan sát 
- Công cụ : sản phẩm của nhóm 
- Mức 3: Trình bày đc nội dung của 3 mục K,W, L
- Mức 2: Trình bày đc nội dung của 2 mục K,W
- Mức 2: Trình bày đc nội dung của K
Hoạt động 2: Hình thành kiến tức 
2. 1: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng
2. 1.1 Mục tiêu:
1.[KHTN.1.1]
7.[TC.1.1] 
8.[GQ.4]
9.[TT.1]
2.1. 2. Tổ chức hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
- YC hs nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình 11.1, 11.2 thảo luận nhóm trả lời câu hoie:
Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết :
Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
Quan sát mẩu dây điện, phin cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.1
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Hs nc thông tin sgk, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi
* Báo cáo –thảo luận 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận- nhận định 
- GV nhận xét hoạt động yc hs rút ra kết luận 
2.1. 3. Sản phẩm: 
Câu trả lời câu hs: 
Một số loại vật liệu: thủy tinh, nhôm, gang, thép, gỗ, nhựa, đất, xi măng,...
Hình 11.1a: cốc uống nước, cửa kính, lan can kính,...
Hình 11.1b: nhà cửa, trường học, bệnh viện, cầu,...
Hình 11.1c: bát, đĩa, lọ hoa,...
Hình 11.1d: nhà cửa, đường, tường bờ rào,...
Hoàn thành bảng
*Tiểu kết:
+ Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống 
+ Phân loại: dựa vào tính chất và mục đích sử dụng vật liệu chia thành :
.-Vật liệu xây dựng
- Vật liệu cơ khí
- Vật liệu điện tử 
- Vật liệu hóa học 
- Vật liệu silicate
- Vật liệu nano
2.1.4. Dự kiến phương án đánh giá 
- Phương pháp: Quan sát 
- Công cụ : Phiếu đánh giá theo tiêu chí
Tiêu chí đánh giá
Có 
Không
Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống
2 điểm
Liệt kê được các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
4 điểm
Hoàn thành bảng 
4 điểm
Tổng điểm
10 điểm
2.2. Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của vật liệu 
2.2.1 Mục tiêu:
2.[KHTN.1.2]
3.[KHTN.1.3]
4.[KHTN.1.4]
5.[KHTN.2.1]
6.[KHTN.3.1]
7.[TC.1.1] 
8.[GQ.4]
9.[TT.1]
2.2.2. Tổ chức hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn., 1 bảng phụ TN 4
- Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm .
Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mầu đá vôi và mẩu sành. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Quan sát thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt (cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt).
Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành. Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.
- Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.
Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay, em có nhận xét gì? 
Quan sát hình 11.6,11.7 và các thí nghiệm 3,4, em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kể tên một số ứng dụng của cao su. 
Thí nghiệm 3: Cho một đoạn dây cao su vào cốc nước nóng, sau đó lất ra rồi cho vào cốc nước nguội. Quan sát sự thay đổi hình dạng của dây cao su. 
Thí nghiệm 4: Cho một viên tẩy nhỏ  (cao su) vào cốc xăng. Quan sát hiện tượng xảy ra 
- Tại sao vỏ dây điện thường được làm bằng nhựa hoặc cao su nhưng lõi dây điện làm bằng kim loại? 
Hoàn thành bảng
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, thực hiện đến đâu ghi kết quả đến đó 
- GV theo dõi hướng dẫn
* Báo cáo thảo luận :
- HS báo cáo kết quả hoạt độngcủa nhóm, các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung
* Kết luận – nhận định:
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
- YC rút ra kết luận 
2. 2.3 Sản phẩm:
+ Thí nghiệm 1: 
Đinh sắt, mẩu đá vôi bị tan ra 1 phần, có dấu hiệu bị ăn mòn
Miếng kính, miếng nhựa, cao su, mẩu sành không bị tan ra, không có hiện tượng gì
+ Thí nghiệm 2:
Vật liệu dễ cháy: mẩu gỗ, miếng nhựa
Vật liệu dẫn nhiệt: đinh sắt, dây đồng, mẩu nhôm, mẩu sành
Những vật liệu dễ bị ăn mòn, hoen gỉ: vật liệu kim loại như sắt, kẽm,thép,...
Nguyên nhân: Do kim loại là vật liệu dễ bị ăn mòn( tức bị oxy hóa trong môi trường không khí nếu kim loại kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm)
Sẽ xảy ra hiện tượng quả bóng bị biến dạng
Sợi dây cao su lại trở về hình dạng ban đầu của nó
Tính chất quan trọng của cao su: Hình 11.6, 11.7 - tính đàn hồi; 
+ Thí nghiệm 3 - ít biển đổi khi gặp nóng lạnh, không tan trong nước, không dẫn nhiệt; + Thí nghiệm 4 - tan được trong xăng. 
Giải thích:
- Một số ứng  ... hẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp: đánh giá qua sản phẩm học tập
- Công cụ:  bảng kiểm, phiếu học tập 2.
Hoạt động 4
Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất
1. Mục tiêu : 1.KHTN1. 1, 5. TCTH.1, 8. CC.1, 9. TT.1
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm.
+ GV tổ chức cho các nhóm học sinh thuyết trình báo cáo sản phẩm của dự án: “Tìm hiểu một số lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Học sinh các nhóm báo cáo
+ Học sinh trao đổi thảo luận, nhận xét dự án của các nhóm
+ Học sinh đánh giá cho điểm dự án của nhóm khác.
- Báo cáo kết quả dự án:Giáo viên sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm:  
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV hướng dẫn HS kĩ năng thuyết trình, hợp tác, giao tiếp...
3. Sản phẩm học tập
-Poster
- Phần trình chiếu dưới dạng hình ảnh, video.
- Kết quả của nhiều dự án, rút ra kết luận về tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp quan sát, hỏi đáp qua sản phẩm học tập: poster, tờ rơi, video, mô hình 
- Công cụ: rubrics
Hoạt động 5 
Lập kế hoạch xây dựng nội dung  tuyên truyền cách sử dụng, bảo quản lương thực, thực phẩm, vấn đề an ninh thực phẩm.
1. Mục tiêu: 4. KHTN3.2, 7. GQVD.1, 8. CC.1, 9. TT.1
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm.
+ GV tổ chức cho các nhóm HS thuyết trình báo cáo sản phẩm của dự án đã chuẩn bị trước ở nhà: “nội dung  tuyên truyền cách sử dụng, bảo quản một số lương thực, thực phẩm và vấn đề an ninh mạng”
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Học sinh các nhóm báo cáo
+ Học sinh trao đổi thảo luận, nhận xét dự án của các nhóm
+ Học sinh đánh giá cho điểm dự án của nhóm khác.
- Báo cáo kết quả dự án:Giáo viên sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi
+ GV hướng dẫn HS kĩ năng thuyết trình, hợp tác, giao tiếp...
3. Sản phẩm học tập
-Poster,  Phần trình chiếu dưới dạng hình ảnh, video.
- Kết quả của nhiều dự án, rút kết luận về cách sử dụng, bảo quản một số lương thực, thực phẩm và vấn đề an ninh mạng
4. Phương án đánh giá
- Phương pháp : quan sát, hỏi đáp qua sản phẩm học tập: poster, tờ rơi, video, mô hình 
- Công cụ: rubrics 
3. Luyện tập
3.1. Mục tiêu: 1. KHTN 1.1
3.2. Tổ chức hoạt động
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu ở nội dung bài học. Hs làm việc cá nhân hoàn thành PHT 3
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-  Làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
-  Học sinh quan sát, làm việc
- Báo cáo kết quả trên phiếu học tập
3.3. Sản phẩm học tập:Phiếu học tập 3
3. 4. Phương án đánh giá
+  Phươngpháp: viết, đánh giá đồng đẳng.
+  Công cụ : bài tập
4. Vận dụng.
4.1. Mục tiêu: 4. KHTN3.2, 7. GQVD.1, 9. TN.1
4.2. Tổ chức hoạt động
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu ở nội dung bài học, thực tiễn. Học sinh làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập 4
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-  Làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
-  Học sinh quan sát, làm việc
- Báo cáo kết quả trên phiếu học tập
4.3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập 4
1/ Các loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm? A. rau xanh   B. gạo   C. thịt     D. ngô
2/ Hằng ngà, em thường làm gì giúp bố mẹ để giữ gìn VS an toàn thực phẩm cho gia đình?
3/ Hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
4. 4. Phương án đánh giá
+  Phương pháp: hỏi đáp, đánh giá đồng đẳng.
+  Công cụ: bài tập
- Sản phẩm dự kiến:
1. Chọn đáp án C
2. Để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình, em cần làm: 
Dùng nước sạch rửa các loại LT - TP và các loại đồ dùng để chế biến trước khi sử dụng
Thường xuyên dọn dẹp sạch, thoáng mát, giữ gìn vệ sinh những nơi bảo quản LT - TP và khu chế biến
Bảo quản LT- TP đúng cách, không để thực phẩm sống với các đồ ăn đã chín
Sử dụng các vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ và thích hợp
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng
3. Học sinh tự thực hiện
5. Tìm tòi mở rộng
5.1. Mục tiêu: 4. KHTN3.2, 9. TN5.1, 7. GQVD.1
5.2. Tổ chức hoạt động
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu ở nội dung bài học, thực tiễn. Học sinh cá nhân tìm hiểu sơ lược về vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-  Làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
-  Hs tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu các nội dung về an ninh thực phẩm.
- Báo cáo kết quả trên phiếu học tập
5.3. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của học sinh.
5. 4. Phương án đánh giá
+  Phương pháp: hỏi đáp, đánh giá đồng đẳng.
+  Công cụ: câu hỏi, rubrics	
V- LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
NL
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
PPĐG
Công cụ đánh giá
Thời điểm đánh giá
NL
NL Khoa học tự nhiên
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất
Quan sát, hỏi đáp
Rubrics 
Trong khi học chủ đề
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.
Quan sát, hỏi đáp
Bảng kiểm 1, PHT 1.
Trong khi học chủ đề
– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm.
Quan sát, viết
Bảng kiểm 1, PHT1.
Trong khi học chủ đề
- Lập kế hoạch xây dựng nội dung tuyên truyền, nêu được cách sử dụng và bảo quản lương thực, thực phẩm. Sơ lược vấn đề an ninh thực phẩm.
Quan sát, hỏi đáp
Rubrics
Trong khi học chủ đề
II
Năng lực tự học-tự chủ
Tự lựa chọn đề tài dự án, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, quyết định cách thức thực hiện, đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án
Quan sát, hỏi đáp
Bảng kiểm 1
Trong khi học chủ đề
III
Năng giao tiếp  và hợp tác 
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm: đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án.
Quan sát, hỏi đáp
Bảng kiểm 1
Trong khi học chủ đề
IV
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin về cách sử dụng một số lương thực, thực phẩm và cách bảo quản. Chủ động đề ra kế hoạch, thực hiện dự án, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Quan sát, viết
Rubrics
Trong khi học chủ đề
VI. PHỤ LỤC 
VI.1. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
1. Kể tên được ít nhất 3 lương thực, thực phẩm.
2. Trình bày được 3 tính chất và ứng dụng tương ứng củả lương thực, thực phẩm.
3. Xây dựng nội dung tuyên truyền cách sử dụng, bảo quản lương thực-thực phẩm hiệu quả.
4. Trình bày sơ lược được vấn đề an ninh thực phẩm.
VI.2. CÁC HỒ SƠ KHÁC
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MINH HỌA 
1. Phiếu học tập:
* Phiếu học tập 1.
Nội dung dự án
Kết quả thu thập
- Thu thập ghi chép tên các lương thực- thực phẩm thông dụng
Bảng ghi chép của học sinh, nhóm
- Tính chất của của 1 số LT - TP  thu thập được
Bảng ghi chép của học sinh, nhóm
* Phiếu học tập 2.
- Sản phẩm dự kiến
2. Công cụ bảng kiểm:  Biểu hiện của năng lực: 5. TCTH.1, 6. GTHT. 1
  PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2, 3
STT
Tiêu chí
Đánh giá
Có 
Không
1
Học sinh phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chủ động nhận nhiệm vụ khi được phân công
2
Học sinh tích cực hợp tác với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến thảo luận, đề xuất phương án tìm hiểu về về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.
3
Biết lắng nghe, chia sẻ ý tưởng của các thành viên trong nhóm
4
Trình bày ý kiến của nhóm
5
Hs lắng nghe ý kiến của nhóm bạn
6
Thể hiện được ý kiến đồng tình
7
Nhận xét, đánh giá nhóm khác
3. Công cụ Rubrics: dùng đánh giá: 4. KHTN3.2, 7. GQVD.1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4,5
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG
ĐIỂM TỐI ĐA
HS ĐÁNH GIÁ
GV ĐÁNH GIÁ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
 DỰ ÁN
1) Bản kế hoạch cụ thể, chi tiết về nội dung công việc, sản phẩm, phương tiện tìm hiểu.
5
2) Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm rõ ràng. 
5
SẢN PHẨM
DỰ ÁN
3) Sản phẩm đáp ứng được mục tiêu đề ra
5
4) Lấy được 3 ví dụ minh họa
5
Điểm
20
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY DỰ ÁN
5) Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi
10
6) Nền, chữ và kích thước dễ nhìn
10
7) Hình ảnh, video... hấp dẫn, thu hút
10
8) Thiết kế sản phẩm sáng tạo 
10
Điểm
40
CÁCH THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO DỰ ÁN
9) Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, năng động, cuốn hút
10
10) Nhóm thuyết trình có phối hợp và nắm vững nội dung thuyết trình.
5
11) Nhóm thuyết trình trả lời được câu hỏi của nhóm bạn
5
12) Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, thu hút, đảm bảo tính thực tiễn.
10
Điểm
40
Tổng điểm
100
Xếp loại
Giỏi từ 80 điểm đến 100 điểm.
Khá: từ 65 điểm đến nhỏ hơn 80 điểm
Trung bình: từ 50 điểm đến nhỏ hơn 65 điểm
5. Công cụ Rubrics: PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT:  8. CC 1, 9. TN 1
Họ tên
Phẩm chất
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Chăm chỉ
Tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tích cực tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu nhanh, chính xác các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tích cực tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu chính xác các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tìm kiếm tư liệu còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu của nội dung bài học.
Trách nhiệm
Tham gia hoàn  thành công việc bản thân được phân công, hối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án.
Chủ động, tích cực tham gia hoàn  thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án.
Chủ động, chưa tích cực tham gia hoàn  thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án
Chưa tích cực tham gia hoàn  thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm còn hạn chế.
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.doc