Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách

chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

- Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các

cách tách đó.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với

phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng

dụng của các cách tách đó.

- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng

cách lọc, cô cạn, chiết.

2.2. Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để

tìm hiểu về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong

thực tiễn.

- NL giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất và thực hiện một số thí nghiệm

tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- NL GQVĐ và sáng tạo: đề xuất một số thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng

cách lọc, cô cạn, chiết.

3. Phẩm chất:

- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm

hiểu về các phương pháp tách chất từ hỗn hợp.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí

nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm

pdf 4 trang cucpham 6740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
 BÀI 16: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP 
Môn KHTN 6 
Thời gian thực hiện: 1 tiết 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách 
chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 
- Một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các 
cách tách đó. 
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên 
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với 
phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 
- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng 
dụng của các cách tách đó. 
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng 
cách lọc, cô cạn, chiết. 
2.2. Năng lực chung 
- NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để 
tìm hiểu về các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong 
thực tiễn. 
- NL giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất và thực hiện một số thí nghiệm 
tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. 
- NL GQVĐ và sáng tạo: đề xuất một số thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng 
cách lọc, cô cạn, chiết. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm 
hiểu về các phương pháp tách chất từ hỗn hợp. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí 
nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. 
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
- Dụng cụ, hóa chất theo bảng sau: 
 Trạm 1 + 4 Trạm 2 + 5 Trạm 3 + 6 
Hóa chất Nước, cát Nước, muối ăn Nước, dầu ăn 
Dụng cụ Bình tam giác: 1 
Phễu lọc: 1 
Giấy lọc: 1 
Đũa thủy tinh: 1 
Cốc thủy tinh: 1 
Bát sứ: 1 
Kiềng sắt: 1 
Lưới amiăng: 1 
Đèn cồn: 1 
Bật lửa/diêm 
Bình tam giác: 1 
Phễu chiết: 1 
Cốc thủy tinh: 1 
Giá thí nghiệm: 1 
Giá thí nghiệm: 1 
- Phiếu học tập (sản phẩm đính kèm). 
- Một nhóm HS diễn vở kịch “Cô Tấm @ muốn đi dự Hội”. 
- Từng nhóm HS tìm hiểu trước và chuẩn bị phần trình bày về hệ thống lọc nước 
giếng bị nhiễm phèn, một nhóm trình bày về máy lọc nước uống gia đình. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Gợi mở về sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp tạo hứng thú cho HS 
khi vào bài học. 
b) Nội dung: Học sinh theo dõi vở kịch “Cô Tấm @ muốn đi dự Hội”. 
c) Sản phẩm: 
HS có sự hứng thú, tò mò với cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS theo dõi vở kịch “Cô Tấm @ muốn đi dự Hội”. 
- GV đặt vấn đề: Muốn biết ông Bụt hướng dẫn Tấm các chất ra khỏi hỗn hợp như 
nào thì cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Hoạt động tiến hành thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp 
a) Mục tiêu: Tiến hành thí nghiệm tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, 
chiết. 
b) Nội dung: Dựa trên các dụng cụ, hoá chất mà GV cung cấp, HS đề xuất phương 
pháp thích hợp và tiến hành thí nghiệm để tách muối ăn, cát và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp với 
nước. 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nhắc lại các hỗn hợp khác nhau mà cô Tấm phải tách, đó là: hỗn hợp cát và 
nước, dung dịch muối ăn (hỗn hợp nước và muối ăn), hỗn hợp dầu ăn và nước. 
- GV chia cả lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận trong thời gian 5 
phút, hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày phương án thí nghiệm của nhóm. 
- GV gọi các nhóm khác nhận xét sau phần trình bày của mỗi nhóm. 
- GV hướng dẫn, góp ý cho từng phương án thí nghiệm, phân tích và loại bỏ đề xuất 
không an toàn. 
- GV hướng dẫn nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo đề xuất của GV như sau: 
+ Thí nghiệm 1: Lắp dụng cụ như hình 20.3. Rót hỗn hợp theo đũa thủy tinh vào phễu 
có gấp giấy lọc. 
+ Thí nghiệm 2: Lắp dụng cụ như hình 20.4. Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên 
kiềng đun. Đun sôi dung dịch cho đến khi cô cạn, nước bay hơi hết, thu được chất rắn là 
muối ăn. 
+ Thí nghiệm 3: Lắp dụng cụ như hình 20.5. Mở khóa cho nước chảy từ từ xuống 
bình tam giác. Quan sát đến khi dầu ăn chạm khóa thì đóng khóa. 
- GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các trạm trong thời gian 5 
phút, ghi lại hiện tượng của thí nghiệm vào phiếu học tập. 
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi nếu còn thắc mắc. 
- GV đánh giá quá trình tiến hành thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm chưa thành 
công, GV chú ý phân tích những điểm cần điều chỉnh và hướng dẫn HS ở các tiết sau. 
2.2. Hoạt động tìm hiểu mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông 
thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong 
thực tiễn. 
a) Mục tiêu: Chỉ ra mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường 
với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 
b) Nội dung: Từ các thí nghiệm, HS rút ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của 
một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của 
các chất trong thực tiễn. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu C1, C2. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giới thiệu phương pháp tách chất được sử dụng ở từng thí nghiệm: 
+ Thí nghiệm 1: phương pháp lọc. 
+ Thí nghiệm 2: phương pháp cô cạn. 
+ Thí nghiệm 3: phương pháp chiết. 
Các phương pháp lọc, cô cạn và chiết là những phương pháp đơn giản để tách các 
chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách 
phù hợp. 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
C1: Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp. 
C2: Hãy chọn phương pháp tách chất phù hợp với đặc điểm của mỗi loại hỗn hợp 
Phương pháp tách Loại hỗn hợp 
A. Lọc. 1. Tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất. 
B. Cô cạn. 2. Dùng để tách một số chất lỏng (tan vào nhau) có nhiệt độ 
sôi khác nhau. 
C. Chiết. 3. Tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng. 
 4. Tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra 
khỏi dung dịch lỏng. 
- GV gọi các HS khác nhận xét. 
- GV chuẩn hóa kiến thức, giới thiệu thêm phương pháp chưng cất và ứng dụng của 
phương pháp trong điều chế nước cất trong phòng thí nghiệm. 
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với 
phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 
- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng 
dụng của các cách tách đó. 
b) Nội dung: Cá nhân HS làm bài tập. 
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của bài tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời cá nhân bài tập sau: 
Bài tập. Lựa chọn và giải thích phương pháp tách thích hợp để có thể tách chất ra 
khỏi hỗn hợp trong các trường hợp sau: 
a. Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát 
b. Tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu – nước 
c. Tách cát, bụi ra khỏi dung dịch nước muối. 
d. Tách nước tinh khiết từ nước ao, hồ. 
e. Tách tinh dầu sả ra khỏi hỗn hợp với nước. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: 
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với 
phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. 
b) Nội dung: 
- HS tìm kiếm thông tin về hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước 
uống gia đình. 
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày về hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia 
đình. 
- Đáp án bài tập về nhà. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu 2 nhóm HS: một nhóm trình bày về hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm 
phèn, một nhóm trình bày về máy lọc nước uống gia đình. Thời gian cho mỗi nhóm trình 
bày tối đa 3 phút. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo Check list. 
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi nếu còn thắc mắc. 
- GV nhận xét và đánh giá phần chuẩn bị của các nhóm. 
Bài tập: Trong một số loại cây (sả, mùi,), hoa (hoa hồng, hoa nhài, hoa bưởi,), 
quả (cam, bưởi, chanh,) có chứa mùi thơm, đó chính là mùi của một số chất có trong 
tinh dầu. Khi chưng cất tinh dầu từ các loại thực phẩm trên, sản phẩm thu được tinh dầu 
thường lẫn nước. 
a) Nêu cách tách tinh dầu sả ra khỏi hỗn hợp với nước. 
b) Sử dụng thiết bị trong phòng thực hành tách tinh dầu sả từ hỗn hợp tinh dầu sả và 
nước. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai.pdf