Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống (Phần 2)
Mục tiêu chung:
1. Về kiến thức:
Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên, nêu được sự đa dạng, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống bệnh
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh đọc trước nội dung bài 27: Nguyên sinh vật
- Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác làm việc nhóm, thảo luận, thực hiện phiếu học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên hoặc kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi thực tiễn như:
Câu 1: Những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao?
Câu 2: Theo em, diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống (Phần 2)
CHỦ ĐỀ 4: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG SỰ ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT BÀI 27: NGUYÊN SINH VẬT I. Mục tiêu Mục tiêu chung: Về kiến thức: Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên, nêu được sự đa dạng, các bệnh do nguyên sinh vật gây ra và biện pháp phòng chống bệnh 2. Về năng lực: a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh đọc trước nội dung bài 27: Nguyên sinh vật - Năng lực hợp tác: Học sinh hợp tác làm việc nhóm, thảo luận, thực hiện phiếu học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên hoặc kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi thực tiễn như: Câu 1: Những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Tại sao? Câu 2: Theo em, diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao? b.Mục tiêu cụ thể: NĂNG LỰC YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ HÓA YCCĐ Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức khoa học tự nhiên - Trình bày được hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật. - Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật - Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra (1)KHTN 1.2 (2)KHTN1.1 (3)KHTN1.1 Tìm hiểu tự nhiên - Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên dưạ vào hình thái (4)KHTN 2.1 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Nêu được các biện pháp phòng chống bệnh do các nguyên sinh vật có hại gây nên (5) KHTN 3.1 3. Về phẩm chất: - Có trách nhiệm trong việc tự chủ, tự học và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm II. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu - Học liệu: Giấy: SGK Điện tử: giáo án ppt III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Mở đầu (2’) a) Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu nguyên sinh vật b) Nội dung: Giáo viên đặt câu hỏi: Ở bài 21, em đã quan sát được sinh vật nào trong nước ao, hồ. Những sinh vật đó có đặc điểm gì? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật a) Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành các năng lực: (1. ) - Nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên (1. ) – Trình bày được hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật b) Tổ chức thực hiện: (Sử dụng phương pháp trực quan) - Giáo viên: chiếu hình 27.1yêu cầu học sinh quan sát hình và nhận xét hình dạng của các nguyên sinh vật Yêu cầu mỗi nhóm thực hành tự xác định các loài nguyên sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở bài 21. Cho HS nêu những môi trường mà nguyên sinh vật có thể sống và cho ví dụ Giáo viên bổ sung một số môi trường khác của nguyên sinh vật: kí sinh trong cơ thể người hoặc động vật, ví dụ: trùng sốt rét sống trong máu người, Học sinh: quan sát, nhận xét và nêu ý kiến - Giáo viên: chiếu hình 27.2 và cho HS thảo luận nhóm nhỏ (4 thành viên) gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ 1- 4 à Từ đó nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/ đa bào) của nguyên sinh vật. Giải thích vì sao? Học sinh dựa vào cấu tạo tế bào đã được học ở bài 17 để xác định các thành phần của tạo của 2 loài nguyên sinh vật. Giáo viên: Cho học sinh quan sát lại các loài nguyên sinh vật và hình 27.2, cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích? Học sinh quan sát hình ảnh, dựa vào màu sắc kết hợp hình 27.2 cho nhận xét c/ Dự kiến câu trả lời Câu 1: Hình dạng: các nguyên sinh vật có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ: trùng đế giày giống đế giày, trùng roi hình thoi, trùng biến hình hình dạng không cố định, .. Câu 2: Xác định tên các nguyên sinh vật đã quan sát được của từng nhóm ở bài 21: trùng giày hoặc trùng roi,.. Câu 3: Môi trường sống của nguyên sinh vật: nước ao hồ, cống rãnh, Câu 4: (1) Màng sinh chất (2) Chất tế bào (3) Nhân (4) Lục lạp àNhận xét: Các nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, vì chỉ được cấu tạo từ 1 tế bào. d/ Đánh giá cá nhân: Bảng kiểm e/ Kết luận của giáo viên - Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. - Đa số cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống - Một số sinh vật có khả năng quang hợp: tảo lục, trùng roi,.. - Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày,..) một số hình dạng không xác định (trùng biến hình,..) 2.2 Tìm hiểu bệnh do nguyên sinh vật gây nên và một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật a) Mục tiêu: (KHTN 1.1) Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên (KHTN 1.1) Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. b) Tổ chức thực hiện (Sử dụng phương pháp - Giáo viên tổ chức cho học sinh thành các nhóm nhỏ để hoàn thành phiếu học tập (6 học sinh/ nhóm) thảo luận tại lớp trong 10 phút PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Biện pháp Bệnh kiết lị Bệnh sốt rét Câu 2: Đề ra một số biện pháp để phòng chống bệnh do các loài nguyên sinh vật gây hại gây nên Câu 3: Diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao? Câu 4: Những lợi ích của nguyên sinh vật? Cho ví dụ - Học sinh nghiên cứu SGK mục 2 hoàn thành phiếu học tập - Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập, sau đó GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. - GV cung cấp thêm thông tin về trùng Amip ăn não và khái niệm kí sinh trùng c/ Dự kiến câu trả lời PHIẾU HỌC TẬP 1: Câu 1: Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Biện pháp Bệnh kiết lị Do trùng kiết lị gây nên Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, Bệnh sốt rét Do trùng sốt rét gây nên Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa Diệt muỗi, vệ sinh môi trường, Câu 2: Đề ra một số biện pháp để phòng chống bệnh do các loài nguyên sinh vật gây hại gây nên - Vệ sinh an toàn thực phẩm - Vệ sinh cá nhân và môi trường sống - Diệt muỗi, lăng quăng - Ăn uống hợp vệ sinh - Tuyên truyền vệ sinh môi trường . Câu 3: Diệt muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao? Không, vì ngoài biện pháp diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt rét chúng ta còn có thể thực hiện một số biện pháp: ngủ màn, vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, diệt lăng quăng, Câu 4: Những lợi ích của nguyên sinh vật? Cho vi dụ Làm thức ăn cho sinh vật dưới nước: trùng roi, trùng giày, d/ Đánh giá Bảng kiểm e/ Kết luận của giáo viên - Bệnh do nguyên sinh vật gây nên: Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Bệnh kiết lị Do trùng kiết lị gây nên Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt Bệnh sốt rét Do trùng sốt rét gây nên Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa - Biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật: + Vệ sinh an toàn thực phẩm + Vệ sinh cá nhân và môi trường sống +Diệt muỗi, lăng quăng + Ăn uống hợp vệ sinh + Tuyên truyền vệ sinh môi trường - Ngoài những tác hại, trong tự nhiên nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn của nhiều sinh vật dưới nước và có ý nghĩa bảo vệ môi trường Hoạt động 3: Củng cố a/ Mục tiêu b/ Tổ chức hoạt đồng GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã được học hoàn thành 2 bài tập sau theo nhóm (4 HS/nhóm) PHIẾU HỌC TẬP 2: Bài 1: Sử dụng các từ gợi ý: sinh vật, đơn bào, đa bào, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực, nguyên sinh, tế bào, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau: Nguyên sinh vật có cơ thể cấu tạo chỉ gồm một (1)Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật (2)ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong không khí và đặc biệt là trên cơ thể (3)..khác. Nguyên sinh vật thuộc Giới (4)là những sinh vật (5),đơn bào, sống (6) Tảo thuộc Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực (7).hoặc (8) .. sống (9).. Bài 2: Hoàn thành bảng sau: STT Vai trò thực tiễn Tên sinh vật 1 Làm thức ăn cho động vật khác 2 Gây bệnh cho người 3 Có ý nghĩa bảo vệ môi trường c/Dự kiến câu trả lời: Bài 1: 1- tế bào 2- phân bố 3- sinh vật 4-nguyên sinh 5- nhân thực 6-dị dưỡng 7- đơn bào 8- đa bào 9- tự dưỡng Bài 2: STT Vai trò thực tiễn Tên sinh vật 1 Làm thức ăn cho động vật khác Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình 2 Gây bệnh cho người Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng Amip 3 Có ý nghĩa bảo vệ môi trường Trùng lỗ d/ Đánh giá cá nhân Bảng kiểm IV. Hồ sơ dạy học A/ Nội dung cốt lõi: 1/ Nguyên sinh vật là gì? - Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. - Đa số cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống - Một số sinh vật có khả năng quang hợp: tảo lục, trùng roi,.. - Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình giày,..) một số hình dạng không xác định (trùng biến hình,..) 2/ Bệnh do nguyên sinh vật gây nên và biện pháp phòng chống - Bệnh do nguyên sinh vật gây nên: Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện Bệnh kiết lị Do trùng kiết lị gây nên Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt Bệnh sốt rét Do trùng sốt rét gây nên Sốt cao, rét run, mệt mỏi, nôn mửa - Biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật: + Vệ sinh an toàn thực phẩm + Vệ sinh cá nhân và môi trường sống + Diệt muỗi, lăng quăng + Ăn uống hợp vệ sinh + Tuyên truyền vệ sinh môi trường - Ngoài những tác hại, trong tự nhiên nguyên sinh vật cũng đóng vai trò là thức ăn của nhiều sinh vật dưới nước và có ý nghĩa bảo vệ môi trường 2. Hồ sơ khác: Bảng kiểm Tiêu chí Có Không Các thành viên cùng tham gia thảo luận Hoàn thành tốt nội dung cần thảo luận Báo cáo trôi chảy. rõ ràng CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG SỰ ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT Bài 28: ĐA DẠNG CỦA NẤM ( Thời gian thực hiện 3 tiết) MỤC TIÊU DẠYHỌC Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ (STT ) Dạng mã hoá NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nhận thức KHTN – Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quansát hình ảnh,mẫuvật(nấm đơn bào,đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi,...). (1) KHTN 1.1 - Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. (2) KHTN 1.2 – Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiênvà trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). (3) KHTN 1.2 – Nêu được một số bệnh do nấm gây ... rình bày báo cáo. - PP trực quan - PP Quan sát - PP Đánh giá sản phẩm học tập - Bảng đánh giá chéo - Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric) CCÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên. Mục tiêu 2 – KHTN.2.4 3 - KHTN.2.4 6 - KHTN.3.2 7 - TC1.1 8 - HT 1.2 9 - ST 1.1 10 - TN1.1 11 - NA1.2 12 - CC1.3 Tổ chức hoạt động: Chuẩn bị GV: Chia lớp thành 4 nhóm,dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, nhãn dán 2 mặt, bút, thước dây..., bản tiêu chí đánh giá sản phẩm HS: Kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút chì, thước dây. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị mỗi nhóm 2 kính lúp và 1 máy ảnh, sổ ghi chép, nhãn dán, bút, thước dây. Yêu cầu: - Quan sát (bằng mắt thường) các sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên. - Quan sát bằng kính lúp với các chi tiết sinh vật cỡ nhỏ (rêu, cơ quan bộ phận của cây, hình thái ngoài động vật). - Sử dụng máy ảnh chụp ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên. - Dán nhãn, ghi chép lại các thông tin cần thiết. * Phương án đánh giá: GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, nhận xét - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Phiếu học tập số 1: NHÃN - Địa điểm: - Tên cây/con: - Số lượng: - Ngày phân loại: - Hình dạng, kích thước: - Môi trường sống: 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập của hoạt động 1: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN SÁT (DÀNH CHO HỌC SINH) Các tiêu chí Có Không Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Quan sát được các sinh vật ngoài thiên nhiên Chụp ảnh được các sinh vật ngoài thiên nhiên Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên Mục tiêu: 3 - KHTN.2.4 6 - KHTN.3.2 7 - TC1.1 8 - HT 1.2 9 - ST 1.1 10 - TN1.1 11 - NA1.2 12 - CC1.3 Tổ chức hoạt động Chuẩn bị GV: Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật. HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: yêu cầu HS phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật (thực vật, động vật có xương, động vật không xương). - Yêu cầu HS xác định tên các đại diện nhóm sinh vật. - Yêu cầu HS thiết kế sản phẩm thành bộ sưu tập ảnh. * Phương án đánh giá: - Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm và rubric. - HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để phân loại ảnh thuộc nhóm sinh vật nào. - HS: Thảo luận nhóm, xác định tên đại diện. - Các nhóm làm thành album của nhóm mình theo sự phân loại. * HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là cuốn album ảnh. 3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập hoạt động 2: 3.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP: BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC NHÓM SINH VẬT Tiêu chí MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 Điểm Số lượng ảnh chụp Có 5 mẫu ảnh Có 8 mẫu ảnh Có 10 (nhiều hơn 10) mẫu ảnh Trình bày cách tiến hành phân loại Chưa đầy đủ, trình bày còn lủng củng chưa rõ ràng Nội dung tương đối đầy đủ, nêu được cách thức tiến hành phân loại Nội dung đầy đủ rõ ràng đảm bảo theo yêu cầu được giao. Hình thức trình bày Hình thức không đẹp, người thuyết trình chưa nghiêm túc, không nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, đã nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, nắm bắt được cách tiến hành, giải đáp được thắc mắc của các thành viên khác trong lớp Giải quyết vấn đề và sáng tạo Tạo ra được album sản phẩm Album sản phẩm đẹp. Album sản phẩm đẹp, có chú thích rõ ràng. Thái độ học tập Các thành viên trong nhóm không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ Có ít thành viên chưa nghiêm túc. Các thành viên nghiêm túc, tất cả cùng tham gia tạo album Tổng điểm Tiêu chí tự đánh giá phẩm chất trách nhiệm trong học tập của hoạt động 2 (dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau) Tiêu chí đánh giá MỨC 1 (2 điểm) MỨC 2 (3 điểm) MỨC 3 (5 điểm) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng. Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm. Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm. Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác. Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình. Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm. Không giúp đỡ, chia sẻ Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến Không tham gia Có tham gia nhưng chưa tích cực Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên 1. Mục tiêu: 1 - KHTN.1.1 7 - TC1.1 8 - HT 1.2 9 - ST 1.1 10 - TN1.1 11 - NA1.2 - CC1.3 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật. CChuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: yêu cầu HS lập sơ đồ theo nhóm về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí... - Yêu cầu HS đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế. * Phương án đánh giá: - Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm. - HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để lập sơ đồ vai trò của sinh vật. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ vai trò các sinh vật của nhóm mình. * HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập của hoạt động 3: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẮP XẾP (DÀNH CHO HỌC SINH) Các tiêu chí Có Không Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Lập được sơ đồ vai trò các sinh vật ngoài thiên nhiên Sắp xếp ảnh các sinh vật ngoài thiên nhiên vào đúng vai trò Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân 1. Mục tiêu: 4 - KHTN.2.5 7 - TC1.1 8 - HT 1.2 9 - ST 1.1 10 - TN1.1 11 - NA1.2 12 - CC1.3 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: yêu cầu HS lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống. - Yêu cầu HS đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập. * Phương án đánh giá: - Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm và rubric. - HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để lập sơ đồ khóa lưỡng phân. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ khóa lưỡng phân các sinh vật của nhóm mình. * HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là sơ đồ về khóa lưỡng phân của sinh vật. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập của hoạt động 4: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI (DÀNH CHO HỌC SINH) Các tiêu chí Có Không Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Lập được sơ đồ khóa lưỡng phân cho các sinh vật. Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ. Rubric (PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 CỦA NHÓM) Tên nhóm đánh giá:. Tên nhóm được đánh giá:.. Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Điểm Đánh giá mức độ hoàn thành của tùng nhóm: Xây dựng được sơ dồ khóa lưỡng phân hợp lý, Xây dựng được mô hình (2.5đ) Xây dựng được sơ đồ khóa lưỡng phân(3đ) Xây dựng được sơ đồ khóa lưỡng phân (4đ) sắp xếp vị trí các sinh vật hợp lý trên mô hình, 5/10 sinh vật (2.5đ) 8/10 sinh vật (3đ) 10/10 sinh vật (4đ) Giải thích được sự phù hợp với môi trường sống của từng loài sinh vật. Không (0đ) Có giải thích được (1.5đ) Giải thích đúng và hợp lý (2đ) Hoạt động 5: Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên 1. Mục tiêu: 5 - KHTN.2.5 7 - TC1.1 8 - HT 1.2 9 - ST 1.1 10 - TN1.1 11 - NA1.2 12 - CC1.3 13 - TT.1.4 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị Bài báo cáo của nhóm Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV: yêu cầu HS viết và báo cáo theo mẫu Báo cáo: Kết quả tìm hiểu đa dạng sinh vật ngoài thiên nhiên Thứ....ngày...tháng...năm..... Nhóm................Lớp................... 1. Giới thiệu Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên. 2. Vẽ sơ đồ về vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên. 3. Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên. - HS: đại diện nhóm trình bày báo cáo của nhóm. 3. Tiêu chí tự đánh giá phẩm chất trách nhiệm trong học tập của hoạt động 5 (dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau) Tiêu chí đánh giá MỨC 1 (2 điểm) MỨC 2 (3 điểm) MỨC 3 (5 điểm) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng. Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm. Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm. Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác. Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình. Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm. Không giúp đỡ, chia sẻ Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến Không tham gia Có tham gia nhưng chưa tích cực Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến. Bảngđánhgiáchéocủahọc sinh từngthànhviêncủanhóm STT Họvàtên Mứcđánhgiátiêuchí1 Mức đánh giá tiêu chí 2 Mức đánh giá tiêu chí 3 Tổng điểm 1 2 3 Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM https://www.facebook.com/groups/thuvienstem
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_4_da_d.doc