Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 3: Lực

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc kéo; tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.

- Biết cách đo lực bằng lực kế lò xo.

- Biểu diễn được lực bằng mũi tên chỉ hướng

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đẩy, kéo và kết quả tác dụng của lực.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong thực hiện đo một lực kéo bất kì.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực đó bằng mũi tên.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo và tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.

- Nêu đơn vị đo và dụng cụ đo lực.

- Nhận biết được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của lực kế

- Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo để đo một lực kéo bất kì và chỉ ra được các khắc phục một số thao tác sai khi dùng lực kế.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng độ lớn của lực trước khi đo.

- Thực hiện được ước lượng độ lớn của lực trong một số trường hợp đơn giản.

- Thực hiện được đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực kéo đó bằng mũi tên.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về lực, kết quả tác dụng của lực, cách đo lực và biểu diễn lực.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, các bước tiến hành đo lực và thực hành đo lực.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực của một lực kéo bất kì bằng lực kế lò xo.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh về các loại lực kế.

- Bảng phụ tương ứng với số nhóm

- Phiếu trò chơi “Nếu thì ” và phiếu học tập Bài 26: LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC (đính kèm).

 

docx 24 trang cucpham 26/07/2022 4920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 3: Lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 3: Lực

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 3: Lực
CHỦ ĐỀ 3: LỰC
BÀI 26 - LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc kéo; tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
Biết cách đo lực bằng lực kế lò xo.
Biểu diễn được lực bằng mũi tên chỉ hướng
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đẩy, kéo và kết quả tác dụng của lực.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong thực hiện đo một lực kéo bất kì.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực đó bằng mũi tên.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo và tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
Nêu đơn vị đo và dụng cụ đo lực.
Nhận biết được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của lực kế
Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo để đo một lực kéo bất kì và chỉ ra được các khắc phục một số thao tác sai khi dùng lực kế.
Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng độ lớn của lực trước khi đo.
Thực hiện được ước lượng độ lớn của lực trong một số trường hợp đơn giản.
Thực hiện được đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực kéo đó bằng mũi tên.
 Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về lực, kết quả tác dụng của lực, cách đo lực và biểu diễn lực.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, các bước tiến hành đo lực và thực hành đo lực.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực của một lực kéo bất kì bằng lực kế lò xo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh về các loại lực kế.
Bảng phụ tương ứng với số nhóm
Phiếu trò chơi “Nếuthì” và phiếu học tập Bài 26: LỰC VÀ TÁC DỤNG CỦA LỰC (đính kèm).
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 lực kế lò xo, 1 khối gỗ, 1 khối kim loại.
Đoạn video chế tạo lực kế lò xo đơn giản: Sử dụng video trên YouTube biên tập lại.
Đoạn video về tác dụng của lực khiến vật vừa bị biến dạng, vừa bị thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động: https://www.facebook.com/watch/?v=1976467785901934 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là nhận biết tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về lực và kết quả tác dụng của lực.
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân thông qua trò chơi “Nếuthì”
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu trò chơi.
Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu trò chơi và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- Nhóm lẻ: Viết câu bắt đầu bằng cụm từ: “Nếu em tác dụng ” (yêu cầu bắt buộc chỉ viết phần nguyên nhân, không viết thành câu hoàn chỉnh, trong cụm từ tiếp theo phải có từ “lực” như lực đẩy, lực nén, lực uốn, lực nâng, lực ép, lực kéo,).
- Nhóm chẵn: Viết câu hệ quả bắt đầu bằng cụm từ: “thì ” (yêu cầu bắt buộc chỉ viết về một kết quả khiến một vật bị thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng chuyển động hoặc biến dạng).
- Sau đó hai nhóm trao đổi phiếu cho nhau, yêu cầu hoàn thiện nốt phần còn thiếu thành câu hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực và các kết quả tác dụng của lực.
Mục tiêu: 
- Lấy được ví dụ về lực và kết quả tác dụng của lực
- Nêu phương và chiều của một số lực đơn giản (phương nằm ngang hoặc thẳng đứng).
Nội dung: 
- Nhận biết được các loại lực hay nhắc đến đều có thể quy về thành hai tác dụng chính là sự kéo và sự đẩy.
- Phân biệt kết quả tác dụng của lực làm vật thay đổi tốc độ hay hướng chuyển động hay biến dạng hay nhiều kết quả.
- Học sinh làm việc nhóm 4 người trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 26 phần I và trả lời các câu hỏi sau:
Phiếu “Nếuthì” ở trên tay con nhắc đến sự đẩy hay sự kéo? Kết quả tác dụng của lực đó là gì?
Nêu phương và chiều của lực được nhắc đến.
Hãy cho thêm 3 ví dụ mà kết quả tác dụng của lực nhiều hơn 1 tác dụng.
Sản phẩm: Đáp án của HS
Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm bốn. Đáp án có thể là: 
Cầu thủ đá bóng vào gôn tác dụng lực đẩy, làm quả bóng vừa thay đổi tốc độ, vừa thay đổi hướng chuyển động.
Quả bóng tennis khi chạm vào mặt vợt bị mặt vợt tác dụng lực đẩy khiến quả bóng bị biến dạng và bị thay đổi tốc độ, thay đổi cả hướng chuyển động
Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm 4 học sinh, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ
- GV yêu cầu học sinh chia các hành động “Nếuthì” đã hoàn chỉnh ở phần trước vào 2 cột sự kéo và sự đẩy; thảo luận nhóm để chỉ rõ kết quả tác dụng của lực là thay đổi tốc độ hay thay đổi hướng chuyển động hay biến dạng, hay nhiều kết quả; phương và chiều của các lực đó
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho hai nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
- HS theo dõi đoạn phim quay chậm quả bóng tennis khi chạm vào mặt vợt
GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm lực và kết quả tác dụng của lực, phương và chiều của lực
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các bước đo lực bằng lực kế
Mục tiêu: 
Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo để đo một lực bất kì và chỉ ra được các khắc phục một số thao tác sai khi đo lực.
Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng độ lớn của lực trước khi đo.
Xác định được GHĐ và ĐCNN của lực kế lò xo.
Nội dung: 
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 26 theo các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các thao tác đo một lực kéo bất kì bằng lực kế
- Thực hiện thí nghiệm đo lực.
Sản phẩm: 
- Đáp án Phiếu học tập Bài 26
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các bước đo lực và xử lý số liệu trong thực hành đo lực.
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập:
	+ GV giới thiệu về các loại lực kế trong thực tế.
	+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện cá nhân phần bước 1 trong nội dung Phiếu học tập và hoàn thiện theo nhóm 4 HS phần bước 2 trong nội dung Phiếu học tập. 
	+ GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử dụng lực kế để đo lực
	+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4 HS đo lực kéo của một HS đang kéo vật nặng trên mặt bàn và ghi chép kết quả quan sát được vào bước 3 trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
	+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước chung đo lực kéo bất kì bằng lực kế lò xo.
	+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 bước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm về tìm các bước đo lực và thực hành đo lực kéo. GV chốt bảng các bước đo lực.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách biểu diễn lực
Mục tiêu: 
Trình bày được các bước biểu diễn lực
Biết cách biểu diễn lực bằng mũi tên
Nội dung: 
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Bài 26 theo các bước hướng dẫn của GV.
- Thực hiện biểu diễ lực kéo nhóm vừa thực hiện ở hoạt động trước.
Sản phẩm: 
- Đáp án Phiếu học tập Bài 26
- Hình vẽ biểu diễn các lực
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện cá nhân nội dung Phiếu học tập. Gọi 2 học sinh lên bảng biểu diễn lực
- HS thực hiện nhiệm vụ, chữa bài trên bảng, thống nhất, bổ sung ý kiến
- GV chốt kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
Nội dung: 
- HS thực hiện cá nhân bài tập biểu diễn lực sgk trang 139
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Sản phẩm: 
- Bài làm của HS
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài tập biểu diễn lực sgk trang 139 và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: Tự làm lực kế lò xo đơn giản
Sản phẩm: HS tự làm một lực kế lò xo đơn giản
Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI 27: LỰC TIẾP XÚC VÀ KHÔNG TIẾP XÚC
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát video, thí nghiệm tìm hiểu về lực tiếp xúc, không tiếp xúc trong cuộc sống.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, trao đổi ý kiến và tôn trọng ý kiến của bạn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tích cực tham gia vào hoạt động để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ mà giáo viên đề ra. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề về tách sắt và thép ra khỏi nhôm khi phân loại rác thải.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc.
Nêu được khái niệm về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc.
Trình bày được khái niệm và ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc sau khi tự nghiên cứu SGK và trao đổi ý kiến đối với bạn.
Phân biệt được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Thực hiện được thí nghiệm đối với nam châm, thiết kế phương án phân loại rác kim loại.
Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó khai thác thông tin trong SGK để tìm hiểu kiến thức về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Có  ... hiếu học tập tìm hiểu độ giãn của lò xo khi treo thẳng đứng.
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK , bút dấu dòng, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập.
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về khối lượng, trọng lượng và lực hấp dẫn.
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thành phiếu KWL.
- Qua việc hoàn thành phiếu KWL, học sinh xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. 
Sản phẩm: 
Phiếu KWL của học sinh, các câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát KWL cho mỗi học sinh và yêu cầu học sinh: 
+ Ghi ra những từ, cụm từ mà em biết về khối lượng, trọng lượng, lực hấp dẫn vào cột K. 
+ Ghi ra những câu hỏi muốn biết về khối lượng, trọng lượng, lực hấp dẫn vào cột W.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS suy nghĩ để viết nội dung vào cột K, W
* Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận: 
+ Mỗi học sinh sẽ đưa ra một từ, một cụm từ về khối lượng, trọng lượng hoặc lực hấp dẫn. Học sinh trình bày những hiểu biết về từ, cụm từ đó. Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đưa ra từ, cụm từ mới không trùng lặp với bạn trước. 
*Đánh giá kết quả:
- GV ghi trả lời của học sinh vào bảng phụ và chốt lại những nội dung đúng. HS dùng bút dấu dòng đánh dấu nội dung đúng và bổ sung nội sung còn thiếu.
- GV đánh giá kết quả, căn cứ cột W để gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu về lực hấp dẫn
a) Mục tiêu: 
- Nhận ra được giữa các vật có khối lượng có lực hấp dẫn.
- Biết được lực hấp dẫn tác dụng lên mọi vật trên Trái đất là Trọng lực.
- Nhận ra được mọi vật khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất là do bị Trái đất hút. 
b) Nội dung: 
- Xem phim, kết hợp đọc sách giáo khoa để trả lời lời các câu hỏi màn hình. 
- Hình thức: hoạt động cá nhân 3 phút sau đó thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: Phiếu KWL, PHT thống nhất của cả nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Xem phim, kết hợp đọc sách giáo khoa để trả lời lời các câu hỏi: 
Lực hấp dẫn xuất hiện giữa những vật nào? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên các vật gọi tên là gì?
Lấy ví dụ chứng minh mọi vật trên Trái đất đều chịu tác của Trái đất? 
Lực hấp dẫn của Trái đất lên mọi vật có tác dụng gì?
- Yêu cầu: hoạt động cá nhân 3 phút ghi câu trả lời vào cột L trên phiếu KWL. Sau đó thảo luận nhóm 3 phút để thống nhất câu trả lời và ghi ra phiếu học tập chung của nhóm. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS xem phim, đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi vào cột L trong phiếu KWL. 
- HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời ghi vào PHT chung của nhóm. 
* Báo cáo kết quả:
- HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời. 
- Đại diện HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
- HS đánh dấu hoặc bổ sung câu trả lời đúng trên cột L của phiếu KWL.
* Đánh giá kết quả:
- GV nhận xét, đánh giá trả lời của HS, giới thiệu về lực hấp dẫn.
2.2. Tìm hiểu về khối lượng, trọng lượng
a) Mục tiêu: 
- Nhận ra được khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật.
- Nhận ra được trọng lượng của một vật là độ lớn của lực hút Trái đất tác dụng lên vật.
b) Nội dung: 
- HS quan sát hình vẽ, đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi trên màn hình.
- Hình thức: hoạt động theo cặp. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp: quan sát các hình ảnh trên máy chiếu kết hợp sách giáo khoa để hoàn thành yêu cầu trên màn hình: 
a) 1kg là đường trong túi.
b) ....................... là khối lượng của bánh trong hộp.
c) ............. là khối lượng của sữa chứa trong hộp.
d) Trên vỏ các vật đều có ghi khối lượng tịnh. Số đó chỉ sức nặng của hộp hay lượng chất chứa trong hộp ?
- Hoạt động cá nhân: Đọc tên các loại cân: cân tiểu ly, cân điện tử, cân đồng hồ, cân xách, cân đòn, cân y tế, cân tạ theo các hình vẽ trên màn hình?
1
2
3
4
5
6
7
8
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận cặp đôi để hoàn thành câu trả lời. 
* Báo cáo kết quả:
- Học sinh lên bảng trả lời. 
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên: Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng đường trong túi,v.v... chỉ lượng sữa trong hộp, lượng đường trong túi,v.v... Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. 
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về khối lượng của vật: HS rút ra kết luận 
2.3. Tìm hiểu về trọng lượng
a) Mục tiêu: 
- Biết được được trọng lượng là độ lớn của lực hút Trái đất lên vật trên Trái đất.
Nêu được đơn vị đo trọng lượng và dụng cụ đo trọng lượng của vật, công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. 
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời câu câu hỏi trên màn hình.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu KWL.
c) Sản phẩm: Phiếu KWL, câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Xem phim, kết hợp đọc sách giáo khoa để trả lời lời các câu hỏi: 
Lực hấp dẫn là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên các vật gọi tên là gì?
Lấy ví dụ chứng minh mọi vật trên Trái đất đều chịu tác của Trái đất? 
 Lực hấp dẫn của Trái đất lên mọi vật có tác dụng gì?
- Yêu cầu: hoạt động cá nhân 3 phút ghi câu trả lời vào cột L trên phiếu KWL. Sau đó thảo luận nhóm 3 phút để thống nhất câu trả lời và ghi ra phiếu học tập chung của nhóm. 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS xem phim, đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi vào cột L trong phiếu KWL. 
- HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời ghi vào PHT chung của nhóm. 
* Báo cáo kết quả:
- HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời. 
- Đại diện HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
- HS đánh dấu hoặc bổ sung câu trả lời đúng trên cột L của phiếu KWL.
* Đánh giá kết quả:
- GV nhận xét, đánh giá trả lời của HS, giới thiệu về lực hấp dẫn.
2.4. Tìm hiểu về độ giãn của lò xo khi treo thẳng đứng
a) Mục tiêu: 
Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. 
- Nhận ra được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. 
b) Nội dung: 
- Tìm hiểu sách giáo khoa để tiến hành thí nghiệm, hoàn thành PHT nhóm.
- Hình thức: hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm, câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Phát phiếu học tập nhóm. 
- Yêu cầu HS tìm hiều sách để tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập nhóm trong thời gian 5 phút.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc sách giáo khoa tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, hoàn thành PHT nhóm.. 
* Báo cáo kết quả:
- HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời. 
- Đại diện HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 
* Đánh giá kết quả:
- GV nhận xét, đánh giá trả lời của HS, rút ra kết luận.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi. 
b) Nội dung: 
- Trò chơi “Lucky number”’ ; 
- Hình thức: hoạt động nhóm
- Các câu hỏi: 
Câu 1: Trọng lực tác dụng vào vật nào trong các vật sau đây?
Câu 2: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T. Số 5T có ý nghĩa gì ?
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất: 
 Lực hấp dẫn xuất hiện giữa các vật có khối lượng lớn. 
 Lực hấp dẫn xuất hiện giữa một vật có khối lượng lớn và một vật có khối lượng nhỏ
 Lực hấp dẫn xuất hiện giữa các vật trên Trái đất. 
 Lực hấp dẫn xuất hiện giữa các vật có khối lượng.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS, điểm số của các đội. 
Câu 4: con số may mắn
Câu 5: Có bạn viết 10kg = 100N. Bạn đó viết đúng hay sai? 
Câu 6: Trong gia đình ai là người bị Trái đất hút một lực có độ lớn nhất?
Người lớn tuổi nhất
Người cao nhất
Người nặng cân nhất
Người khỏe nhất
Câu 7: Có ba bao đựng: 10kg sắt, 10kg bông, 10kg gạo. Bao nào bị Trái Đất hút một lực có độ lớn lớn nhất?
Bao gạo
Bao bông
Bao sắt
Cả 3 bao có độ lớn của trọng lực như nhau
Câu 8: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: 
Trọng lượng của cả hộp thịt.
Trọng lượng của thịt trong hộp.
Khối lượng của cả hộp thịt.
Khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 9: Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo giãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh khối lượng m1, m2, m3.
A. m1 > m2 > m3.
B. m2 > m1 > m3.
C. m1 < m2 < m3. 
D. m1 = m2 = m3.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Tổ chức trò chơi: Lucky number.
- Giới thiệu luật chơi: 
+Có 4 đội chơi, các đội lần lượt lựa chọn các ô số.
+ Nếu chọn đúng ô số may mắn, đội lựa chọn ô số được cộng 1 điểm .
+ Đối với các ô còn lại, mỗi ô số tương ứng với 1 câu hỏi. Nếu trả lời đúng, đội lựa chọn ô số sẽ được cộng 1 điểm. Sau khi đồng hồ báo hết giờ vẫn không trả lời được, các đội còn lại giành quyền trả lời, nếu đội nào trả lời đúng được cộng 1 điểm.
+ Sau các ô số được mở ra là một bức tranh. Đội nào trả lời đúng nội dung bức tranh được 1 điểm.
+ Cuối phần chơi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc luật chơi. 
- Lần lượt các nhóm chọn ô số và thảo luận để trả lời câu hỏi. 
* Báo cáo kết quả:
- HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời. 
- Đại diện HS nhóm khác trả lời nếu đội bạn trả lời sai. 
* Đánh giá kết quả:
- GV nhận xét, đánh giá trả lời của các nhóm, tổng kết số điểm và thưởng quà.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng sáng tạo.
b) Nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học dự án.
- Hãy tưởng tượng một ngày nào đó trọng lực biến mất, điều gì sẽ xảy ra. Em hãy sáng tác một câu chuyện viễn tưởng, thiết kế đoạn phim viễn tưởng.
c) Sản phẩm: Bài viết, video, bài trình chiếu.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu tiếp vi deo về lực hấp dẫn để giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
- Học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_3_luc.docx