Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Các phép đo

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:

- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian thường dùng trong thực tế và trong phòng thực hành.

- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian.

- Nêu được cách đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian bằng những dụng cụ thường dùng.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài, cân để đo khối lượng của vật và đồng hồ để đo thời gian.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành:

+ Đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.

+ Đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.

+ Đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.

+ GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.

+ GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian trong một số trường hợp đơn giản trước khi đo.

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, đồng hồ đo thời gian thông thường.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.

- Thực hiện đo được chiều dài, khối lượng của vật, thời gian của một hoạt động nào đó.

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.

- Trung thực: Khách quan trong kết quả.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo án, bài dạy Powerpoint

- Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.

- Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử.

- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:

 + Thước các loại, nắp chai các cỡ, .

 + Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút.

 + Một đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.

- Đoạn video chế tạo đồng hồ Mặt Trời: Hướng dẫn làm đồng hồ Mặt Trời - Xchannel - YouTube.

- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Chủ đề II: ĐO CHIỀU DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (đính kèm).

 

docx 29 trang cucpham 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Các phép đo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Các phép đo

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Các phép đo
CHỦ ĐỀ II: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 5 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian thường dùng trong thực tế và trong phòng thực hành.
Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian.
Nêu được cách đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian bằng những dụng cụ thường dùng.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài, cân để đo khối lượng của vật và đồng hồ để đo thời gian.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành:
+ Đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
+ Đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
+ Đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.
+ GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
+ GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian trong một số trường hợp đơn giản trước khi đo.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, đồng hồ đo thời gian thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Thực hiện đo được chiều dài, khối lượng của vật, thời gian của một hoạt động nào đó.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
Phiếu học tập. 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 
	+ Thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
	+ Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
	+ Một đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
- Đoạn video chế tạo đồng hồ Mặt Trời: Hướng dẫn làm đồng hồ Mặt Trời - Xchannel - YouTube.
Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Chủ đề II: ĐO CHIỀU DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (đính kèm).
III. Tiến trình dạy học 
PHẦN I: ĐO THỜI GIAN
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng các dụng cụ đo thích hợp.
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo phù hợp.
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động.
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể:
	+ Đo chiều dài bằng thước; đơn vị đo chiều dài là m, km; có nhiều loại thước như: thước kẻ, thước thẳng, thước mét, thước dây, thước cuộn ; 
	+ Đo khối lượng bằng cân; đơn vị đo khối lượng là kg, tấn, tạ, yến ; có nhiều loại cân như: cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn, cân điện tử; khối lượng là số không âm; 
	+ Đo thời gian bằng đồng hồ; đơn vị của thời gian là giờ, phút, giây; có nhiều loại đồng hồ như đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử; thời gian là số không âm; 
Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê 
đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Sự cảm nhận hiện tượng
 a) Mục tiêu: Biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về một số hiện tượng.
 b) Nội dung: 
 - Quan sát hình 3.1 và cho biết hình tròn màu đỏ ở 2 hình có bằng nhau không?
- Dựa vào quan sát hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài. 
a
b
1
2
3
1
2
3
Hình 3.2
a
b
 Hình 3.1	
- Muốn biết chính xác phải làm thế nào?
c) Sản phẩm: 
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
- Ở hình 3.1: Hình tròn màu đỏ ở hình b to hơn.
- Ở hình 3.2a: Thứ tự các đoạn thẳng từ ngắn đến dài: 1-3-2
- Ở hình 3.2b: Thứ tự các đoạn thẳng từ ngắn đến dài: 2-3-1
- Muốn biết chính xác ta dùng thước kẻ để đo.
- HS đọc kết quả.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Hoạt động tiếp sức: một học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: Em dùng thước nào? 
- GV cho 1 vài em lên đo và đọc kết quả.
- GV: Từ đó cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng và giúp các em nhận thức được tầm quan trọng phép đo ® bài mới.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài.
a) Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo chiều dài.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên những đơn vị đo chiều dài mà em biết? 
2. Đổi đơn vị 
a. 1,25m = .....dm b. 0,1dm = ....mm
c. ......mm = 0,1m d. ......cm = 0,5dm
3. Thông báo đơn vị chuẩn là mét (m). 
- Ngoài đơn vị là mét, người ta còn dùng đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn của mét.
Đơn vị
Kí hiệu
Đổi ra mét
kilômét (kilometre)
km
1000m
mét (metre)
m
 1m
decimét (decimetre)
dm
 0,1m
centimét (centimetre)
cm
 0,01m
milimét (milimetre)
mm
 0,001m
micrômét (micrometre)
m
 0,000.001m
nanômét (nanometre)
nm
 0,000.000.001m
- Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
 c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
1. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là m.
2. Đổi đơn vị:
a. 1,25m = 12,5 dm b. 0,1dm = 10mm
c. 100mm = 0,1m d. 5cm = 0,5dm
d) Tổ chức thực hiện: 
- Học sinh hoạt động cặp đôi trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
- GV giới thiệu đơn vị chuẩn trong hệ đơn vị đo lường Việt Nam và một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài.
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được các loại thước để đo chiều dài của vật.
b) Nội dung:
1. Hãy kể tên các dụng cụ đo chiều dài mà em biết.
2. GV giới thiệu một số loại thước ở hình 5.1a,b,c,d và yêu cầu HS nêu tên gọi?
 3. GV thông báo khái niệm GHĐ và ĐCNN:
- GV yêu cầu HS xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại cân sau đây:
 ? Thước a và b, thước nào cho kết quả đo chính xác hơn?
c) Sản phẩm:
1. Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước kẻ, thước mét, thước cuộn...
2. 
3. (a): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5cm 
 (b): GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,1cm 
 (c): GHĐ: 15cm ; ĐCNN: 1cm
- Thước b vì ĐCNN càng nhỏ, kết quả đo càng chính xác
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động cá nhân, nhóm đôi trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về các bước đo chiều dài
a) Mục tiêu:
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài của vật và lựa chọn thước phù hợp trước khi đo. 
Trình bày được các bước đo chiều dài của vật và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước.
b) Nội dung: 
- HS đọc nội dung SGK và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện Phiếu học tập Chủ đề II – Phần I ĐO CHIỀU DÀI theo các bước hướng dẫn của GV.
- Rút ra kết luận về các thao tác đo chiều dài của vật bằng thước.
- Thực hiện thí nghiệm đo chiều dọc, chiều ngang của cuốn sách Vật Lý 6 bằng thước.
c) Sản phẩm: 
- Đáp án Phiếu học tập Chủ đề II – Phần I ĐO CHIỀU DÀI có thể là:
Các bước đo chiều dài của vật bằng thước:
 + Ước lượng chiều dài cần đo.
 + Chọn dụng cụ đo phù hợp.
 + Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho 1 đầu của vật trùng với vạch số 0.
 + Đặt mắt vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật.
 + Đọc và ghi kết đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
- Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các bước đo 
chiều dài và xử lý số liệu trong thực hành đo bề dày cuốn sách Vật lý.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập:
	+ GV yêu cầu HS đọc SGK và hoạt động nhóm theo bàn hoàn thiện các B1, B2 phần bước 1 trong nội dung Phiếu học tập.
	+ GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử dụng thước để đo chiều dài của vật và hoàn thiện B3 trong phiếu học tập.
	+ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo bàn để đo chiều dọc, chiều ngang cuốn sách Vật lý và ghi chép kết quả quan sát được vào B4 trong Phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ:
	+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước đo chiều dài của vật bằng thước.
	+ HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày thứ tự các bước đo chiều dài của vật bằng thước trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm bước đo chiều dài của vật bằng thước và thực hành đo chiều dọc, chiều ngang cuốn sách Vật lý. 
 GV chốt bảng các bước đo chiều dài của vật bằng thước.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân.
b) Nội dung ... tiếng Anh. Đổi được nhiệt độ giữa các đơn vị đo.
Biết được cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
Nội dung: 
Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để biết được “người ta dùng khái niệm nhiệt độ để xác định độ nóng, lạnh của vật. Vật càng nóng thì nhiệt độ càng cao”
Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa, xem một số hình ảnh do giáo viên cung cấp để biết về thang đo nhiệt độ phổ biến là thang nhiệt độ Xen-xi-út, ở các nước sử dụng tiếng Anh là thang nhiệt độ Fa-ren-hai, cách chuyển đổi giữa 2 thang đo nhiệt độ này.
Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh về khái niệm nhiệt độ, các loại thang đo nhiệt độ, chuyển đổi giữa các thang đo nhiệt độ.
Câu trả lời của học sinh về dụng cụ được sử dụng để đo nhiệt độ.
Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi:
+ Người ta dùng khái niệm nào để đo độ nóng, lạnh của vật? Ý nghĩa của khái niệm đó.
+ Có những thang nhiệt độ nào được nêu trong SGK? Căn cứ nào để tạo ra thang nhiệt độ đó? Công thức quy đổi giữa các thang đo nhiệt độ? Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ của vật?
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nhiệt kế.
Mục tiêu: 
Hiểu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhiệt kế, một số loại nhiệt kế phổ biến và tác dụng cụ thể của từng loại nhiệt kế đó.
Nội dung: 
Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa, xem thí nghiệm để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Lấy ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế
Học sinh tìm hiểu sách giáo, quan sát nhiệt kế thực tế, thảo luận nhóm để:
+ Nêu được cấu tạo và phát biểu nguyên lý của nhiệt kế.
+ GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế ở hình 4.2
+ Kể tên được một số nhiệt kế phổ biến, tác dụng riêng của từng nhiệt kế.
Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh về kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Học sinh lấy ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế
Câu trả lời của đại diện nhóm về:
+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhiệt kế.
+ GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế ở hình 4.2.
+ Các loại nhiệt kế thông dụng, trường hợp sử dụng riêng của từng nhiệt kế.
Tổ chức thực hiện: 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, xem video thí nghiệm:
+ Gọi ngẫu nhiên học sinh nêu nhận xét về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
+ Lấy ví dụ về ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong thực tế. Phân tích rõ ứng dụng đó.
Hoạt động nhóm: Yêu cầu học nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát nhiệt kế mẫu để đại diện nhóm trả lời giáo viên về:
+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhiệt kế.
+ GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế ở hình 4.2.
+ Kể tên các loại nhiệt kế thông dụng và tác dụng của nhiệt kế trong từng trường hợp cụ thể.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách đo nhiệt độ cơ thể.
a) Mục tiêu: 
Tìm hiểu về cách sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.
Thực hành cách sử dụng nhiệt kế y tế.
Ý thức được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ của vật, đối tượng.
Tìm hiểu thêm về nhiệt kế điện tử.
b) Nội dung: 
- Học sinh thảo luân nhóm, tìm hiểu sách giáo khoa, xem hình ảnh, video (do giáo viên cung cấp) để nêu và nắm rõ được các bước sử dụng nhiệt kế y tế (điện tử và thủy ngân).
- Thực hành sử dụng nhiệt kế y tế.
- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để nắm thông tin về nhiệt kế điện tử.
- Học sinh lấy ví dụ về sự cần thiết của ước lượng nhiệt độ của vật.
- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi đối với hình 4.4
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của đại diện nhóm về các bước sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân. 
- Các nhóm thực hành sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân. Ghi lại kết quả đo được để báo cáo trước lớp.
- Ví dụ của học sinh về ước lượng nhiệt độ của vật trong thực tế.
- Câu trả lời của học sinh về nhiệt kế điện tử.
- Câu trả lời của học sinh về các câu hỏi với hình 4.4
d) Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm, tìm hiểu sách giáo khoa, xem hình ảnh, video (do giáo viên cung cấp) để nêu và nắm rõ được các bước sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.
- Yêu cầu các nhóm thực hành sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân, điền số liệu đo được vào phiếu học tập. Báo cáo trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa ở phần “Em có biết”, để tìm hiểu về nhiệt kế điện tử.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi:
CH1: Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?
CH2: Hãy đọc số chỉ của nhiệt kế ở các cốc nước trên hình 4.4
CH3: Tìm chênh lệch độ nóng của cốc 1 so với cốc 2 và của cốc 2 so với cốc 3.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa phần “em có biết – trang 32”, xem hình ảnh, video (do giáo viên cung cấp) để nắm thông tin về thang nhiệt độ Ken-vin.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài “đo nhiệt độ”
Nội dung: 
- Học sinh thực hiện cá nhân phần “Những kiến thức học được trong giờ học” trên phiếu học tập.
- Hoạt động nhóm để tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Sản phẩm: 
HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập.
Đại diện nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm.
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+ GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Những kiến thức học được trong giờ học” trên phiếu học tập.
+ Hoạt động nhóm để tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào phiếu nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về “những kiến thức đã học được”.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày về sơ đồ tư duy của nhóm.
- Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: Chế tạo nhiệt kế đơn giản.
Sản phẩm: Học sinh chế tạo được nhiệt kế đơn giản với các vật dụng phổ thông. Nhiệt kế có các vạch chia nhiệt độ và đo được chính xác tương đối một số nhiệt độ trong thực tế.
Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong chủ đề 1 và 2 của phần 1 
- Vận dụng kiến thức đó để trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tự hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thống nhất, lựa chọn sơ đồ tư duy hay và đầy đủ nhất trong các bài của thành viên trong nhóm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo các sơ đồ tư duy hay, độc, lạ...
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ của vật trước khi đo.
Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, nhiệt kế...
Đọc được chiều dài, khối lượng, thể tích, nhiệt độ... của một số vật với kết quả tin cậy.
Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài, cân, nhiệt kế, bình chia độ...
Phiếu học tập 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 1 và 2 dưới dạng bản đồ tư duy.
Nội dung: 
- Hệ thống kiến thức chủ đề 1 và 2 dưới dạng bản đồ tư duy.
- Trả lời 1 số câu hỏi: 
1. Thế nào là khoa học tự nhiên?
2. Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?
3. Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?
Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức cơ bản chủ đề 1 và 2.
- Trả lời được các câu hỏi của GV.
Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu đại diện HS trình bày hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi. 
- Gọi HS khác nx, bổ sung.
- GV nhận xét phần chuẩn bị của các nhóm và bổ sung nếu cần.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo, ước lượng, đọc kết quả đo tương ứng từng loại dụng cụ đo.
b) Nội dung:
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
CHỦ ĐỀ 2 - BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2
 Họ và tên: . Lớp: 
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Một cân đòn có đòn cân như hình vẽ. ĐCNN của cân này là:
 	A. 1g B. 0,1g C. 5g D. 0,2g
Câu 2. ĐCNN của thước hình bên là:
A. 0,1cm
B. 0,5cm
C. 0,25cm
D. 1cm
Câu 3. Dùng bình chia độ để đo thể tích một chất lỏng. Đổ chất lỏng vào bình thấy mực chất lỏng vượt quá vạch 30 của bình 4 vạch chia (hình bên). Thể tích chất lỏng đã được đổ vào bình chia độ là:
A. 34 cm3
B. 30,8ml
C. 38 cm3
D. B và C đúng.
Câu 4. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) cho các câu sau:
Câu 5. Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? 
Câu 6. Sắp xếp các hiện tượng sau đây bằng cách đánh dấu “X” vào bảng 1 
c) Sản phẩm:
1. D	 2. C 	 3. C	
4. 1-S, 2-Đ, 3 - S 	5. 1-m, 2-ml/l, 3 - kg 
6. a, c-vật lí; b - hoá học, d- sinh học
d) Tổ chức thực hiện:
- Học sinh hoạt động nhóm đôi và cá nhân trả lời câu hỏi
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
3. Hoạt động 3: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
b) Nội dung:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài 4, 5 SGK trang 29
c) Sản phẩm
- HS ước lượng được thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm và làm được bài 5.
a. 100 độ ứng với: 22 - 2 = 20 cm => 1cm ứng với 5 độ C nên
        8cm ứng với: (8 - 2) x 5 = 30 độ
        20 cm ứng với: ( 20 - 2) x 5 = 90 độ
b. 50 độ ứng với: 20 : 2 + 2 = 12 cm
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài 4,5 SGK trang 29.
- Đại diện nhóm HS trình bày, HS nhóm khác nx.
- GV thống nhất 
- GV dặn dò học sinh làm bài và học bài.
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_2_cac.docx