Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Trần Thị Nhiên

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có thể :

· HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.

· HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 102, 103 SGK.

· Chuẩn bị chung : phích nước sôi.

· Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thủy tinh (như hình 2a trang 103 SGK).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

· GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 62 VBT Khoa học.

· GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 10 trang cucpham 23/07/2022 5680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Trần Thị Nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Trần Thị Nhiên

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 26 - Trần Thị Nhiên
KHOA HỌC
Bài 51 : NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS có thể :
HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 102, 103 SGK.
Chuẩn bị chung : phích nước sôi.
Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thủy tinh (như hình 2a trang 103 SGK).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 62 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng qua mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng
Mục tiêu :
HS biết nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho các vật có nhiệt độ thấp ; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên ; các vật tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 102 SGK. Yêu cầu HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm. Sau khi làm thí nghiệm hãy so sánh kết quả với dự đoán.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày. GV hướng dẫn HS giải thích như SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình. 
- GV nhắc HS lưu ý : sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc và của chậu sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, không cần giải thích sâu về điều này.
- GV yêu cầu mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên, lạnh đi có ích hay không.
- HS làm việc cá nhân, mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên, lạnh đi có ích hay không.
Bước 3 :
- GV giúp HS rút ra nhận xét : các vật ở gần vật nóng thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vâät ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 102 SGK.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên
Mục tiêu: 
Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. 
Bước 2 : 
- GV hướng dẫn HS : quan sát cột chất lỏng trong ống ; nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên. 
- HS quan sát nhiệït kế theo nhóm.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau lên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
Bước 3 : 
- GV hỏi: Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
- HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi.
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 103 SGK.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 52 : VẬT DẪN NHIỆT VÀ CÁCH NHIỆT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể : 
Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại : đồng, nhôm,) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông,..).
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ trang 104, 105 SGK.
Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa.
Chuẩn bị chung : phích nước nóng ; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 62 VBT Khoa học. 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vẫn nào dẫn nhiệt kém
Mục tiêu :
HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại : đồng, nhôm,) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông,..), và đưa ra đươc ví dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- HS làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn trang 104 SGK.
- HS làm thí nghiệm theonhóm.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 104 SGK.
- Làm việc theo nhóm. 
- GV hỏi: 
+Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+ Những hôm trời rét, khi chạm tay vào ghế sắt tay đã truyền nhiệt cho ghế do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+ Tại sao khi chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm tay vào ghế sắt?
+ 1 HS giải thích.
Kết luận: Các kim loại (đồng, nhôm) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt, gỗ nhựa dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí
Mục tiêu: 
Nêu được ví dụ về tính cách nhiệt của không khí.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV gọi HS đọc phần đối thoại của 2 HS ở hình 3 trang 105 SGK. GV dặt vấn đề; Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn.
-1 HS đọc.
Bước 2 : Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK trang 105.
- Làm thí nghiệm theo nhóm. 
Bước 3 :
- Gọi các nhóm trình bày. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả.
Hoạt động 3 : Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt
Mục tiêu: 
Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
Cách tiến hành : 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm lần lượt kể tên (không được trùng lặp), đồng thời nêu chất liệu là vật dẫn nhiệt hay cách nhiệt ; nêu công dụng, việc giữ gìn đồ vật đó.
- 4 nhóm thi kể tên và nêu công dụng của vật cách nhiệt.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_26_tran_thi_nhien.doc