Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Nhiên
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
· Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm.
· Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch.
· Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Hình vẽ trang 52, 53 SGK.
· Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:
- Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng,.) ; một chai nước giếng hay nước máy.
- Hai chai không.
- Hai phễu lọc nước ; bông để lọc nước.
- Một kính lúp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4)
· GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 33 VBT Khoa học.
· GV nhận xét, ghi điểm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Nhiên
KHOA HỌC Bài 25 : NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch. Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 52, 53 SGK. Dặn HS chuẩn bị theo nhóm: - Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng,..) ; một chai nước giếng hay nước máy. - Hai chai không. - Hai phễu lọc nước ; bông để lọc nước. - Một kính lúp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 33 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN Mục tiêu : - Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. - Giải thích tại sao nước sông, nước hồ thường đục và không sạch. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm. - GV yêu cầu các em đọc các mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biếât cách làm. - HS đọc các mục Quan sát và Thực hành trang 52 SGK để biếât cách làm. Bước 2 : - GV yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: Chai nào là nước sông chai nào là nước giếng (Cách tiến hành làm thí nghiệm xem SGV trang 106) - HS làm việc theo nhóm. Bước 3 : - GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét. - Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy? - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Kết luận: Như SGV trang 107. Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VÀ NƯỚC SẠCH Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em. - Nghe GV giao nhiệm vụ. Bước 2 : - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Làm việc theo nhóm. Thư kí ghi lại theo mẫu trong SGV trang 107. Bước 3 : - GV yêu cầu các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng. - Đại diện treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. - HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh gía xem nhóm mình làm sai/ đúng ra sao. - GV nhận xét. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 26 : NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Tìm ra nguyên nhân làm nước sở sông, hồ, kênh, rạch, biển,bị ô nhiễm. Sưu tầm thông tin vềà nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương. Nêu tác hại của việ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 54, 55 SGK. Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1,2 / 34 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG CỦA CON NGƯỜI, ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT Mục tiêu : - Phân tích các nguyên nhân làm nước sở sông, hồ, kênh, rạch, biển, bị ô nhiễm - Sưu tầm thông tin vềà nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK ; tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. - Nghe GV hướng dẫn. Bước 2 : - Yêu cầu HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời nhau như đã gợi ý. GV theo dõi và giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - HS làm việc theo cặp. Bước 3: - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày. - Đại diện một số nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 55 SGK. Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ TÁC HẠI CỦA SỰ Ô NHIỄM Mục tiêu: Nêu tác hại của việ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS thảo luận : Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - HS thảo luận theo nhóm. - GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc theo nhóm. - Đại diện trình bày. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời của các nhóm. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 55 SGK. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_13_nguyen_thi_nhien.doc