Giáo án Hướng nghiệp Lớp 12 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua chủ đề này học sinh phải học:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số ngành nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất.

- Biết được những thông tin về nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất.

2. Kỹ năng:

Tìm hiểuđược những thông tin cần thiết của của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất trong giai đoạn hiện nay.

3. Thái độ:

Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìmkiếm thông tin nghề.

II. CHUẨN BỊ:

Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan.

Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải và Địa chất.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề.

3. Tiến trình lên lớp:

 

doc 54 trang cucpham 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp Lớp 12 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hướng nghiệp Lớp 12 - Chương trình cả năm

Giáo án Hướng nghiệp Lớp 12 - Chương trình cả năm
CHỦ ĐỀ 1
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua chủ đề này học sinh phải học:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số ngành nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất.
- Biết được những thông tin về nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất.
2. Kỹ năng:
Tìm hiểuđược những thông tin cần thiết của của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa Chất trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ:
Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìmkiếm thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 1 (SGV) và các tài liệu liên quan.
Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải và Địa chất.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề.
3. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
HĐ1: Cá nhân
GV trình bày sơ lược về lịch sử của ngành.
GV đưa ra một số câu hỏi cho HS cùng trả lời:
Khi xã hội chưa có tàu hoả, ôtô, máy bay, tàu thuỷ thì người dân đã gặp những khó khăn gì? (đi lại, vận chuyển hàng hoá)
HS trình bày vai trò và tầm quan trọng của ngành Giao thông vận tải?
Vị trí, vai trò của ngành Địa chất?
Địa chất có vai trò lớn đối với những ngành nào?
HĐ2: Nhóm
GV cung cấp các thông tin về ngành
HS tìm hiểu và thảo luận thêm thông tin với nội dung:
N1:Yêu cầu của ngành giao thông vận tải đối với người lao động:
+ Về kiến thức
+ Kĩ năng nghề nghiệp
+ Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp.
+ yêu cầu về tâm, sinh lí
+ yêu cầu về sức khoẻ.
N2:Yêu cầu của ngành giao thông vận tải đối với người lao động:
+ Về kiến thức
+ Kĩ năng nghề nghiệp
+ Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp.
+ yêu cầu về tâm, sinh lí
+ yêu cầu về sức khoẻ.
Đại diện mỗi nhóm trình bày và bổ sung nhận xét.
GV chuẩn kiến thức.
HĐ3: Nhóm
GV cung cấp thông tin cho HS về nhóm nghề cơ bản của ngành Giao thông vận tải và Địa chất.Yêu cầu HS thảo luận:
Trong 10 nghề trên nghề nào thông dụng hơn? 
 Nghề nào có yêu cầu nhân lực hơn?
Gợi ý: Dựa vào điêù kiện làm việc tính thực tế của nghề.
(GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề, cử lớp trưởng (Bí thư) làm người dẫn chương trình)
I. Vị trí, tầm quan trọng của ngành Giao thông vận tải và Địa chất:
1. Ngành Giao thông vận tải:
- Vận chuyển người và hàng hoá.
- Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tạo điều kiện để phát triển và giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân.
2. Ngành Địa chất:
- Ngành Địa Chất có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, tham dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên đất nước góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.
- Điều tra địa chất môi trường, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình đô thị.
II. Thông tin về một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và Địa Chất:
1.Thông tin về một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải:
a. Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông:
- Xây dựng công trình đường bộ: cầu, đường bộ, đường sắt.
- Xây dựng công trình cảng: cảng biển, cảng sông, cảng hàng không.
- Xây dựng công trình ngầm:đường ống, đường ngầm, cấp thoát nước.
b. Nhóm nghề vận tải:
- Vận tải bằng đường bộ.
- Vận tải bằng đường sắt.
- Vận tải bằng sông, biển.
- Vận tải bằng hàng không.
- Vận tải bằng đường ống(xăng, dầu, khí tự nhiên).
c. Nhóm nghề công ngiệp giao thông vận tải:
- CN sản xuất vật liệu cấu kiện xây lắp các công trình giao thông.
- CN đóng mới và sữa chửa các thiết bị làm đường, làm cầu và xếp dỡ.
- CN sữa chửa và bảo dưỡng máy bay dân dụng.
- CN đống mới và sữa chửa các thiết bị hệ thống thông tin liên lạc.
2. Thông tin một nghề thuộc ngành Địa chất:
- Địa chất tìm kiếm thăm dò khoáng sản rắn.
- Địa chất vật lí.
- Địa chất đầu khí.
- Địa chất kĩ thuật.
- Địa chất đô thị.
- Địa chất môi trường
- Địa chất du lịch
- Địa chất khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng.
III. Liên hệ bản thân:
1. Xây dựng cầu đường
2. Đóng tàu.
3. Đóng và sửa chữa đầu máy, toa xe.
4. Lái xe khách.
5. Lái xe vận tải chở hàng.
6. Sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng.
7. Khai thác than mỏ hầm lò.
8. Khai thác dầu khí.
9. Khảo sát công trình.
10. Trắc địa.
4. Đánh giá:
- GV tổng kết, nhận xét tinh thần, thái độ của lớp trong buổi học.
-Dặn dò HS chuẩn bị chủ đề sau: “Tìm hiểu một số nghề thuộc lính vực kinh doanh và dịch vụ”.
-Mỗi HS viết thu hoạch với nội dung:
* Bản mô tả một nghề của ngành giao thông vận tải và địa chất.
* Thông tin tuyển sinh của các trường liên quan đến ngành giao thông vận tải và địa chất.
CHỦ ĐỀ 2
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC
KINH DOANH, DỊCH VỤ
 (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua chủ đề này học sinh phải học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
- Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
3. Thái độ:
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 2 (SGV) và các tài liệu liên quan.
Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, phim ảnh về những danh nhân thành đạt.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề.
 Phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – cử học sinh dẫn chương trình
3. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của trò
Hoạt động của giáo viên
(GV giới thiệu mục tiêu của chủ đề, cử lớp trưởng (Bí thư) ( làm người dẫn chương trình)
NDCT:
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, dịch vụ.
Học sinh thảo luận về khái niệm kinh doanh, dịch vụ.
Học sinh thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện của nhóm mình lên trình bày.
Học sinh lắng nghe và phát biểu ý kiến riêng của mình về khái niệm này hoặc có thể yêu cầu giải thích để rõ nghĩa
Đại diện các nhóm lên nêu một số loại hình kinh doanh dịch vụ mà các nhóm đưa ra.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
Các nhóm thảo luận để làm rõ vai trò của kinh doanh dịch vụ.
1. Bạn hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì?
Gợi ý: 
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bạn. NDCT đưa ra gợi ý về khái niệm kinh doanh, dịch vụ.
Kinh doanh, dịch vụ: là đầu tư nguồn lực của cá nhân, tổ chức bao gồm tiền vốn, tài sản, bí quyết kinh nghiệm nghề nghiệp, phát minh, sáng chế nhằm trao đổi , gia công sản xuất sản phẩm đáng ứng yêu cầu tiêu dùng của thị trường để thu lợi nhuận. Vì vậy kinh doanh rất đa dạng về loại hàng hoá, về hình thức, về quy mô. Ngày nay với sự phát triển và ứng dụng của CNTT thị trường có thể tổ chức thực hiện kinh doanh nhờ mạng máy tính, nhà sản xuất, cung cấp và người tiêu dùng không phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà vẫn thực hiện được hoạt động trao đổi kinh doanh (thương mại điện tử).
2. Bạn cho một số ví dụ về các loại hình kinh doanh, dịch vụ? Gia đình hoặc người thân của bạn có kinh doanh, cung cấp dịch vụ không, nếu có thì kinh doanh như thế nào?
3. NDCT: Các nhóm hãy thảo luận rồi cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.?
Gợi ý:
Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh 
Học sinh đóng góp ý kiến về nội dung.
Học sinh kể chuyện các gương thành đạt trong nghề.
Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện về những danh nhân thành đạt.
Học sinh thảo luận và phát biểu hiểu biết của mình về phương hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
Gợi ý:
Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi một con người chúng ta trong cuộc sống cần rất nhiều loại lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo, sách vở, các đồ dùng khác Thế nhưng chúng ta không thể tự làm ra tất cả những thứ đó. Vậy chúng ta có được chúng là do đâu? Chính là thông qua trao đổi hàng hoá, thông qua việc mua bán tức là 
thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ, Hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đóng góp của các tầng lớp danh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đât nước và đã lấy ngày Doanh nhân Việt Nam để thể hiện sự quan tâm và ghi nhớ đóng góp của giới doanh nhân.
4. Bạn hãy kể những gương doanh nhân thành đạt.?
Gợi ý:
 NDCT có thể kể cho cả lớp nghe gương doanh nhân thành đạt trên thế giới như Levis, Sony hoặc những gương thành đạt trong nước.
5. Bạn cho biết phương hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ?
Gợi ý: 
Đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường do vậy Nhà nước rất khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kể cả vừa và nhỏ và xây dựng một số tập đoàn kinh tế đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá. Nhà nước 
Học sinh phát biểu những cơ hội tốt cho học sinh trong thời gian tới trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và những chống chỉ định y học của các nghề trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Các nhóm thảo luận về đặc điểm của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
a. Đối tượng lao động:
Học sinh liệt kê các đối tượng của kinh doanh dịch vụ mà mình biết.
Học sinh lên nêu các công cụ lao động mà mình biết phục vụ cho lao động kinh doanh dịch vụ.
Các nhóm lên trình bày các nội dung lao động của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Học sinh có thể kể câu chuyện liên quan đến sự khởi đầu sự nghiệp kinh doanh của một doanh nhân nào đó
cũng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách thông thoáng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để kinh tế tư 
bản tư nhân phát triển đông thời phát triển cả cãc hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mạng lại lợi ích thiết thực cho các bên đaùa tư kinh doanh.Về dịch vụ. Nhà nước cũng chủ trương phát triển mạnh và ... khi có nhiều người xuất phát là công nhân nhưng trong quá trình lao động, sản xuất họ tiếp tục phấn đấu học tập và trở thành những tiến sĩ, giáo sư,...
+ Hướng thứ hai: Trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất.
Những trường hợp nào thì các em nên đi theo hướng này?
Gợi ý:
Những em không có điều kiện để tiếp tục học tập như điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, hoặc những em thích tham gia vào lao động sản xuất hơn là tiếp tục đi học.
Các hình thức lao động là gì?
- Tham gia lao động nông nghiệp cùng với gia đình (đối với các em ở nông thôn). Nhiều người theo hướng này đã biết vận dụng tri thức của mình để cải tiến công việc, đưa công nghệ mới vào sản xuất,... nhờ đó mà đã góp phần làm giàu cho gia đình và quê hương.
- Trực tiếp tham gia lao động tạo một cơ sở sản xuất (trại chăn nuôi heo, trung tâm tôm giống, cây trồng,...) hoặc làm việc tại một công trường xây dựng, một xí nghiệp hay một cơ sở tư nhân nào đó. Phần lớn các học sinh đã học chương trình nghề phổ thông đều thuận lợi khi trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
Cũng không ít em sau khi tốt nghiệp THPT đã tham gia làm kinh tế gia đình như: may mặc, dịch vụ ăn uống, sửa chữa xe máy, xe đạp, mở cửa hàng buôn bán nhỏ,...
Mặt tích cực của hướng đi này là gì?
Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất nhờ đó mà đã thành công thông qua phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp. Mặt khác việc thâm nhập cuộc sống đã giúp nhiều người nhanh chóng tích lũy được những kinh nghiệm, rèn luyện được năng lực và bản lĩnh, đồng thời giúp đỡ được cha mẹ, anh chị em trong gia đình, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Dù tham gia lao động sản xuất hay tiếp tục đi học, học sinh cần chú ý tới những yếu tố nào?
- Dù đi học hay đi làm thì các em học sinh cần phải chú ý tới năng lực, sở trường, sở đoản của mình, nghĩa là phải tính toán kỹ đến điều kiện tâm lý chủ quan của mình. Mặt khác, học sinh cần phải dựa vào hệ thống các nghề trong xã hội để định hướng lựa chọn, mỗi nhóm nghề đều có những yêu cầu, nội dung, đối tượng, điều kiện lao động riêng. Do đó, các em cần cân nhắc xem hướng đi của mình có phù hợp với ý muốn, hứng thú và nguyện vọng của mình hay không. Không vì sức ép của người thân hay rủ rê của bạn bè trong việc chọn nghề cho bản thân. Yếu tố rất quan trọng để con người có được năng lực nghề nghiệp là phải có ý chí, lòng quyết tâm vươn lên. Do vậy học sinh cần đánh giá đúng về năng lực của bản thân mình để có quyết định chọn nghề cho phù hợp.
Các khó khăn mà học sinh phải đối mặt:
- Khó khăn từ năng lực bản thân: Nếu thiếu năng lực bản thân sẽ khó đáp ứng được các yêu cầu của nghề, do đó học sinh phải biết tìm ra năng lực thực sự của bản thân và bồi dưỡng năng lực đó.
- Khó khăn từ phía gia đình: Thể hiện ở hoàn cảnh gia đình (điều kiện kinh tế, điều kiện về nhân lực trong gia đình), những ý kiến trái ngược nhau của cha, mẹ, anh chị,... trước việc lựa chọn nghề của mình.
- Khó khăn từ phía xã hội: Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ do đó kiến thức kỹ năng luôn được cập nhật đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế, do đó đòi hỏi học sinh sinh viên không ngừng học tập, không chỉ học lý thuyết mà còn học tốt trong cả thực hành thực tế, không chỉ học trong trường mà còn học ở ngoài xã hội,...
Vậy cần khắc phục các khó khăn trên như thế nào để thực hiện ước mơ nghề nghiệp?
- Thứ nhất: Phải biết những thuận lợi khi thực hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy những thuận lợi đó, tạo đà cho sự nổ lực bản thân vươn lên thực hiện ước mơ nghề nghiệp.
- Thứ hai: Kiên quyết khắc phục những khó khăn như đã phân tích ở trên, xác định được đâu là khó khăn từ bản thân, đâu là từ phía gia đình, từ xã hội. Từ đó vạch ra những việc làm cụ thể để chủ động vượt qua những khó khăn đó.
- Thứ ba: Khi giải quyết những khó khăn có thể tham khảo ý kiến của người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo, anh em họ hàng, bạn bè,...) để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Những lời khuyên, những ý kiến quý báu của họ sẽ giúp bản thân có định hướng tốt hơn.
- Thứ tư: Cũng có những trường hợp vì hoàn cảnh không cho phép phải từ bỏ ước mơ này, xây dựng ước mơ khác. Tuy nhiên, chúng ta hãy cố gắng, có ý chí vươn lên dù khó khăn mấy cũng cố vượt qua để thực hiện ước mơ của mình.
4. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.
- Động viên các em hãy nuôi dưỡng những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở chúng ta biết chỉ ra những thuận lợi để phát huy, những khó khăn để tìm cách khắc phục.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho buổi sau với chủ đề "Tham quan trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề".
Chủ đề 8
THAM QUAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC (HOẶC CAO ĐẲNG),
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, DẠY NGHỀ TẠI ĐIẠ PHƯƠNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Qua chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
Biết các yêu cầu tuyển sinh, chuyên môn đào tạo và điều kiện học tập của sinh viên các trường tham quan.
2. Kỹ năng:
Biết thông tin về nhu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp của trường.
3. Thái độ:
Có ý thức liên hệ với bản thân trong việc chọn trường sau khi đã tốt nghiệp THPT.
II .KIẾN THỨC TRỌNG TÂM :
 Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh , chuyên ngành đào tạo và điều kiện học của một số trường .
III . PHƯƠNG PHÁP :
 Tham quan - thảo luân nhóm - giảng giải 
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu kỹ chủ đề 7 (SGV) và các tài liệu liên quan
- Xin phép lãnh đạo nhà trường về kế hoạch, địa điểm tham quan.
- Liên hệ với lãnh đạo cơ sở đến tham quan để họ có sự chuẩn bị kế hoạch tiếp đón về ngày, giờ tham quan, mục đích buổi tham quan, nêu thuận lợi, khó khăn để cơ sở tham quan tạo điều kiện giúp đỡ.
- Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ và số điện thoại.
- Có sự thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường về kế hoạch tham quan.
- Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi tham quan như giấy giới thiệu của nhà trường, giấy cam kết của cha mẹ học sinh và nhà trường về chuyến tham quan, kế hoạch làm việc, các dụng cụ thuốc men sơ, cấp cứu, mẫu phiếu điều tra cho học sinh, mẫu "Bản thu hoạch" sau buổi tham quan, máy ảnh, camera (nếu có).
- Chuẩn bị quà tặng.
Mẫu:
BẢN THU HOẠCH
Tên trường:	
Địa chỉ, số điện thoại của trường:	
Số khoa và các chuyên môn được đào tạo:	
Đối tượng học sinh chuyển vào trường:	
Các môn thi tuyển:	
Điều kiện ăn ở của sinh viên:	
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:	
Những nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:	
Họ và tên học sinh:	
Lớp:.......................Trường:	
2. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi tham qua.
- Xin phép cha mẹ.
- Nắm được kế hoạch thời gian của buổi tham qua, địa điểm tập trung, cách thức tổ chức đi, địa điểm tập kết và một số thông tin khác về buổi tham quan.
- Nắm được nội quy của buổi tham quan.
- Biết cách tìm hiểu và ghi chép những thông tin về buổi tham quan.
- Chuẩn bị mẫu phiếu thu hoạch dưới sự hướng dẫn của thầy (cô), lớp trưởng chuẩn bị lời cảm ơn.
- Chuẩn bị các đồ dùng cá nhân khác.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BUỔI THAM QUAN
Thời gian
Hoạt động
Người thực hiện
Địa điểm
Phương tiện - Phương pháp tiến hành
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 1:
Tổ chức lớp đến địa điểm tham quan
- Học sinh đến địa điểm tập kết.
- Tập hợp toàn lớp để nắm sĩ số, phổ biến nội qui tham quan,...
Các nhóm trưởng (tổ trưởng)
- Lớp trưởng
- Thầy (cô)
Tùy từng trường tổ chức: Có thể cho học sinh đến thẳng địa điểm tham qua hoặc tập trung tại trường rồi đi.
Tùy từng địa phương: Bằng xe ô tô hoặc xe đạp.
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 2:
Gặp gỡ đại diện lãnh đạo cơ sở tham quan để nghe giới thiệu về trường tham quan: Giới thiệu một số nét chung, khái quát về truyền thống của nhà trường, qui mô đào tạo, thành tích mà nhà trường đã đạt được, kế hoạch phát triển của nhà trường; trả lời thắc mắc của học sinh; phổ biến một số nọi qui khi tham quan nhà trường,...
Đại diện cơ sở tham quan làm việc với đoàn
Tại hội trường của trường tham quan
Nói chuyện trực tiếp, cho học sinh xem băng hình ghi lại các sự kiện quan trọng của nhà trường.
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 3:
Tiến hành tham quan nhà trường: học sinh chia thành từng nhóm nhỏ đi thăm quan theo hướng dẫn của đại diện nhà trường. Trước hết tham quan khu hiệu bộ của nhà trường gồm các phòng ban làm việc của lãnh đạo, các phòng ban, nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thí nghiệm, thực hành, thư viện, khu thể thao giải trí, nhà ăn, dịch vụ, khu ký túc xá sinh viên,...
Các cán bộ địa diện của trường sở tại hướng dẫn, cùng thầy (cô) giáo hướng dẫn.
Khu làm việc của Ban giám hiệu, các phòng ban, nhà truyền thống, khu giảng đường, khu thí nghiệm, thực hành, thư viện, khu thể thao giải trí, nhà ăn, dịch vụ, khu ký túc xá sinh viên,...
Giới thiệu từng phòng cụ thể cho học sinh
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 4:
Đoàn tham quan trở về hội trường giao lưu với cán bộ giáo viên của trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề,... tại đây học sinh sẽ nêu các câu hỏi thắc mắc, các vấn đề học sinh quan tâm như: điều kiện tuyển sinh, môn thi, thời gian học, bằng cấp sau khóa học, học phí, tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi ra trường, chiến lược phát triển của nhà trường, đại diện học sinh phát biểu cảm tưởng, cám ơn nhà trường đã tạo điều kiện tham quan và tặng quà
Cán bộ đại diện nhà trường; Thầy (cô) giáo hướng dẫn.
Lớp trưởng SV, HS đến tham quan.
Hội trường
Trao đổi
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 5:
Kết thúc buổi tham quan: Học sinh hoàn thành phiếu thu hoạch.
Đánh giá buổi tham quan: nhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức tham quan, tinh thần thái độ của nhóm, cá nhân trong buổi tham quan. Nghe thầy (cô) nhắc nhở về tuân thủ luật giao thông khi về nhà không được la cà, đi chơi tiếp,...
Học sinh thực hiện
Thầy cô thực hiện
Viết phiếu thu hoạch
Đàm thoại
Từ:......
Đến:......
Hoạt động 6:
Chấm phiếu thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó thầy (cô) tổ chức buổi thảo luận lớp về môi trường học tập tương lai của các em.
Thầy (cô) thực hiện
Chấm điểm hoặc xếp loại cho từng bản thu hoạch

File đính kèm:

  • docgiao_an_huong_nghiep_lop_12_chuong_trinh_ca_nam.doc