Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 4 - Tuần 10 - Lưu Thị Hồng Hải

I. Mục tiêu:

Hoàn thành bài này, HS cần:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lý.

- KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả

- KN quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày

II. Tài liệu và Phương tiện:

GV chuẩn bị:

- SGK Đạo đức lớp 4

- Thẻ mục tiêu hoạt động

- Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

HS chuẩn bị:

- SGK Đạo đức 4

III. Tiến trình:

A. Hoạt động thực hành

Khởi động:

- Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát một bài

- HS đọc mục tiêu của bài học

1. Tán thành hay không tán thành

 - Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?

a. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng

bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè.

b. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt.

c. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà, . và bạn luôn thực hiện đúng.

d. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.

đ. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.

e. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.

 

doc 7 trang cucpham 5340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 4 - Tuần 10 - Lưu Thị Hồng Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 4 - Tuần 10 - Lưu Thị Hồng Hải

Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 4 - Tuần 10 - Lưu Thị Hồng Hải
TUẦN 10 Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013
HĐGD ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 2)
Mục tiêu:
Hoàn thành bài này, HS cần:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lý.
- KN lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả 
- KN quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày 
Tài liệu và Phương tiện:
GV chuẩn bị:
-  SGK Đạo đức lớp 4
- Thẻ mục tiêu hoạt động
- Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
HS chuẩn bị:
SGK Đạo đức 4
Tiến trình: 
Hoạt động thực hành
Khởi động:
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát một bài
HS đọc mục tiêu của bài học
Tán thành hay không tán thành
- Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
a. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng 
bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè.
b. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt.
c. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà, . và bạn luôn thực hiện đúng.
d. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
Các thành viên trong nhóm đổi bài để kiểm tra, đánh giá cho nhau: Viết chữ Đ hoặc vẽ mặt cười nếu bạn trả lời đúng, hướng dẫn lại nếu bạn trả lời sai.
Cả nhóm thảo luận và thống nhất câu trả lời đúng. Từng thành viên tự tính điểm và đánh giá kết quả hoạt động. Tính tổng điểm cả nhóm.
Các nhóm thông báo kết quả với Gv, GV đánh giá và xếp thứ tự các nhóm theo bảng điểm
Chia sẻ trải nghiệm
HS từng cặp kể cho nhau nghe về việc bản thân đã sử dụng thời gian như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới 
- GV gọi một vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Trình bày ,giới thiệu các tranh vẽ ,các tư liệu đã sưu tầm 
HS thay nhau trình bày, giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoặc tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời gian với các bạn trong nhóm.
Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp
Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương, các bạn vừa trình bày .
 GV kết luận : Thời giờ là thứ quý nhất ,cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các công việc có ích một cách hợp lí có hiệu quả. 
Hoạt động ứng dụng
 Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoặc tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời gian với người thân
 Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày
Đánh giá
GV yêu cầu HS tự đánh giá bản thân và giơ tay nếu thấy mình đã biết tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. 
GV yêu cầu mỗi HS ghi hoặc nói một điều mới mẻ mà em vừa học thêm được về tiết kiệm thời giờ sau khi tham gia HĐGD. HS tự ghim các phiếu đó vào góc sản phẩm học tập.
Thứ tư ngày 23 tháng10 năm 2013
HĐGD KĨ THUẬT
BÀI 6 : KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TIẾT 2)
Mục tiêu: 
Hoàn thành bài này, HS cần:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa..
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Với HS khéo tay : Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II.Tài liệu và Phương tiện:
 GV chuẩn bị : Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột thưa.
HS chuẩn bị : Một mảnh vải trắng ( 20 cm x 30 cm) ; kim, chỉ khâu , kéo, bút chì, thước 
 III.Tiến trình: 
Khởi động:
CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi trong khoảng 1 - 2 phút.
 Dẫn dắt vào bài và ghi tên bài lên bảng
HS đọc mục tiêu của bài học.
Hoạt động cơ bản
Quan sát tranh và thử thực hiện thao tác gấp mếp vải, khâu lược đường gấp mép vải
 - Hướng dẫn HS mở trang 21,22 – SGK Kĩ thuật 4, quan sát hình 1, hình 2, hình 3, hình 4 và đọc mục 1, 2: Cách gấp mép vải và khâu lược đường gấp mép vải. 
 - Tất cả HS trong nhóm thực hiện thao tác gấp mép vải và khâu lược đường gấp mép vải theo hướng dẫn trong SGK. Các bạn khác trong nhóm quan sát thao tác của bạn, đối chiếu với hình ảnh và hướng dẫn trong mục 1,2 để nêu nhận xét xem bạn thực hiện thao tác đã đúng chưa. GV đến các bàn quan sát HS thực hiện thao tác.
Kiểm tra kết quả của hoạt động 1
 - Đại diện 1 – 2 nhóm HS lên bảng thực hiện thao tác gấp mép vải và khâu lược đường gấp mép vải. Các HS khác quan sát, nhận xét.
 - GV biểu diễn kết hợp với giải thích cách gấp mép vải và khâu lược đường gấp mép vải. HS cả lớp quan sát. Chú ý nhấn mạnh những điểm HS cần lưu ý.
 - Các nhóm, cá nhân kiểm tra lại kết quả thực hiện thao tác xem đã đúng với thao tác GV vừa thực hiện chưa. Nếu chưa đúng thì cần sửa lại chỗ nào cho đúng ? 
Tìm hiểu, khám phá, nhận xét về cách khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
 - Các HS trong nhóm cùng nhau đọc mục 3, trang 22- SGK và trao đổi với nhau những nhận xét về cách khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
 - Đại diện một số nhóm HS nêu ý kiến của nhóm mình 
Kiểm tra kết quả hoạt động Tìm hiểu, khám phá, nhận xét về cách khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
 - GV tập hợp ý kiến và kết luận 
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 - Các nhóm, cá nhân kiểm tra kết quả hoạt động 2.
Xem hướng dẫn và làm thử
 - GV yêu cầu HS mở SGK Kĩ thuật 4, bài 6 – trang 21,22 , đọc mục 3.
 - HS trong nhóm trao đổi, bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm. Sau đó, mỗi HS dựa vào nội dung hướng dẫn để tự thực hiện các thao tác trong quy trình khâu theo nhận thức và khả năng của bản thân. Những HS biết cách khâu và khâu được có thể chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ các bạn chưa biết cách khâu hoặc không khâu được. 
HS biểu diễn thao tác khâu theo khả năng, kinh nghiệm của bản thân
 - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác. HS vừa làm, vừa nêu cách thực hiện ở từng bước. Có thể yêu cầu HS khâu khoảng 5 – 6 mũi, sau đó thực hiện thao tác kết thúc đường khâu. Thực hiện xong, HS nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó. Những HS khác quan sát cách khâu của bạn.
 - Nhận xét cách thực hiện thao tác cầm vải, cầm kim, của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác.
 GV hướng dẫn thao tác, HS củng cố, khắc sâu kiến thức
 GV dùng kim khâu len đã xâu sẵn sợi len, mảnh vải, thước và phấn vạch đã chuẩn bị để thực hiện những thao tác HS yêu cầu GV hướng dẫn. Khi hướng dẫn, GV vẫn thực hiện tất cả các thao tác các bước , nhưng hướng dẫn nhanh, không cần giải thích những thao tác mà đa số HS làm được, làm đúng ; tập trung hướng dẫn chậm kết hợp với giải thích cách thực hiện thao tác khó, thao tác HS yêu cầu hướng dẫn
 GV hướng dẫn thao tác, HS củng cố, khắc sâu kiến thức
- Áp dụng trực tiếp: Tất cả HS thực hiện thử các bước khâu.
Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013
HĐGD MĨ THUẬT
BÀI 10: VTM: ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
Mục tiêu: 
Hoàn thành bài này, HS biết:
Đặc điểm, hình dáng các đồ vật dạng hình trụ .
Cách vẽ đồ vật dạng hình trụ.
 Vẽ đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. 
 Tài liệu và Phương tiện:
GV chuẩn bị : 
SGK, SGV. 
Một số đồ vật mẫu dạng hình trụ. 
Hình gợi ý cách vẽ (GV vẽ bảng). 
Bài vẽ của HS lớp trước. 
HS chuẩn bị: 
SGK
Giấy vẽ, vở thực hành. 
Bút chì, màu, tẩy. 
Tiến trình: 
Hoạt động cơ bản
Khởi động:
GV  dùng tranh, ảnh nêu  câu  hỏi tạo tình huống để giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung và lôi cuốn hấp dẫn HS
HS đọc mục tiêu của bài học
Quan sát nhận xét:
GV giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và cho HS tự bày mẫu và nhận xét. 
 + Hình dáng chung (cao, thấp, rộng, hẹp) 
+ Cấu tạo (có những bộ phận nào)
+ Đặc điểm của vật mẫu (hình dáng, thân, miệng, quai, ....)
Các nhóm trưởng điều khiển nhóm xem hình vẽ trong SGK và thảo luận :
 + Gọi tên các đồ vật ở hình 1 SGK. 
 + Tìm ra sự giống và khác nhau của cái chén và cái chai . 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung nêu lên sự khác nhau của 2 đồ vật đó về:
 + hình dáng chung. (Cái chai nằm trong khung hình chữ nhật đứng..., cái chén nằm trong khung hình vuông....)
 + Các bộ phận, tỷ lệ của các bộ phận(Cái chai có cổ nhỏ, miệng bé, vai xuôi, chiều ngang bằng khoảng một nửa chiều cao, cái chén miệng rộng, có quai,... chiều cao và chiều ngang gần bằng nhau)
 + Màu sắc và độ đậm nhạt. 
Cách vẽ đồ vật có dạng hình trụ:
Nhóm trưởng điều hành cả nhóm quan sát vật mẫu và tìm hiểu cách vẽ qua các bước (H2 trang 26 SGK )
 + Ước lượng và so sánh tỷ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, 
phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật.
 + Tìm tỷ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy. của đồ vật
 + Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ
 + Hoàn thiện hình vẽ, vẽ nét chi tiết. 
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích. 
GV vẽ bảng hình gợi ý các bước vẽ cụ thể
+ Vẽ khung hình, vẽ trục;
+ Vẽ phác nét chính;
 + Vẽ chi tiết;
 + Sửa, hoàn thiện hình vẽ;
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
Hoạt động thực hành
Cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước. 
- GV lưu ý HS : 
+ Vẽ hình dáng chung cân đối với phần giấy. 
+ Lược bỏ những chi tiết không cần thiết. 
+ Vẽ hình cho rõ đặc điểm, vẽ màu theo ý thích.
Từng HS thực hành bài vẽ
Lưu ý HS: + Quan sát kĩ hình dáng, tỉ lệ của mẫu trước khi vẽ.
+ Sắp xếp hình vẽ cho cân đối
+ Khi vẽ hình xong vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
GV quan sát, bao quát lớp, hướng dẫn bổ sung khi cần, gợi ý để HS dựa vào kiến thức đã học sáng tạo theo cách vẽ riêng của mình.
Hoạt động ứng dụng
Cho bố, mẹ, ông, bà xem bài ở lớp.
Vẽ thêm các đồ vật có dạng hình trụ mà em yêu thích.
Đánh giá
Chọn một số bài để nhận xét. 
+ Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy) 
+ Hình dáng, tỷ lệ của hình vẽ
- GV nhận xét bổ sung. 
 * Dặn dò : Chuẩn bị bài sau, Sưu tầm tranh phiên bản của các hoạ sĩ. 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị:
 Nội dung sinh hoạt: Các nhóm trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng bạn.
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 10
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các nhóm trưởng n/xét, đ/giá và tổng kết hoạt động của nhóm mình.
-Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết đúng.
- GV đánh giá chung:
Nề nếp 
 Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 10 phút, 
Đạo đức :
- Đa số các em ngoan, lễ phép.
 -Vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - Không có hiện tượng chửi tục, gây gỗ đánh nhau.
	 - Vẫn còn nói chuyện riêng, không tập trung trong giờ học 
Học tập : 
Một số học sinh kỹ năng tính toán chậm 
Học bài, làm bài trước khi tới lớp.
Tinh thần học nhóm còn hạn chế: 
Một số em còn viết chữ xấu, làm bài cẩu thả.
Công tác khác :
 Tham gia SH Đội khá tốt, tổ cờ đỏ hoạt động tốt, ban chỉ huy chi đội làm việc tích cực đều tay.
2.Phương hướng tuần 11 :
- Duy trì tốt mọi nề nếp đội quy định.
- Phát huy mặt tốt, nhanh chóng khắc phục những mặt chưa đạt.
 - Phân công trực cờ đỏ đều đặn, đúng lịch, đảm bảo nội dung.
- Phát động phong trào “Hoa điểm10”.
-Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở, phụ đạo HS yếu

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_lop_4_tuan_10_luu_thi_hong_hai.doc