Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 10 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu được bản chất tốt đẹp của tình bạn và tình yêu để từ đó hướng tới tình bạn và tình yêu đẹp.
- Hiểu được những cơ sở hình thành tình bạn và tình yêu.
- Có những nhận thức đúng đắn về tình bạn và tình yêu để từ đó biết cách ứng xử có văn hóa và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức các trò chơi để học sinh thi đua hoặc trình bày hoặc bày tỏ những ý kiến về các nội dung sau:
- Điều gì ẩn chứa bên trong tâm hồn của mỗi người.
- Những cơ sở hình thành tình bạn và tình yêu.
- Những biểu hiện của tình bạn tốt đẹp và tình yêu trong sáng.
- Những nhận thức đúng đắn trong cách ứng xử của học sinh.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tổ chức học Ban cán sự lớp để xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho buổi sinh hoạt.
- Hướng dẫn cho ban tổ chức về ý tưởng, mục tiêu cần đạt và cách thức sinh hoạt phù hợp với mục tiêu đó.
- Phân công học sinh chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho buổi sinh hoạt (lưu ý đảm bảo tính bí mật để gây bất ngờ).
- Phân công các thành viên trong lớp sắp xếp phòng học phù hợp với các hoạt động.
- Trang bị cho người dẫn chương trình những kiến thức cần thiết về tình bạn và tình yêu.
+ Cơ sở hình thành tình bạn: Từ những sở thích giống nhau, từ những người có cùng hoàn cảnh, từ môi trường sinh hoạt
+ Cơ sở hình thành tình yêu: Từ những cảm mến về tính cách, vẻ bề ngoài, sự phát hiện mới mẻ nào đó về cái đẹp v.v giữa hia người khác giới.
+ Những biểu hiện của tình bạn và tình yêu đẹp: chung thủy, thông cảm, chân thành, trung thực, chia sẻ, quan tậm, cao cả, trong sáng, vị tha
+ Trong một tập thể lớp học sinh phải đoàn kết; trong tình yêu học sinh phải luôn trong sáng và hướng tới một tình yêu cao cả.
+ Học sinh phải biết chia sẻ để có được những mối quan hệ tốt đẹp.
2. Học sinh:
- Ban cán sự họp để nắm kế hoạch buổi sinh hoạt, phân công thực hiện các công việc: Chuẩn bị giấy màu, giấy cỡ lớn, cỡ nhỏ, bút lông, băng keo, tranh vẽ, máy cassette (những bài hát về tình bạn), bảng phụ, khăn bịt mắt, đề tài ẩn sau một trái tim được cắt bằng giấy màu v.v
- Mời các thầy cô giáo thường gắn bó với lớp.
- Sắp xếp phòng học, trang trí bảng, bàn đại biểu, chuẩn bị quà tặng (một gói kẹo).
- Ban cán sự phân công 4 tổ trưởng chuẩn bị tinh thần tham gia của tổ viên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 10 - Chương trình cả năm
Ngày soạn:__/ 9/ 2007 Ngày thực hiện:__/ 9/ 2007 Chủ đề tháng 9: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC Hoạt động 3: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH I. Mục tiêu: Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH; thấy được tình hình thực tế ở địa phương trong CNH, HĐH. - Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với yêu cầu CNH, HĐH. - Rèn luyện cho HS tính chủ động, tự tin khi trình bày một vấn đề; rèn luyện cho HS cách tham gia hoạt động tập thể; phát huy năng khiếu, sở thích của HS. II. Nội dung hoạt động: Thảo luận các nội dung: - Trình bày CNH, HĐH ở địa phương. Trách nhiệm của HS đối với yêu cầu CNH, HĐH ở tỉnh nhà. III. Công tác chuẩn bị: Giáo viên Học sinh - Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn chuẩn bị các bước để tiến hành các nội dung thảo luận. - Gợi ý thảo luận cho HS nghiên cứu nhất là thảo luận về tình hình KT – XH ở địa phương (Tập san thông tin tư tưởng XH của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy). - Đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Lập kế hoạch chương trình nội dung thảo luận. - Mỗi nhóm chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên BTC. - Cá nhân tìm hiểu tư liệu. - Chuẩn bị cơ sở vật chất. + Giấy Ao, A4, thẻ màu, giấy trong. + Phần thưởng. IV. Tổ chức hoạt động: (tại lớp) Thời gian Tên hoạt động Người thực hiện Nội dung hoạt động 5phút 12 phút 10 phút 3 phút 5 phút HĐ1 Mở đầu HĐ2 Thảo luận HĐ3 Các tổ báo cáo kết quả HĐ4 Văn nghệ HĐ5 Vẽ tranh MC Tập thể lớp MC BGK MC MC Tổ MC Tổ MC MC Tốp ca MC Tổ - Để tạo không khí sôi động cho buổi sinh hoạt, mời các bạn tham gia hát, múa mang đặc trưng của đồng bào dân tộc Khemer - Cùng hát múa bài “Ooc om boc”. - Dẫn vào nội dung: “ Các bạn thân mến, tháng 01/2007 thị xã Sóc Trăng được công nhận là đô thị loại III, là thành phố trực thuộc tỉnh. Sự kiện này đánh dấu quá trình phát triển của Kt – XH tỉnh Sóc Trăng. Nhân dịp này chúng ta hãy cùng nhau thảo luận chủ đề “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Sóc trăng”. - Cho mỗi tổ bốc 1 thăm trong 3 câu hỏi. C1: Quá trình CNH, HĐH ở Sóc Trăng diễn ra như thế nào ? C2: Theo bạn quá trình CNH, HĐH ở tỉnh ta cần tập trung vào những nội dung nào ? C3: Trách nhiệm của bạn đối với sự nghiệp CNH, HĐH ? - Phát cho mỗi tổ tờ giấy Ao và bút lông. - Tiến hành thảo luận. - Mời các tổ lên trình bày. + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - Chốt lại các ý chính của các tổ đã trình bày. - Giới thiệu. - Tốp ca: “Thành phố trẻ”- Trần Tiến. - Bạn hãy vẽ bức tranh về CNH, HĐH ở Quảng Nam. - Phát giấy và bút vẽ. - Thực hiện. - Trình bày (mỗi tổ trình bày 1phút). V. Đánh giá kết quả hoạt động: MC: Mời đại diện lớp nhận xét chung về kết quả họat động. MC: Mời GVCN phát biểu ý kiến. MC: Bắt một hát bài hát tập thể - kết thúc ./. Ngày soạn:__/ 9/ 2007 Ngày thực hiện:__/ 10/ 2007 Chủ đề tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU HOẠT ĐỘNG 1: VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu được bản chất tốt đẹp của tình bạn và tình yêu để từ đó hướng tới tình bạn và tình yêu đẹp. - Hiểu được những cơ sở hình thành tình bạn và tình yêu. - Có những nhận thức đúng đắn về tình bạn và tình yêu để từ đó biết cách ứng xử có văn hóa và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Tổ chức các trò chơi để học sinh thi đua hoặc trình bày hoặc bày tỏ những ý kiến về các nội dung sau: - Điều gì ẩn chứa bên trong tâm hồn của mỗi người. - Những cơ sở hình thành tình bạn và tình yêu. - Những biểu hiện của tình bạn tốt đẹp và tình yêu trong sáng. - Những nhận thức đúng đắn trong cách ứng xử của học sinh. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tổ chức học Ban cán sự lớp để xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho buổi sinh hoạt. - Hướng dẫn cho ban tổ chức về ý tưởng, mục tiêu cần đạt và cách thức sinh hoạt phù hợp với mục tiêu đó. - Phân công học sinh chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho buổi sinh hoạt (lưu ý đảm bảo tính bí mật để gây bất ngờ). - Phân công các thành viên trong lớp sắp xếp phòng học phù hợp với các hoạt động. - Trang bị cho người dẫn chương trình những kiến thức cần thiết về tình bạn và tình yêu. + Cơ sở hình thành tình bạn: Từ những sở thích giống nhau, từ những người có cùng hoàn cảnh, từ môi trường sinh hoạt + Cơ sở hình thành tình yêu: Từ những cảm mến về tính cách, vẻ bề ngoài, sự phát hiện mới mẻ nào đó về cái đẹp v.v giữa hia người khác giới. + Những biểu hiện của tình bạn và tình yêu đẹp: chung thủy, thông cảm, chân thành, trung thực, chia sẻ, quan tậm, cao cả, trong sáng, vị tha + Trong một tập thể lớp học sinh phải đoàn kết; trong tình yêu học sinh phải luôn trong sáng và hướng tới một tình yêu cao cả. + Học sinh phải biết chia sẻ để có được những mối quan hệ tốt đẹp. 2. Học sinh: - Ban cán sự họp để nắm kế hoạch buổi sinh hoạt, phân công thực hiện các công việc: Chuẩn bị giấy màu, giấy cỡ lớn, cỡ nhỏ, bút lông, băng keo, tranh vẽ, máy cassette (những bài hát về tình bạn), bảng phụ, khăn bịt mắt, đề tài ẩn sau một trái tim được cắt bằng giấy màu v.v - Mời các thầy cô giáo thường gắn bó với lớp. - Sắp xếp phòng học, trang trí bảng, bàn đại biểu, chuẩn bị quà tặng (một gói kẹo). - Ban cán sự phân công 4 tổ trưởng chuẩn bị tinh thần tham gia của tổ viên. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Giới thiệu (Yêu cầu sôi nổi) - MC: Giới thiệu lý do buổi sinh hoạt, giới thiệu các thầy cô giáo và thành phần tham dự. - Làm một băng reo ngắn: “Đoàn kết, thân ái, vui vẻ”. 2. Khởi động (Yêu cầu vui nhộn, hài hước) - Ban cán sự dán 4 bức tranh vẽ 4 khuôn mặt lên bảng, mỗi bức tranh thiếu một chi tiết cần bổ sung. - Mỗi tổ cử 1 đại diện bịt mắt bổ sung chi tiết còn thiếu. - MC nhận xét (hài hước) 4 bức tranh. - MC: “Mỗi chúng ta đều có một vẻ bề ngoài, đó là những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy được, vậy còn những gì ẩn chứa bên trong tâm hồn? Mời các bạn đoán những cụm từ nào ẩn sau trái tim?” - Học sinh đoán từ (Tình bạn, tình yêu). - MC giới thiệu chủ đề: buổi sinh hoạt: “vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. - Kết thúc hoạt động bằng tràng pháo tay. 3. Khái niệm về tình bạn, tình yêu. - Mỗi nhóm đưa ra 1 hoặc một số câu thơ, câu ca dao hay danh ngôn về tình bạn, tình yêu. - MC tổng kết và đưa ra khái niệm về tình bạn, tình yêu (có thể không đầy đủ, giáo viên sẽ nhận xét sau) - Kết thúc hoạt động bằng tràng pháo tay. 4. Tình bạn: (Yêu cầu nghiêm túc): - Phát cho mỗi người 1 tờ giấy nhỏ, mỗi người ghi 1 sở thích của mình (Chọn lựa trong các sở thích phổ biến sau: âm nhạc, bóng đá, dã ngoại, chát, shopping, đọc truyện, xem phim) - Ban cán sự thu và thống kê (Trong khi thống kê MC phỏng vấn thầy cô về tình bạn). - MC: “Chúng ta thấy rằng những người có đồng sở thích thường kết bạn với nhau, vậy theo các bạn ngoài cơ sở đó còn có những cơ sở nào khác?”. - Lớp thảo luận để đưa ra ý kiến. - MC tổng kết hoạt động hoặc mời thầy cô nhận xét. - Kết thúc hoạt động bằng tràng pháo tay. 5. Tình yêu: (Yêu cầu nghiêm túc): - Phát cho mỗi người 1 tờ giấy nhỏ (nam màu hồng, nữ màu vàng), mỗi người ghi 1 tính cách về người bạn khác giới mà mình thích (Chọn lựa trong các tính cách phổ biến sau: thông minh, nhanh nhẹn, dịu dàng, bản lĩnh, tự lập, hài hước, sâu sắc, hòa đồng) - Ban cán sự thu và thống kê (Trong khi thống kê MC phỏng vấn thầy cô về tình yêu). - MC: “Chúng ta thấy rằng việc yêu thích một tính cánh nào đó của người khác giới là một trong những cơ sở để chớm nở tình yêu, vậy theo bạn còn có những cơ sở nào khác không?”. - Lớp thảo luận để đưa ra ý kiến. - MC tổng kết hoạt động hoặc mời thầy cô nhận xét. - Kết thúc hoạt động bằng tràng pháo tay. 6. Những vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu. (Yêu cầu nhanh) - Phát cho 4 tổ 4 tờ giấy lớn và bút lông. - Nhóm thảo luận và đưa ra những cụm từ nói về tình bạn hoặc tình yêu đẹp, nhóm nào nhiều hơn sẽ thắng. - MC tổng kết và đề cập đến những cụm từ mà các nhóm nhắc đến nhiều nhất. 7. Trò chơi “siêu tưởng”: (Yêu cầu nhanh và vui nhộn). - Phát cho 4 tổ 4 tờ giấy A4 và bút lông. - Mỗi tổ vẽ 1 hình ảnh kỳ lạ, ban cán sự thu lại và cho mỗi tổ lần lượt bình luận về hình ảnh kỳ lạ của tổ khác về đề tài tình bạn, tình yêu. Thầy cô theo dõi và cho những nhận xét về những hình ảnh và lới bình luận. - MC tổng kết hoạt động trên cơ sở tóm tắt những ý tưởng của cả lớp. 8. Trò chơi “chia sẻ”: (Yêu cầu vui tươi, thân thiện): - MC: “Chúng ta thấy rằng một trong những biểu hiện đẹp của tình bạn và tình yêu là sự chia sẻ, vậy chúng ta hãy biểu hiện sự chia sẻ đó qua hoạt động sau:” - MC đưa ra 1 gói kẹo, yêu cầu mỗi thành viên đoán số kẹo trong gói, sau đó lấy trung bình cộng của tổ, tổ nào có số trung bình cộng gần đúng với số kẹo trong gói sẽ nhận được gói kẹo. - Tổ nhận được gói kẹo đưa ra lời nhận xét về buổi sinh hoạt, các thành viên khác trong lớp chia sẻ ý kiến với tổ đó. 9. Tổng kết: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét buổi sinh hoạt, tổng kết những vấn đề giáo dục và gợi mở cho hoạt động tuần sau. - Lớp hát bài hát (về đề tài tình bạn), san sẻ số kẹo và kết thúc buổi sinh hoạt. Ngày soạn:__/ 10/ 2007 Ngày thực hiện:__/ 11/ 2007 Chủ đề tháng 11: THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO HOẠT ĐỘNG 1: GIAO LƯU VỚI CÁC THẦY CÔ GIÁO CỦA TRƯỜNG ( 2 tiết ) Thời gian: 15h30 ngày 04/11/2007 Địa điểm: Tiền sảnh trượng Thành phần tham gia: - Đại diện GV có kinh nghiệm trong công tác - Toàn thể GVCN lớp 11 - Khách mợi ( lãnh đạo trường) I - MỤC TIÊU: - Hiểu được những nổ lực, cố gắng của giáo viên trong sự nghiệp trồng ngượi.Từ đó nhận thức được vai trò và công ơn to lớn của thầy cô giáo; Hiểu sâu hơn về các kinh nghiệm và phương pháp học tập các môn học cụ thể mà các thầy cô giảng dạy. - Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực, không ngừng tiến bộ để đền đáp công ơn của các thầy cô. - Có thái độ kính trọng, tự hào đối với các thầy cô giáo. II - NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG - HÌNH THỨC: 1. Hình thức: Giao ... ” 6. Hùng biện “Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh” 7.Trò chơi: hiểu ý nhau 8. BGK nhận xét, đánh giá : + Thi hùng biện + Trò chơi Hiểu ý nhau. + Tổng điểm 9. Công bố kết quả - Phát thưởng 10. Nhận xét, đánh giá buổi hoạt động 11. Hát tập thể kết thúc “Lên đàng”. *Đoán nghề qua hành động (2 nghề). (Đạp xích lô ; Dạy học) Thông qua thể lệ BTC biểu diễn hành động, 1 hs đóan nghề( Mỗi nghề có thời lượng 15 giây.) Mời bạn chuẩn bị lên biểu diễn 1 hành động, mời 1 hs đoán hành động. *Qua Hoạt động vừa rồi, và phần chuẩn bị, chắc bây giờ các bạn đã có thể đóan được chủ đề hoạt động của lớp chúng ta hôm nay. THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP. *Trước khi đi vào nội dung buổi hoạt động hôm nay, xin được phép giới thiệu , cùng dự buổi sinh hoạt co cô chủ nhiệm : Đỗ Tường Vi Nội dung hoạt động hôm nay gồm các phần: Thi hùng biện với chủ đề THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP. Văn nghệ : hát các bài hát về ngành nghề Trò chơi : Hiểu ý nhau. *Và để đánh giá, ghi nhận sự thi đua của các đội, tôi xin được phép giới thiệu thành phần Ban Giám Khảo Bạn Viễn Quang – Lớp trưởng Bạn Hào – Bí thư chi đòan Thư ký : Bạn Tấn *Thể lệ: Nội dung sát chủ đề , ngắn gọn(4đ) -Trình bày hấp dẫn, lôi cuốn (2đ) - Trả lời được câu hỏi phụ do 3 tổ còn lại đặt ra . (2đ) - Gây ấn tượng (1đ) - Đảm bảo thời gian : 3 phút (1đ) Hình thức: Mỗi tổ sẽ chọn những bài hát có liên quan đến nghề nào đó. Hát liên tục và không lặp lại. Ví dụ: Mùa xuân ai đi hái hoa , còn em đi nuôi dạy trẻ. Hình thức : Mỗi đội chọn 2 bạn. Chúng tôi sẽ cung cấp tên nghề. Một bạn gợi ý, một bạn trả lời. Lưu ý trong gợi ý không sử dụng từ có trong nghề. -Mỗi tổ sẽ có 3 nghề, thực hiện trong thời gian 1 phút *Người dẫn chương trình *Bạn Điền – tổ 1 *Bạn Tùng – tổ 2 *4 tổ * Bạn Lĩnh – tổ 3 *Bạn Diệp – tổ 4 *4 tổ *Ban giám khảo *DCT *GVCN 7phút 5phút 5phút 5phút 5phút 5phút 5phút 3phút 2phút 3phút Ngày soạn:__/ 03/ 2008 Ngày thực hiện:__/ 04/ 2008 Chủ đề tháng 4: THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( 1 tiết) I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 11 II.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 11 III.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 11 IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN THỜI GIAN - HĐ1.Khởi động - HĐ2: Tự giới thiệu về đội mình - HĐ3: Giải đáp nhanh - HĐ4: Giải ô chữ - Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 4: “TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC”,vâng. Xin trân trọng giới thiệu 4 đội chơi hôm nay, đó là đội: Hoàng Oanh, Hoàng Yến, Họa My và Sơn Ca. - Vỗ tay - Và thành phần không kém phần quan trọng của chúng ta hôm nay: xin giới thiệu BGK: thầy chủ nhiệm lớp – thầy Sang, Bí thư đoàn trường - thầy Khoa và thư ký – bạn Tâm. - Xin mời 4 đội chơi vào vị trí. - Thưa các bạn, trong chương trình hôm nay các đội lần lượt trãi qua 3 nội dung gồm: giới thiệu về đội mình, trả lời nhanh, giải đáp ô chữ. - Bước vào phần thi thứ nhất: Trong phần thi này cả 4 đội lần lượt tự giới thiệu về đội mình, thời gian 1 phút, yêu cầu đa dạng, phong phú, sinh động và súc tích. - Điểm đạt tối đa là 5 điểm. - Mời đội: Hoàng Oanh, 1phút bắt đầu Hoàng Yến, 1 phút bắt đầu Họa Mi, 1 phút bắt đầu Sơn Ca, 1 phút bắt đầu - Cho 1 tràng vỗ tay, khích lệ - Bây giờ 4 đội tiếp tục bước vào phần thi thứ 2: Giải đáp nhanh. - Phần thi này có 8 câu hỏi dành cho mỗi đội,đáp án đúng cho mỗi câu đạt 5 điểm và thời gian suy nghĩ là 5 giây cho mỗi câu. Câu 1: LHQ ra đời trong hoàn cảnh nào ? a. Chiến tranh TG thứ I kết thúc; b. Chiến tranh TG thứ I sắp kết thúc; c. Chiến tranh TG thứ II kết thúc; d. Chiến tranh TG thứ II sắp kết thúc; Câu 2: Trụ sở LHQ hiện nay tại đâu ? a. Ba - ri; b. Luân đôn; c. Niu oóc; d. Béc lin; Câu 3: LHQ thành lập vào thời gian nào ? a. 24/10/1944; b. 24/10/1945; c. 24/10/1939; d. 24/10/1918; Câu 4: VN chính thức gia nhập LHQ vào năm nào ? a. 1975; b. 1976; c. 1977; d. 1986; Câu 5: Hiện nay LHQ có bao nhiêu thành viên ? a. 165; b. 192; c. 195; d. 191; Câu 6: Các nước nào sau đây là thành viên thường trực của HĐ bảo an LHQ ? a. Mỹ, Nga, TQ, Pháp và Anh; b. Mỹ, Liên xô, TQ, Anh và Pháp; c. Mỹ, Nga, Đức, Nhật và TQ; d. Mỹ, Nga, Anh, Nhật và TQ; Câu 7: VN phê chuẩn Công ước LHQ về quyền trẻ emkhi nào? a. 20/2/1985; b. 20/2/1990; c. 20/2/1995; d. 20/2/2000; Câu 8: Tổng thư ký LHQ hiện nay là người nước nào ? a. Nam phi; b.Anh; c. TQ; d. Hàn Quốc; Xin cảm ơn 4 đội chơi, để thay đổi bầu không khí, xin giới thiệu bạn Khoa sẽ đến với chúng ta bài hát mang tên: Tự Nguyện – Trương Quốc Khánh. Tiếp tục phần thi thứ 3thật sinh động. Vâng để trước khi vào phần thi, mời các bạn nhìn lại điểm số của các đội. - Công bố điểm:. - Xin cảm ơn!hy vọng các đội có đạt nhiều điểm hơn. - Bảng ô chữ có 7 hàng ngang và 1hàng dọc là đáp án. - Mỗi đội sẽ chọn 1 hàng ô chữ và MC gợi ý. Hết 5 giây, đội nào có tín hiệu trước, được trả lời.Trả lời đúng cộng 5 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm. - Hết lượt trả lời thứ I của các đội, sau gợi ý của MC về hàng dọc, đội nào cí tín hiệu trả lời, trả lời đúng cộng 10 điểm, trả lời sai, mất lượt chơi tiếp theo. - Nếu các đội có tín hiệu trả lời đúng, các câu hàng ngang còn lại MC gợi ý ,dành cho khán giả trả lời, đáp án đúng thì có quà thửơng. - Nếu các đội có tín hiệu trả lời sai, các câu hàng ngang và hàng dọc còn lại MC gợi ý ,dành cho khán giả trả lời, đáp án đúng thì có quà thửơng. - Lượt 1: Mời đội Hoàng Oanh chọn từ hàng ngang thứ mấykết thúc; Mời đội Hoàng Yến chọn từ hàng ngang thứ mấykết thúc Mời đội Họa Mi chọn từ hàng ngang thứ mấykết thúc Mời đội Sơn Ca chọn từ hàng ngang thứ mấykết thúc. H Ư U N G H I W H O Đ A I H Ô I Đ Ô N G B A O V Ê U N I C E F F A O V N E S C O Ô chữ 1: có 7 chũ cái, thể hiện mối quan hệ và tinh thần đoàn kết của các quốc gia trên thế giới? – Hữu nghị. Ô chữ 2 : Hàng ngang có 3 chữ cái, là tên viết tắt của tổ chức y tế thế giới. WHO. Ô chữ 3: ô chữ thứ ba có 10 chữ cái, đây là cơ quan quyền lực cao nhất của LHQ – ĐẠI HỘI ĐỒNG. - Nếu đội nào có tín hiệu trả lời từ khóa – đáp án.(nếu sai gợi ý từ khóa: đó là biểu tượng chim bồ câu thể hiện việc gì).nếu sai tiếp tục hoặc giải đáp tiếp ô hàng ngang. Ô chữ 4: Hàng ngang có 5 chữ cái, là vai trò quan trọng của LHQ, đối với hòa bình an ninh thế giới – BẢO VỆ Ô chữ 5: Hàng ngang có 6 chữ cái, là tên viết tắt quỹ nhi đồng thế giới – UNICEP. Ô chữ 6:có 3 chữ cái, tên viết tắt của tổ chức lương nông thế giới – FAO Ô chữ 7: Hàng ngang có 6 chữ cái là tên viết tắt tổ chức vă n hóa giáo dục khoa học thế giới – UNESCO. Nhắc lại từ khóa hàng dọc: Đây là khát vọng của nhân lọai thế giới - Biểu tượng chim bồ câu.- kết thúc. Trong khi chờ ban thư ký làm việc, mời các bạn thưởng thức giọng ca bạn Quốc Tuấn đến từ đội Sơn Ca. Và bây giờ trong tay tôi đã có kết quả . Kết quả:.. Sau đây cô giáo chủ nhiệm trao quà cho 3 đội và phát biểu với chúng ta. Chương trình của chúng ta hôm nay đến đây là kết thúc. Chúc quý vị, cô giáo khỏe. Chúc các bạn vui vẻ học tốt. - MC MC – 4 đội chơi MC Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Cả lớp MC Đội 1,2,3,4 Thư ký MC MC Đội H. Oanh Đội H.Yến Đội H. MI Đội S.Ca MC Ngày soạn:__/ 03/ 2008 Ngày thực hiện:__/ 04/ 2008 Chủ đề tháng 5: TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ Hoạt động: “ THI TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ QUA SƯU TẦM TRANH ẢNH” I. MỤC TIÊU: - Sau hoạt động này, học sinh cần: + Khắc sâu tình cảm, lòng kính trọng, biết ơn đối với Bác Hồ của thế hệ trẻ Việt Nam. + Rèn luyện kỹ năng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về Bác Hồ. + Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ. II. NỘI DUNG: - Học sinh sưu tầm tranh ảnh trên báo chí ( có chú thích riêng). - Hoạt động văn nghệ: hát những bài hát về Bác Hồ. - Học sinh tìm hiểu bối cảnh ra đời một số câu nói nổi tiếng của Bác Hồ. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Định hướngcho học sinh sưu tầm tranh ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác. - Yêu cầu hhọc sinh chuẩn bị các bài hát. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn thiết kế nội dung chương trình. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp, cán bộ đoàn họp để phân công chuẩn bị cụ thể. - Thời gian địa điểm, số lượng tranh ảnh, số tiết mục văn nghệ ( 2 tranh ảnh/ 1 học sinh, 1 tiết mục văn nghệ/ 1 tổ). - Thành lập BGK ( 3 người). - Thống nhất thời gian nộp tranh ảnh, loại bỏ những tranh ảnh trùng nhau. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Sinh hoạt tiến hành theo đơn vị lớp ( tuần thứ 3 của tháng 5). - Thời gian: 45 phút. HOẠT ĐỘNG 1: Cả lớp hát tập thể bài hát “ Thanh niên làm theo lời Bác”. HOẠT ĐỘNG 2: - Người điểu khiển chương trình giới thiệu Bí thư chi đoàn tiến hành tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Đánh giá khái quát số lượng tranh ảnh đã sưu tầm ( tuyên dương những bạn có những tranh ảnh chất lượng). - Văn nghệ. HOẠT ĐỘNG 3: - Chuẩn bị 3 tờ giấy rôki ( Hình ảnh hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài, trước và sau 1945). - Chia lớp thành 3 nhóm, bốc thăm vào 3 giai đoạn. - Đại diện các đội lần lượt lên chọn tranh dán vào tờ giấy rôki theo trình tự thời gian, phù hợp với yêu cầu của BGK, BTC. - BGK đánh giá sơ bộ kết quả của các đội. - Người DCT đưa một số hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ và yêu cầu học sinh xác định bối cảnh, nội dung của hình ảnh đó, ví dụ: Đưa Hình Bác Hồ tại chiến dịch biên giới thu đông 1950 và yêu cầu đội chơi xác định đúng. - Người DCT đưa câu nói “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” gắn với hình ảnh nào? HOẠT ĐỘNG 4: Xác định tên bài hát và tác giả của một số bài hát viết về Bác Hồ. - Bài 1: “ Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của Trần Hoàn. - Bài 2: “ Miền trung nhớ Bác” của Thuận Yến”. . V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Văn nghệ. - BGK công bố kết quả. - GVCN đánh giá kết quả hoạt động, dặn dò công tác chuẩn bị cho hoạt động kế tiếp.
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_lop_10_chuong_trinh_ca_nam.doc