Giáo án Hóa học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Hiểu được :

Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).

2. Kĩ năng

- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.

- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.

- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.

3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. Thiết bị và học liệu

1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.

2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại.

III. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: điều chế kim loại, định nghĩa điều chế kim loại.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Nêu nguyên tắc điều chế kim loại? HS trả lời

Phát triển năng lực giao tiếp

 I. Nguyên tắc

Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

 Mn+ + ne  M

 

doc 146 trang cucpham 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020 – 2021
Ngày soạn : ..
Ngày giảng:.
Tiết 37: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được :
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.
2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: điều chế kim loại, định nghĩa điều chế kim loại.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Nêu nguyên tắc điều chế kim loại?
HS trả lời
Phát triển năng lực giao tiếp
I. Nguyên tắc
Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. 
	Mn+ + ne ® M 
 2. Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: các phương pháp điều chế kim loại
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức chia hs thành 4 nhóm, học sinh thảo luận, hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1,3: Tìm hiểu phương pháp nhiệt luyện
- Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp nhiệt luyện?
Nhóm 2,4: Tìm hểu phương pháp thủy luyện
- Trình bày: nguyên tắc, ứng dụng và nêu ví dụ phương pháp thủy luyện?
GV yêu cầu nhóm trình bày (do GV chỉ định), nhóm nào trình bày thì nhóm còn lại bổ sung, nhận xét
GV chốt lại kiến thức
Lưu ý HS:
- Các chất khử như C, CO, H2 khử được những oxit kim loại đứng sau Al
- Cơ sở của phương pháp thủy luyện là dùng những dung môi thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN, ..... để hoà tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng.
Hs thảo luận và trình bày
Hs khác bổ sung, nhận xét
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. Phương pháp
1. Phương pháp nhiệt luyện 
a. Nguyên tắc 
Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử thông thường như C, CO, H2. 
-Chất khử hay được sử dụng trong công nghiệp là cacbon (than cốc). 
b. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb. 
c. Ví dụ 
PbO + H2Pb + H2O 
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
2. Phương pháp thuỷ luyện 
a. Nguyên tắc 
Khử những ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn, ....... 
b. Dùng trong công nghiệp hoặc trong phòng thí nghiệm. 
c. Điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình và yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag, Au..... 
d. Ví dụ
- Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng. 
	Fe + CuSO4® FeSO4 + Cu¯
	Fe + Cu2+® Fe2+ + Cu ¯
- Dùng Zn để khử Ag+ trong dung dịch muối bạc. 
Zn + 2AgNO3® Zn(NO3)2 + 2Ag¯
Zn + 2Ag+® Zn2+ + 2Ag¯
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài.
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe	B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3 , Cu, Mg, Fe	D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 2: Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:
A. Al2O3, FeO, CuO, Mg	B. Al2O3, Fe, Cu, MgO
C. Al, Fe, Cu, Mg	D. Al2, Fe, Cu, MgO.
Câu 3: Khi cho CO (dư) qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kỹ. Sau phản ứng (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn) còn lại chất rắn Z. Z là:
A. MgO, Fe3O4	B. Mg, Fe, Cu	
C. MgO, Fe, Cu	D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 4: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu+2/Cu, Fe+3/Fe+2. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Fe+2oxi hóa được Cu thành Cu+2. 	B. Cu+2oxi hoá được Fe+2thành Fe+3. 
C. Fe+3oxi hóa được Cu thành Cu+2. 	D. Cu khử được Fe+3thành Fe. 
Câu 5: Cho Ag kim loại vào dung dịch CuSO4, Ag không tan. Lời giải thích đúng là:
A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hoá được Cu+2 thành Cu.
B. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+.
C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử được Cu2+ thành Cu.
D. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+ nên không oxi hoá được Ag thành Ag+.
Câu 6: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối sau: (1) ZnCl2, (2) CuSO4, (3) Pb(NO3)2, (4) NaNO3, (5) MgCl2, (6) AgNO3. Các trường hợp xảy ra phản ứng:
A. (1), (2), (4), (6)	B. (2), (3), (6)
C. (1), (3), (4), (6)	D. (2), (5), (6)
Câu 7: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+trong dung dịch là: 
A. Mg, Cu, Cu2+. 	B. Mg, Fe2+, Ag. 	C. Mg, Fe, Cu. 	D. Fe, Cu, Ag+. 
Câu 8: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối, giữa các kim loại với các dung dịch muối:
a) Cu + 2Ag+® Cu2+ + 2Ag	b) Fe + Zn2+® Fe2+ + Zn
c) Al + 3Na+® Al3+ + 3Na	d) Fe + 2Fe3+® 3Fe2+
e) Fe2+ + Ag+® Fe3+ + Ag	f) Mg + Al3+® Mg2+ + Al
Những phương trình viết đúng là:
A. a, f.	B. a, b, c, f	C. a, d, e, f	D. a, d, e
Câu 9:Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? 
A. Dung dịch NaOH. 	B. Dung dịch Fe(NO3)3. 
C. Dung dịch HNO3. 	D. Dung dịch HCl. 
Câu 10: Từ hai phản ứng sau:Cu + 2FeCl3® CuCl2 + 2FeCl2 và Fe + CuCl2® FeCl2 + Cu. Phát biểu đúng là:
A. tính oxi hoá của Fe3+> Cu2+> Fe2+.
B. tính khử của Cu > Fe > Fe2+.
C. tính khử của Fe > Fe2+> Cu.
D. tính oxi hoá của Fe3+> Fe2+> Cu2+.
Câu 11: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là: 
A. 56, gam	B. 6,72 gam	C. 16,0 gam	D. 11,2 gam
Câu 12: Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 bằng khí CO dư (to cao) thu được 28,8 gam kim loại. Khí thoát ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 35 gam	B. 70 gam	C. 17,5 gam	D. 52,5 gam
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng:
A. 4 gam 	 B. 16 gam 	 C. 9,85 gam 	 D. 32 gam
Câu 2. Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X . Nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là:
A. 0,04	B. 0,05.	C. 0,055. D. 0,045.
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................
Tiết 38: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được :
Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn).
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
- Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên: mạt sắt, dung dịch đồng sunfat, cốc.
2. Học sinh: Ôn tập tính chất kim loại, học bài cũ
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.
b. Nội dung:: Giáo viên kiểm tra bài cũ
c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe , trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
-GV đặt vấn đề: Điều chế kim loại là gì? Có mấy phương pháp điều chế kim loại ?
-HS trả lời
 2. Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới
b. Nội dung: Giáo viên dạy tiếp phần điều chế kim loại
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe , trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV giao nhiệm vụ cho HS
Nhóm 1, 3: Tìm hiểu điện phân hợp chất nóng chảy
- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân hợp chất nóng chảy
- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân nóng chảy Al2O3, MgCl2.
Nhóm 2, 4: Tìm hiểu điện phân dung dịch
- Trình bày nguyên tắc, phạm vi áp dụng điện phân dung dịch
- Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở các điện cực và PTHH chung của sự điện phân khi điện phân dung dịch CuCl2
GV yêu cầu các nhó ... . không màu sang màu da cam. 	D. màu vàng sang màu da cam.
VII. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
Câu 1: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
	A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. CaO.	C. dung dịch NaOH.	D. nước brom.
Câu 3:Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch?
	A. 2 dung dịch.           	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.    	D. 5 dung dịch.
Câu 4:Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch?
	A. 2 dung dịch.     	B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.       	D. 5 dung dịch.
Câu 5: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
	A. 1 dung dịch.	B. 2 dung dịch.	C. 3 dung dịch.	D. 5 dung dịch.
Câu 6: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
	A. Dung dịch NaOH dư.	B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.
	C. Dung dịch Na2CO3 dư.	D. Dung dịch AgNO3 dư.
Câu 7: Có các lọ dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể được các dung dịch
	A.Na2CO3, Na2S, Na2SO3.	B.Na2CO3, Na2S.	
C.Na3PO4, Na2CO3, Na2S.	D.Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
Câu 8: Có 4 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch không màu sau(nồng độ khoảng 0,01M): NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quì tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào?
	A. Hai dung dịch NaCl và KHSO4.	B. Hai dung dịch CH3NH2 và KHSO4.
C. Dung dịch NaCl.	D. Ba dung dịch NaCl, Na2CO3 và KHSO4.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3và dung dịch FeCl2người ta dùng lượng dư dung dịch 
A. K2SO4. 	B. KNO3. 	C. NaNO3. 	D. NaOH. 
Câu 10: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
A. 2 chất.     	B. 3 chất.	C. 1 chất.       	D. 4 chất.
Câu 11: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A. tạo ra khí có màu nâu.	B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 12:Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây?
A. Dung dịch HNO3 	B. Dung dịch KOH. 	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch NaCl.
Câu 13: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là
A. CO2. 	B. CO. 	C. HCl. 	D. SO2. 
Câu 14: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
A. CO2. 	B. O2. 	C. H2S. 	D. SO2. 
Câu 15: Hỗn hợp khí nào sau đay tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào?
A. H2 và Cl2. 	B. N2 vàO2. 	C. HCl và CO2. 	D. H2 và O2. 
Câu 16:Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên
A. Dd NaOH dư	B. Ddịch AgNO3	C. Dd Na2SO4	D. D dịch HCl
Câu 17:Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt hai dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?
A. NaOH	B. HNO3	C. HCl	D. NH3
VIII. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.	B. cát.	C. lưu huỳnh.	D. muối ăn.
Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacboniC.	B. Khí clo. 	C. Khí hidrocloruA.	D. Khí cacbon oxit.
Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. 	B. CH4 và NH3. 	C. SO2 và NO2. 	D. CO và CO2.
Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch NH3.	C. Dung dịch H2SO4.	D. Dung dịch NaCl.
Câu 6: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây? 
A. Cl2. 	B. H2S. 	C. SO2. 	D. NO2.
Câu 7: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
	A. penixilin, paradol, cocain.	B. heroin, seduxen, erythromixin
	C. cocain, seduxen, cafein.	D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 8: Trongkhí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? 	
	A. NaOH. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. NH3.
Câu 9: Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được Clo một cách tương đối an toàn?	
A. Dung dịch NaOH loãn	 B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3	
C. Dùng khí H2S	 D. Dùng khí CO2 
Câu 10:Sau tiết thực hành hóa học, trong nước thải phòng thực hành có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,... Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ nước thải nêu trên ?	
	A. Nước vôi dư.                 B. dd HNO3 loãng dư. C. Giấm  ăn dư .            D. Etanol dư.	
Câu 11: Khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta dùng biện pháp nào sau đây để thu gom thủy ngân có hiệu quả nhất ?	
	A. Dùng chổi quét nhiều lần, sau đó gom lại bỏ vào thùng rác.
	B. Dùng giẻ  tẩm dung dịch giấm ăn, lau sạch nơi nhiệt kế  vỡ
	C. Lấy bột lưu huỳnh rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác.
	D. Lấy muối  ăn rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác	Câu 12:Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” ?
	A. CO2    	B. NO2   	C. O2                       D. SO2
Câu 13: Để rửa ống lọ đựng anilin trong phòng thí nghiệm, ta áp dụng phương pháp nào sau đây ?
	A. Rửa nhiều lần bằng nước sạch.	
	B. Cho dung dịch HCl vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.	
	C. Rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó tráng lại bằng dung dịch HCl.
	D. Cho dung dịch NaOH vào tráng lọ, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
Câu 14:Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng mưa axit ? 
	A. SO2                    	B. CH4                          C. CO                   D. CO2
Câu 15: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là 	
	A. ozon                  	B. oxi              	C. lưu huỳnh đioxit   	D. cacbon đioxit 
Câu 16: Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước ? 	
A. để làm nước trong                  	B. để khử trùng nước 
	C. để loại bỏ lượng dư ion florua     	D. để loại bỏ các rong, tảo. 
Câu 17: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lit không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. (hiệu suất phản ứng 100%). Hiện tượng đó đã cho biết trong không khí đã có khí nào trong các khí sau ? Tính hàm lượng khí đó trong không khí ? 
A. SO2 ; 0,0255 mg/lit     	B. H2S ; 0,0255 mg/lit 
C. CO2 ; 0,0100 mg/lit            	D. NO2 ; 0,0100 mg/lit 
Câu 18. Nhiên liệu sạch (không gây ô nhiễm môi trường) là:
A. than đá	B. xăng, dầu	C. butan(gaz)	D. khí hiđro
Câu 19. Hoá chất gây nghiện là: 
A. phennixilin, amoxilin	B. vitamin C, glucozơ
C. seđuxen, moocphin	D. thuốc cảm paracetamol, panadol
Câu 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương lớn nhất là:
A. tràn dầu	B. nước cống	C. chất thải rắn	D. quá trình sản xuất.
Câu 21. Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy, ), khí thải của xe thường là: 
A. crom	B. asen	C. chì	D. kẽmCâu 22. Cho phát biểu sau:
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là
	1. nạn cháy rừng; 2. khí thải công nghiệp từ các nhà máy và các phương tiện giao thông vận tải.
	3. thử vũ khí hạt nhân;	4. quá trình phân hủy xác động vật, thực vật.
Những phát biểu đúng là
A. 1, 2, 3	B. 1, 2, 4	C. 1, 2, 3, 4	D. 1, 3, 4
Câu 23. Một số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion : Cu2+, Fe3+, Hg2+, Zn2+, Pb2+. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ các ion trên?
A. Giấm ăn.	B. Nước vôi trong dư.	C. Muối ăn.	D. Dung dịch xút dư.
Câu 24. Khi làm thí nghiệm tại lớp hoặc trong giờ thực hành hóa học, có một số khí thải độc hại cho sức khỏe khi tiến hành thí nghiệm HNO3đặc (HNO3loãng) tác dụng với Cu. Để giảm thiểu các khí thải đó ta dùng cách nào sau đây?
A. Dùng nút bông tẩm etanol hoặc sục ống dẫn khí vào chậu chứa etanol.
B. Dùng nút bông tẩm giấm ăn hoặc sục ống dẫn khí vào chậu chứa giấm ăn.
C. Dùng nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu chứa nước muối.
D. Dùng nút bông tẩm dd xút hoặc sục ống dẫn khí vào chậu chứa dd xút.
Câu 25. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
A. Không độc hại.	C. Hấp thụ tốt các chất khí, chất tan trong nước.
B. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.	D. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
Câu 26. Cho phát biểu sau:
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
	(1) thuốc bảo vệ thực vật;	(2) phân bón hóa học;	(3) các kim loại nặng: Hg, Pb, Sn;
	(4) các anion: NO3-, PO43-, SO42-
Những phát biểu đúng là
A. 1, 2, 3, 4	B. 2, 3, 4	C. 1, 2, 3	D. 1, 3,4

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam.doc