Giáo án Hóa học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Biết được :

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).

- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

3. Các phẩm chất

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa.

II. Thiết bị và học liệu

1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.

2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.

 

doc 83 trang cucpham 29/07/2022 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án Hóa học Lớp 11 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 37: ANKAN (tiết 1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. 
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
3. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa. 
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Giáo viên giới thiệu : Nến, xăng, mỡ bôi trơn, khí gas  đều có nguồn gốc là những hiđrocacbon no – ankan, còn gọi là parafin. Hoặc có thể chiếu một đoạn phim giới thiệu những ứng dụng của ankan,
HS lắng nghe
2.Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài ankan
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và ghi bài.
1. Nhắc lại khái niệm đồng đẳng, từ đó viết công thức của các chất trong dẫy đồng đẳng của metan và đưa ra CTTQ của dãy này ?
2. Quan sát mô hình phân tử butan và nêu đặc điểm cấu tạo của nó ?
3. Đồng phân là gì ?
Viết công thức cấu tạo các đồng phân của phân tử C4H10 , C5H12 ?
4. Dựa vào cách gọi tên của các ankan mạch thẳng và nhánh, hãy gọi tên các chất có công thức cấu tạo vừa viết trên?
5. Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong hợp chất 2-metyl butan ?
6. Tham khảo sách giáo khoa hãy nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan ?
CH4, C2H6, C3H8...
CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
C4H10:
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
C5H12:
(1)CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
(2) (CH3)2CH-CH2-CH3.
(3)CH3-CH2-CH(CH3)-CH3
(4) CH3-(CH3)2C-CH3.
C4H10:
(1) butan.
(2) izobutan hay 2-metyl propan.
C5H12:
(1) pentan.
(2) izopentan hay 2-metyl butan.
(3) 3-metyl pentan.
(4) neo pentan hay 2,2-dimetyl propan.
Học sinh xác định và giáo viên kiểm tra lại.
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử 
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin)
* Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành dãy đồng đẳng ankan.
→ CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
2. Đồng phân:
* Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon.
* Vd : C4H10 có 2 đồng phân :
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
3. Danh pháp: (xem bảng 5.1)
* Tên các ankan không nhánh (5.1)
* Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) : thay an = yl. 
* Tên các ankan có nhánh :
- Chọn mạch cacbon dài và phức tạp nhất làm mạch chính.
- Đánh số thứ tự từ phía các nguyên tử cacbon mạch chính gần nhánh hơn.
- Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, sau đó gọi tên ankan mạch chính.
Vd 1 : Các đồng phân của C4H10 trên :
(1) Butan ; (2) 2-metyl propan.
Vd 2 :
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên 2,3-dimetyl pentan.
* Một số chất có tên thông thường :
CH3-CH-CH2-... izo...
 CH3 
CH3-CH2-CH-... sec...
 CH3 
 CH3 
CH3-C -CH2-... neo...
 CH3 
 CH3 
CH3-C - tert...
 CH3 
4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác.
II. Tính chất vật lí::
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử (xem bảng 5.1).
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
 3.Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên .
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Công thức tổng quát của ankan là
A. CnHn+2   B. CnH2n+2    C. CnH2n     D. CnH2n-2
Đáp án: B
Câu 2: Số dồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 6    B. 4    C. 5    D. 3
Đáp án: D
Câu 3: Số dồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là
A. 3    B. 4    C. 5    D. 6.
Đáp án: C
Câu 4: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là
A. neopentan    B. 2- metylpentan
C. ísopentan    D. 1,1- đimetylbutan.
Đáp án: B
4.Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13
Lời giải:
Gốc ankan
CTPT của hiđrocacbon tương ứng
-CH3
CH4
-C3H7
C3H8
-C6H13
C6H14
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 38: ANKAN (tiết 2)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết được :
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. 
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. 
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
3. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo Viên: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị đọc bài mới ở nhà trước.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài học cũ 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và trả lời
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi
-Giáo viên đặt câu hỏi: Viết đồng phân và gọi tên ankan có CT C5H12 ?
-HS lắng nghe
-HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). 
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung tiếp theo của bài ankan.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe và ghi nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe và thực hiện
1. Nhắc lại định nghĩa về phản ứng thế ?
2. Từ ví dụ của giáo viên hãy viết phản ứng thế Br2 vào phân tử etan và propan ? 
3. Hãy gọi tên các sản phẩm của phản ứng thế đã viết trên ?
4. Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng ankan ? Nêu ứng dụng của phản ứng này
5. Viết phản ứng điều chế metan bằng phản ứng của muối natri với vôi tôi xút ?
6. Nêu một vài ứng dụng của ankan trong đời sống mà em biết ?
Là phản ứng trong đó một hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi một hoặc nhóm nguyên tử khác.
Học sinh viết và đưa ra kết luận về sản phẩm tạo ra sau phản ứng .
Học sinh đọc và giáo viên bổ sung thêm.
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 
--t0->nCO2 + (n+1)H2O + Q
Được ứng dụng làm nhiên liệu.
CH3COONa + NaOH -CaO, t0-> CH4 + Na2CO3.
Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm .
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thế với halogen: (Cl2, Br2, askt)
Vd : 
CH4 + Cl2 -askt-> CH3Cl + HCl.
 (clometan
 hay metyl clorua) 
CH3Cl + Cl2 -askt-> CH2Cl2 + HCl.
 (diclometan
 hay metylen clorua) 
CH2Cl2 + Cl2 -askt-> CHCl3 + HCl.
 (triclometan
 hay clorofom)
CHCl3 + Cl2 -askt-> CCl4 + HCl.
 (tetraclometan
 hay cacbontetraclorrua) 
* Các đồng đẳng khác của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự.
* Nguyên tử H  ... đồng phân anđehit của C5H10O là
A. 2.   B. 3.    C. 4.   D. 5.
Đáp án: C
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.
(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.
Số nhận định đúng là
A. 1.   B. 2.    C. 3.    D. 4.
Đáp án: C
Câu 3: Anđehit axetic không tác dụng được với
A. Na.       B. H2.
C. O2.       D. dung dịch AgNO3/NH3 .
Đáp án: A
Câu 4: Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic ?
A. Cho axetilen phản ứng với nước.
B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen.
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic.
D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic.
Đáp án: D
Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.
B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.
C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.
D. Dùng để sản xuất axit axetic.
Đáp án: D
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Viết các phương trình hóa học để chứng tỏ rằng, anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Lời giải:
Trong (1), anđehit đóng vai trò là chất oxi hoá
Trong (2), anđehit đóng vai trò là chất khử.
Tiết 64: AXIT CACBOXILIC
Ngày : 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Cho học sinh nắm đẹơc các khái niệm , định nghĩa, phân loại và gọi tên của axit cacboxilic.
Nắm được và hiểu được cấu tạo của axit, từ đó hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của axit trên cơ sở axit axetic.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng các tính chất của axit axetic để viết được các phản ứng của các axit đồng đẳng.
- Viết được các phương trình dạng ion thu gọn và làm các bài tập cơ bản.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH.
 Hóa chất : ancol etilic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M và H2SO4 đặc.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài cũ
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
Gv đặt câu hỏi: Nêu tính chất hoá học của andehit. Cho ví dụ minh hoạ?
HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: 
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu và dạy các nội dung trọng tâm của bài học
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.
hoạt động 1 : tìm hiểu về định nghĩa, danh pháp
yêu cầu hs viết công thức của axit axetic và một vài axit khác
từ kiến thức về định nghĩa anđehit có thể hướng dẫn hs tới khái niệm tương tự về axit trên cơ sở cấu tạo có nhóm chức – cooh.
hoạt động 2 : tìm hiểu cách phân loại
từ kiến thức về phân loại anđehit, bằng cách tương tự giúp hs đưa ra cách phân loại của axit sau đó cho hs vận dụng với một vài trường hợp cụ thể. ngoài các thí dụ trong sgk có thể yêu cầu hs đưa các thí dụ khác để củng cố khắc sâu kiến thức.
hoạt động 3 : tìm hiểu về danh pháp axit cacboxylic
cho hs nghiên cứu bảng 2.2 và so sánh với tên của các ankan có cùng số nguyên tử cacbon để suy ra nguyên tắc gọi tên.
với tên thông thường, yêu cầu hs so sánh với tên anđehit để vận dụng.
có thể yêu cầu hs phải thuộc tên thường của một vài axit đơn giản nhất (fomic, axetic, propionic, butiric).
hoạt động 4 : nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lí
yêu cầu hs nghiên cứu cấu tạo của nhóm chức – cooh (có nhóm – oh, c=o) từ đó dự đoán khả năng axit tạo được liên kết hiđro tương tự ancol.
yêu cầu hs nghiênn
 cứu bảng số liệu, dẫn đến nhận xét và yêu cầu giải thích về khả năng tạo liên kết hiđro của axit so với ancil.
TIẾT 2
hoạt động 1 : nghiên cứu tính chất phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic
qua hình vẽ trong sgk về ph của 2 dung dịch (hcl 1m và ch3cooh 1m), gv dẫn dắt hs so sánh nồng độ ion h+ trong 2 dung dịch, từ đó suy ra khả năng phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic.
gv có thể cho hs làm thí nghiệm xác định định độ ph của hai dung dịch hcl và ch3cooh cùng nồng độ mol (hoặc thay máy ph bằng một bộ pin có gắn ampul đèn).
hoạt động 2 : xét một số phản ứng của axit
gv yêu cầu hs nhắc lại tính chất hóa học của axit axetic (đã được ôn lại)
từ đó dẫn đến tính chất hóa học của các axit đồng đẳng của axit axetic.
	hoạt động 3 : nghiên cứu phản ứng este hoá
từ thí nghiệm do gv biểu diễn hoặc hs làm theo nhóm, hs có thể nhận xét thấy sự biến đổi của các chất qua hiện tượng quan sát được (sự tách lớp của chất lỏng sau khi phản ứng, mùi thơm, ) 
lưu ý hs : khái niệm phản ứng este hóa ; đặc điểm của phản ứng este hóa
hoạt động 4 : tìm hiểu một số phương pháp điều chế và ứng dụng của axit axetic.
gv có thể cung cấp thêm vê các sản phẩm rượu nổi tiếng của việt nam.
hs vận dụng nêu định nghĩa của axit cacboxylic trên cơ sở cấu tạo phân tử.
– hs nhắc lại cách phân loại anđehit từ đó dẫn đến cách phân loại của axit.
– hs vận dụng với một vài trường hợp cụ thể
hs nghiên cứu sgk
hs vận dụng gọi tên thay thế của một vài axit.
hs nhận xét tên thông thường của anđehit và axit sau đó vận dụng. 
hs thấy trong nhóm chức – cooh có nhóm – oh, từ đó dự đoán giữa các phân tử có thể tạo được liên kết hiđro tương tự ancol.
từ việc nghiên cứu bảng số liệu nhiệt độ sôi của các axit trong bảng 2.1 và so sánh với các ancol có phân tử khối gần bằng nhau dẫn tới nhận xét : khả năng tạo liên kết hiđro của axit là tốt hơn ancol. 
hs nhận xét : hai dung dịch axit cùng nồng độ mol, khác nhau về ph của dung dịch, chứng tỏ [h+] khác nhau từ đó suy ra khả năng phân li không hoàn toàn của axit cacboxylic.
hs trả lời và hoàn chỉnh tính chất hóa học cơ bản.
vận dụng cho các axit đồng đẳng của axetic.
hs kết hợp với nghiên cứu nội dung sgk, sau đó vận dụng viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất của axit cacboxylic (dạng phân tử và ion rút gọn)
hs nắm được : 
– phản ứng tạo thành este giữa ancol và axit được gọi là phản ứng este hoá ; 
– đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch và cần axit h2so4 đặc làm xúc tác.
I.Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp :
1. Định nghĩa : Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với ntử cacbon khác hoặc với ntử hidro.
* VD: H-COOH ; CH3-COOH...
Nhóm -COOH là nhóm chức của axit cacboxilic.
2. Phân lọai: 
a. Axit no, đơn, mạch hở:
CTchung : CnH2n+1COOH (n ≥ 0)
Hoặc CmH2mO (m ≥ 1)
b. Axit không no, đơn, mạch hở:
CT chung : CnH2n+1-2kCOOH (n ≥ 2)
c. Axit thơm, đơn chức:
VD: C6H5-COOH...
d. Axit đa chức: Phân tử có nhiều nhóm COOH>
3. Danh pháp : axit no đơn, mạch hở.
* Tên thông thường :...
* Tên thay thế :
Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.
VD:......
II. Đặc điểm cấu tạo:
* Do nhóm chức có chứa nhóm -C=O có O có ĐAĐ lớn nên:
- H trong COOH của axit linh động hơn trong phenol và ancol.
- nhóm -OH trong axit cũng dễ bị đứt ra trong caá phản ứng hơn phenol và ancol.
III. Tính chất vật lí:
* Tạo liên kết hidro bền hơn ancol nên
- Ở đk thường : chất lỏng hoặc rắn.
- t0s tăng khi M tăng, và cao hơn các ancol có cùng M.
- HCOOH, CH3COOH tan vô hạn trong nước, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M.
- Chua.
III. Tính chất hóa học:
1. Tính axit :
a. Phân li trong nước:
CH3-COOH CH3-COO- + H+.
Làm quỳ hóa đỏ.
b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ :
VD: CH3COOH + NaOH -->
 CH3COOH + ZnO --->
c. Tác dụng với muối: của các axit yếu hơn như CO32- , SO32-...
VD: CH3COOH + Na2CO3 --->
d. Tác dụng với KL: đứng trước H.
VD: CH3COOH + Na --->
2. Phản ứng thế nhóm OH:
Gọi là phản ứng este hóa .
VD: CH3COOH + CH3OH -H2SO4đ,t0->
V.Điều chế :
1. Lên men giấm:
C2H5OH + O2 --lmg-> CH3COOH + 
 H2O.
2. Oxi hóa andehit:
VD:...
3. Oxi hóa ankan:
VD: 2C4H10 + 5O2 -180độ,50atm,xt-> 
 4CH3COOH + 2H2O.
4. Từ metanol:
 CH3OH + CO -t0,xt--> CH3COOH
VI. Ứng dụng:
Làm nguyên liệu cho một số nghánh công nghiệp như : mỹ phẩm, dệt, hóa học...
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập luyện tập.
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Câu 1: Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 là
A. 2.   B. 3.    C. 4.    D. 6.
Đáp án: A
Câu 2: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2.    B. CnH2n+2O2.
C. CnH2n+1O2.       D. CnH2n-1O2.
Đáp án: A
Câu 3: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với
A. Mg.    B. NaOH.
C. NaHCO3.   D. NaNO3.
Đáp án: D
Câu 4: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:
(1) Lên men giấm ancol etylic.
(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.
(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.
(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là
A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.
Đáp án: D
Câu 5: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:
A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
Đáp án: B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Giáo viên cho hs làm bài tập vận dụng
c. Sản phẩm: Học sinh làm bài tập của giáo viên giao cho
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe, làm bài.
Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào
Lời giải:
- Phương trình minh họa:
   CH3CH2CH2COOH + NaOH → CH3CH2CH2COONa + H2O

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc