Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV5512 - Chương 4: Hình học không gian

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Củng cố các khái niệm về các yếu tố của hình hình học đã học.

- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.

- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

- Biết cách vẽ hình hộp chữ nhật.

2. Về năng lực: Tự chủ, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Toán về phương trình

3. Phẩm chất: Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ bài học, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Thước thẳng, SGK, mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, projector, .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong chương IV

b) Nội dung: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu về chương IV và một số vật thể trong không gian

c) Sản phẩm: HS hình dung được đơn vị kiến thức mình sắp phải nghiên cứu

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu về chương IV, yêu cầu HS lắng nghe

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu: Học sinh chiếm lĩnh kiến thức về hình hộp chữ nhật như các yếu tố và đặc điểm của chúng; bước đầu làm quen với hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian (yêu cầu nhận bằng trực quan, không cần giải thích được vì sao)

b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được vị trí tương đối: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian

c) Sản phẩm: HS nêu các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hiểu được bằng trực quan hai vị trí tương đối trong không gian: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian

 

doc 50 trang cucpham 30/07/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV5512 - Chương 4: Hình học không gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV5512 - Chương 4: Hình học không gian

Giáo án Hình học Lớp 8 theo CV5512 - Chương 4: Hình học không gian
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Tiết
CHƯƠNG IV: HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
Tiết 55: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
- Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- Củng cố các khái niệm về các yếu tố của hình hình học đã học. 
- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao. Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
- Biết cách vẽ hình hộp chữ nhật.
2. Về năng lực: Tự chủ, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Toán về phương trình 
3. Phẩm chất: Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ bài học, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thước thẳng, SGK, mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng, projector, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần tìm hiểu trong chương IV
b) Nội dung: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu về chương IV và một số vật thể trong không gian
c) Sản phẩm: HS hình dung được đơn vị kiến thức mình sắp phải nghiên cứu
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu về chương IV, yêu cầu HS lắng nghe
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Học sinh chiếm lĩnh kiến thức về hình hộp chữ nhật như các yếu tố và đặc điểm của chúng; bước đầu làm quen với hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian (yêu cầu nhận bằng trực quan, không cần giải thích được vì sao)
b) Nội dung: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của hình hộp chữ nhật; hiểu được vị trí tương đối: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian 
c) Sản phẩm: HS nêu các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hiểu được bằng trực quan hai vị trí tương đối trong không gian: hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng trong không gian 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động: Giới thiệu chung 
G: Từ lớp 6 đến giờ tất cả các hình và các yếu tố của hình đều xét trong cùng một mặt phẳng hay gọi là hình học phẳng. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp nhiều hình không cùng nằm trong một mặt phẳng, phần hình học nghiên cứu về các hình đó người ta gọi đó là hình học không gian. Ở tiểu học các em đã làm quen với một số hình không gian, như hình hộp chữ nhật, hình lập phương,... Trong chương này các em cùng nghiên cứu về đặc điểm và cách tính diện tích, thể tích của các hình này. Và hình đầu tiên chúng ta nghiên cứu đó là hình hộp chữ nhật. 
Hoạt động: Giới thiệu hình hộp chữ nhật 
Hoạt động của thầy – của trò
	Ghi bảng	
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát mô hình để đưa ra các yếu tố của hình hộp chữ nhật thông qua trả lời các câu hỏi:
G: Chỉ vào mặt của hình hộp chữ nhật đã đổi mầu và nói: Đây là một phần của một mặt phẳng bị giới hạn bởi các mép là một hình chữ nhật người ta gọi đó là một mặt của hình hộp chữ nhật. 
G: Hình hộp chữ nhật có mấy mặt ?
G: Đưa ra hình hộp chữ nhật đã dán sẵn thứ tự của 6 mặt.
G: Mỗi mặt của HHCN có đặc điểm gì ?
H: Mỗi mặt là một hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
G: Chỉ tay vào một đỉnh của HHCN và nói vị trí này được gọi là một đỉnh của hình hộp chữ nhật. Vậy hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh 
G: Mỗi mép của hình hộp chữ nhật mà có dán băng dính được gọi là một cạnh của hình hộp chữ nhật.
G: Mỗi hình hộp chữ nhật có mấy cạnh ?
G chiếu trên màn hình có hình ảnh của hình hộp chữ nhật và giới thiệu giới thiệu là một lần các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
G: Đưa ra hình hộp chữ nhật đã được đánh số thứ tự các mặt trên tay và cho học sinh quan sát.
G: Cho học sinh quan sát và nhận xét mặt (2) và mặt (6) của hình hộp chữ nhật.
G: Hai mặt này của hình hộp chữ nhật có cạnh chung hay không ?
H: Không có cạnh chung.
G: Khi đó hai mặt này của hhc nhật và được gọi là hai mặt đối diện.
G: Hãy tìm các mặt đối diện còn lại ?
G: Trên mô hình của hh chữ nhật này, nếu ta coi mặt (2) và mặt (6) là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật thì các mặt còn lại được xem là các mặt bên. Các mặt bên là những mặt nào ? 
G: Tương tự nếu coi mặt (1) và mặt (3) là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, em hãy xác định các mặt bên ?
G: Dùng hình ảnh của hình hộp chữ nhật lên trên màn chiếu để giới thiệu lại về hai mặt đối diện, mặt đáy, mặt bên của một hình hộp chữ nhật. 
G: Đưa ra mô hình của hình lập phương.
G: Em hãy cho biết hình cô cầm trên tay có tên là hình gì ?
G: Hình lập phương có là hhcn không ?
G: Nhận xét các mặt lập phương ?
H: Các mặt của hình lập phương đều là hvuông.
G: Đưa ra hình chóp cụt và hỏi: Hình không gian này có là hình hộp chữ nhật không ? Vì sao ?
G: Nhấn mạnh: Hình hộp chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
G: Lấy ví dụ về hình ảnh của hình hộp chữ nhật trong thực tế ?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát mô hình, trả lời câu hỏi 
- Báo cáo: 1 HS trả lời miệng các câu hỏi, các HS khác theo dõi, nhận xét
- Kết luận: GV đánh giá, chính xác khái niệm
+ Với mỗi hình hộp chữ nhật đều có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
+ Là hình hộp chữ nhật thì mỗi mặt của nó phải là một hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
+ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
+ Chiếu một số hình ảnh của hình hộp chữ nhật trên màn hình.
1. Hình hộp chữ nhật
- Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt là 6 hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó), có 8 đỉnh, 12 cạnh.
- Mặt đối diện, mặt đáy, mặt bên: (sgk/95). 
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
Hoạt động: Tìm hiểu về mặt phẳng và đường thẳng
Hoạt động của thầy – của trò
	Ghi bảng	
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, lắng nghe giảng, trả lời các câu hỏi:
G: Đặt vấn đề: Khái niệm mặt phẳng và đường thẳng trong hình học phẳng các em đã được làm quen trong chương trình hình học lớp 6. Trong phần hình học không gian, các khái niệm này được hiểu như thế nào? Chúng ta sang mục 2.
G: Cho học sinh quan sát hình hộp chữ nhật:
- Ta có thể xem các đỉnh của hình hộp chữ nhật là các điểm.
- Ta có thể xem các cạnh của hình hộp chữ nhật là các đoạn thẳng.
Do đó để gọi tên và kí hiệu cho một hình hộp chữ nhật người ta sẽ đặt tên cho các đỉnh (giáo viên đưa ra mô hình đã đặt tên). 
G: Đặt tên trên hình vẽ.
G: + Ta thường ghi tên của hình hộp chữ nhật theo tên của hai mặt đối diện.
 + Trong mỗi mặt đối diện ta phải viết tên theo thứ tự các đỉnh của hình chữ nhật như ta viết trong cách ghi kí hiệu của tứ giác.
G: Với cách đặt tên cho các đỉnh vừa rồi thì hình hộp chữ nhật này được kí hiệu như sau: ABCD.A’B’C’D’.
G: Ngoài ra ta có thể kí hiệu hình hộp chữ nhật này theo cách khác: ABB’A’.DCC’D’
G: Đây là hai cách gọi tên của hình hộp chữ nhật này, bạn nào có thể gọi tên theo cách khác 
G: Đặt vấn đề: Làm thế nào để biểu diễn được hình ảnh của hình hộp chữ nhật trên một mặt phẳng chứa mặt bảng, mặt phẳng chứa mặt vở ghi, mặt phẳng chứa mành chiếu ?
G: Để vẽ hình ảnh minh hoạ của hình hộp chữ nhật là ta đi vẽ các cạnh của hình hộp chữ nhật.
G: Đặt hình hộp chữ nhật đã có tên trên mặt bàn cho học sinh quan sát.
G: Các em nhìn thấy mấy cạnh ? Những cạnh nào bị che khuất ?
G: Khi vẽ hình minh hoạ cho hình hộp chữ nhật, những cạnh nhìn thấy được vẽ bằng nét liền; những cạnh không nhìn thấy được vẽ bằng nét đứt. Và thông thường ta sẽ vẽ những cạnh nhìn thấy trước, cạnh không nhìn thấy ta sẽ vẽ sau.
G: Cho thao tác vẽ từng bước trên màn hình. Giáo viên thuyết trình cho từng bước: 
+ Vẽ mặt ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.
+ Vẽ mặt AA’D’D nhìn phối cảnh nó thành hình bình hành. 
+ Vẽ CC’ song song và bằng DD’. Nối C’D’.
+ Vẽ BB’ song song và bằng AA’. Nối A’B’ và B’C’. Được hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ cần vẽ.
G: Thao tác lại từng bước trên bảng cho học sinh quan sát.
G: Soi vở một vài HS để kiểm tra cách vẽ của HS và giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh.
G: Chốt lại và ghi bảng như sách giáo khoa.
G: Mặt ABCD của hình hộp chữ nhật là một phần của mặt phẳng. Người ta gọi mặt phẳng đó là mặt phẳng ABCD. 
G: Giới thiệu cách ghi kí hiệu của mặt phẳng chứa mặt ABCD.
G: Lấy M, N thuộc (ABCD). Có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng MN với mặt phẳng (ABCD) ?
G: Tương tự, đường thẳng AB có vị trí như thế nào với mặt phẳng (ABCD) ?
G: Chốt lại: Đường thẳng đi qua hai điểm nằm trong một mặt phẳng thì nằm trọn trong mặt phẳng đó. 
G: Chiếu hình vẽ 71b) sgk.
G: Ta coi mặt của hình hộp chữ nhật đặt trên mặt bàn là một mặt đáy của hình hộp chữ nhật. Khi đó độ dài của đoạn thẳng AA’ gọi là chiều cao của hình hộp chữ nhật ứng với mặt đáy đó.
G: Đặt hình hộp trên mặt bàn, ở đây coi hai mặt  là hai đáy khi đó chiều cao của hình hộp chữ nhật ứng với mặt đáy đó là độ dài đoạn thẳng nào?
G: Tiếp tục xoay hình hộp chữ nhật. Nêu tên hai đáy ? Xác định chiều cao ứng với mặt đáy của hình hộp chữ nhật khi đó ?
G: Chốt lại:
+ Như vậy trong một hình hộp chữ nhật ứng với các đáy khác nhau có thể chiều cao là khác nhau.
+ Ở tiểu học các em đã biết độ dài ba cạnh xuất phát từ một đỉnh của hình họp chữ nhật được gọi là các kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát mô hình, trả lời câu hỏi 
- Báo cáo: 1 HS trả lời miệng các câu hỏi, các HS khác theo dõi, nhận xét
- Kết luận: GV đánh giá, chính xác khái niệm
2. Mặt phẳng và đường thẳng
Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ta có thể xem:
· Các đỉnh: A, B, C,  như là các điểm.
· Các cạnh: AD, DC, CC’,  như là các đoạn thẳng.
· Mặt phẳng chứa mặt ABCD của hình hộp chữ nhật được kí hiệu là (ABCD).
- Đường thẳng đi qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết các yếu tố của hình hộp chữ nhật
b) Nộ ... ẩm chất:
- Tự lập, tự tin trong học tập, tự chủ và có tinh thần cố gắng: hoạt động nhóm 
- Trung thực, tự trọng 
- Có trách nhiệm với bản thân, bạn bè.
- Tôn trọng, chấp hành kỉ luật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hệ thống bài tập, dụng cụ vẽ hình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã được học ở chương II và chương II 
b) Nội dung
- Nêu các kiến thức cơ bản đã được học ở chương II và chương II ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
c) Sản phẩm: HS hệ thống các kiến thức cơ bản ở chương II và chương II 
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Đưa câu hỏi, yêu cầu HS trả lời
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi
- Báo cáo: HS trả lời miệng
- Kết luận: GV nhận xét, sửa chữa (nếu cần) sau khi HS trình bày, nhận xét bài 
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Học sinh nhắc lại các kiến thức trong học kì 1 và vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập liên quan
b) Nội dung: Làm bài tập 2, 3, 5 (Sgk – 132) 
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh dưới bảng sau
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động: Lý thuyết
? Trong năm học này em đã học những kiến thức cơ bản nào.
? Chương I, II đã học kiến thức gì.
GV hệ thống lại theo SGK.
Hoạt động: Ôn tập chứng minh các hình tứ giác cơ bản.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
 AOB đều suy ra tam giác nào là tam giác đều ? Từ đó suy ra điều gì ?
 E, F là các trung điểm ta suy ra điều gì ?
 CF có tính chất gì ?
 FG có tính chất gì ?
 EG có tính chất gì ?
Từ các điều trên ta suy ra điều gì ?
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề và trình bày lời giải
· Bài 2. (sgk/132)
AOB đều suy ra COD đều 
OC = OD
AOD = BOC (c.g.c) AD = BC
EF là đường trung bình của AOD nên EF = AD = BC (1) .
( Vì AD = BC)
_
_
G
O
E
F
D
C
B
A
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
CF là trung tuyến của COD 
nên CF DO
do đó CFB vuông tại F có FG là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên FG = BC (2)
Tương tự ta có EG = BC (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra EF = FG = EG, suy ra EFG là tam giác đều
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
- Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
Từ GT suy ra tứ giác BHCK là hình gì ?
Hbh BHCK là hình thoi khi nào?
(có nhiều cách tìm ĐK của ABC để tứ giác BHCK là hình thoi)
Hbh BHCK là hình chữ nhật khi nào?
(có nhiều cách giải)
Hbh BHCK có thể là hình vuông được không ? khi nào ?
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề và trình bày lời giải
· Bài 3. (sgk/132)
a) Từ GT suy ra: CH // BK; BH // CK nên tứ giác BHCK là hình bình hành
Hbh BHCK là hình thoi HM BC
Mà HA BC nên HM BCA, H, M thẳng hàng ABC cân tại A
b) Hbh BHCK là hình chữ nhật 
BH HC
Ta lại có BE HC, CD BH nên BHHC H, D, E trùng nhau 
 H, D, E trùng A
Vậy ABC vuông tại A
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
Hoạt động: Ôn các dạng bài tập về diện tích
- Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
G: Hãy so sánh diện tích CBB’ và ABB’?
G: Hãy so sánh diện tích ABG và ABB’?
G: Từ (1) và (2) ta suy ra điều gì ?
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề và trình bày lời giải
·Bài 5. (sgk/132)
( Vì và có và có chung đường cao hạ từ B xuống AC)
 (1)
mà (2) .( hai tam giác có chung AB; đường cao hạ từ B’ xuống AB bằng đường cao hạ từ G xuống AB)
Từ (1) và (2) suy ra: 
= 2. = 3SABG = 3S
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
4. Hoạt động 4: Vận dụng Kết hợp trong quá trình luyện tập 
Dặn dò:
- Học bài: Nắm chắc các kiến thức đã được ôn tập trong bài
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bị tốt để tiết sau tiếp tục ôn tập
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
- Hệ thống, củng cố kiến thức chương III, chương IV đã học trong chương trình Toán 8 phần hình học thông qua các bài tập ôn tập
2. Về năng lực: Tự chủ, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Toán về phương trình 
 3. Phẩm chất: Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ bài học, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hệ thống lại các kiến thức trong chương 3; 4, dụng cụ vẽ hình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã được học ở chương III và chương IV
b) Nội dung
- Nêu các kiến thức cơ bản đã được học ở chương III và chương IV
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
c) Sản phẩm: HS hệ thống các kiến thức cơ bản ở chương III và chương IV
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Đưa câu hỏi, yêu cầu HS trả lời
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi
- Báo cáo: HS trả lời miệng
- Kết luận: Chốt lại các kiến thức cần nhớ
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Học sinh nhắc lại các kiến thức trong học kì 1 và vận dụng các kiến thức đó để giải các bài tập liên quan
b) Nội dung: Làm bài tập 2, 3, 5 (Sgk – 132) 
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh dưới bảng sau
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động: Lý thuyết
GV chốt lại phần kiến thức cơ bản nhất qua phần KTBC
Hoạt động: Ôn tập về tam giác đồng dạng
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
Kẻ ME // AK (E BC) ta có điều gì ?
Từ GT suy ra ME có tính chất gì ?
So sánh BC với BK?
Từ đó so sánh 
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề và trình bày lời giải
· Bài 6. (sgk/132)
 Kẻ ME // AK (E BC) ta có 
( Đl Talet) KE = 2BK
ME là đường trung bình của ACK nên
EC = KE = 2BK. Ta có
BC = BK + KE + EC = 5BK 
 (Hai tam giác có chung
đường cao hạ từ A)
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
G: Cho học sinh suy nghĩ tìm cách giải
G: AK là phân giác của ABC nên ta có điều gì ?
G: MD // AK ta suy ra điều gì ?
G: ABK DBM và 
ECM ACK ta có điều gì?
G: Từ (1) và (2) suy ra điều gì?
Mà BM = CM nên ta có KL gì?
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề, vẽ hình và trình bày lời giải
· Bài 7. (sgk/132)
AK là phân giác của ABC nên ta có 
 (1)
Vì MD // AK nên ABK DBM và 
ECM ACK . Do đó
 và (2)
Từ (1) và (2) suy ra (3)
Do BM = CM (GT) nên từ (3) BD = CE
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
Hoạt động 3. Ôn tập về hình không gian.
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đọc đề bài, vẽ hình, viết GT, KL của bài toán và trình bày lời giải 
H: Đọc đề bài
G: Viết GT, KL và vẽ hình ?
G: Từ GT suy ra tứ giác là hình gì ? Vì sao ?
G: Hình bình hành là hình chữ nhật khi nào ? Hãy chứng minh ?
G: Tương tự ta có KL gì ?
G: Trong :
 Trong ABC: AC2 =?
 Từ đó ta có điều gì ?
G: Diện tích toàn phần của Hcn tính như thế nào?
G: Thể tích tính ra sao ?
- Kết luận: Đánh giá, sửa chữa (nếu cần)
- Thực hiện nhiệm vụ: Đọc, phân tích đề, vẽ hình và trình bày lời giải
· Bài 10. (sgk/132)
a) Tứ giác là Hbh vì có và mà 
Nên tứ giác là HCN (đpcm)
C/m tương tự ta có tứ giác là Hcn
b) 
Trong ABC: AC2 = AB2 + BC2 
 = AB2 + AD2
Do đó: 
c) = SXq + 2Sđ 
= (AB + AD).AA’+ 2.AB.AD = 1784cm2
V = AB . AD . AA’= 4800 cm3
- Báo cáo: 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác trình bày vào vở
4. Hoạt động 4: Vận dụng Kết hợp trong quá trình luyện tập 
Dặn dò:
- Học bài cũ: Nắm chắc kiến thức đã ôn tập trong bài; tự làm lại các bài tập đã chữa
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
- Ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì 2.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tiết 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
- Học sinh nhận biết những ưu- nhược điểm của mình trong bài kiểm tra về kiến thức, cách trình bày .
- Học sinh nhận ra các lỗi trong quá trình giải toán, có hướng sửa chữa, rút kinh nghiệm trong các bài làm sau.
- Khắc sâu cách trình bày bài toán, tránh các lỗi trong quá trình làm bài .
2. Về năng lực: Tự chủ, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ Toán về phương trình 
3. Phẩm chất: Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ bài học, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, chăm chỉ. Qua bài kiểm tra, học sinh tự điều chỉnh phương pháp học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Bài kiểm tra của học sinh , đề bài và đáp án
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
G: - Trả bài kiểm tra của học sinh , nêu lời giải của đề kiểm tra 
H: Xem bài của mình , đổi chéo bài bạn để nhận xét .
G: Nhận xét bài làm của học sinh 
* Đề tự luận 
· Ưu điểm: 
- Đa số các em vẽ hình tương đối chính xác.
- Có kĩ năng chứng minh hai tam giác đồng dạng và tính độ dài của đoạn thẳng dựa vào tam giác đồng dạng
- Biết dựa vào quan hệ giữa hai tam giác đồng dạng để chứng minh được hệ thức.
· Nhược điểm:
- Nhiều em chưa biết phát hiện để làm được phần c
- Một số em trình bày bài chưa đầy đủ căn cứ, còn viết sai thứ tự các đỉnh tương ứng khi sử dụng kí hiệu hai tam giác đồng dạng.
· Kết quả: 	 8ª4 : 29/37 = 78,3%. em từ TB trở lên 
Điểm
0 ->2
2->5
5->6.5
6.5->8
8-10
Lớp 8a4
3
5
7
10
12
 Hướng dẫn học ở nhà
- Giáo viên nhắc nhở các em ôn tập lại các kiến thức của cả năm học còn nắm chưa vững.
- Nhắc nhở, giáo dục học sinh ý thức học tập kì nghỉ hè.
- Làm lại và xem kĩ các dạng bài tập đã chữa trong năm học.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_theo_cv5512_chuong_4_hinh_hoc_khong_g.doc