Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS cần hiểu Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại cua việc kết hôn sớm.

- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.

2. Năng lực:

- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.

- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.Thiết bị dạy học:

 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.

III. Tiến trình dạy học

1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

1.Hoạt động khởi động - DH đàm thoại

- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

 - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức - DH theo nhóm

- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Thuyết trình, vấn đáp - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

3.Hoạt động luyện tập - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- DH theo nhóm, cặp đôi

 - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

- KT động não

4. Hoạt động vận dụng - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Đóng vai

 - KT đặt câu hỏi

 

doc 30 trang cucpham 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu
Tuần 20-Tiết 20
Ngày soạn 
Kế hoạch dạy
10/1/2021
Lớp 
9A
9B
9C
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
/1/2021
/1/2021
/1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN
(Tiết 20)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS cần hiểu Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại cua việc kết hôn sớm. 
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình.	
2. Năng lực:
- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
- DH đàm thoại
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo nhóm, cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Đóng vai
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS quan sát ảnh và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, ghi câu trả lời vào giấy A0:
	1. Em có suy nghĩ gì khi đọc những dòng chữ trong bức ảnh trên?
2. Theo em, hôn nhân và gia đình có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội?
	c) Sản phẩm: 
	- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi để biết được gia đình là nơi bình yên nhất, là tổ ấm hạnh phúc của mỗi cá nhân, là tế bào sống của xã hội. Từ đó bước đầu nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, là kết quả của tình yêu và hôn nhân. Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào? Ý nghĩa của những quyền và nghĩa vụ đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 12.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam
a) Mục đích: 
	- Giúp HS hiểu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
b) Nội dung: 
- GV liên hệ thực tế và đàm thoại để học sinh thảo luận chung tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung trả lời:
1. Thế nào là hôn nhân tự nguyện? Vì sao phải tự nguyện?
2. Theo em hiểu thực hiện kế hoạch hoá gia đình là ntn?
3. Kết hôn theo nguyên tắc 1 vợ 1 chồng là như thế nào?
4. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp chung và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét: 
1. Tự nguyện là không bên nào ép buộc bên nào vì nếu không tự nguyện sẽ không hiểu nhau, không hoà hợp với nhau được, vợ chồng sẽ mâu thuẫn.
2. KHHGĐ: Không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày, nên đẻ khi nữ 22 tuổi trở lên. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
3. Người đã có vợ hoặc chồng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
4.
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
a) Mục đích: 
	- Giúp học sinh hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức đặt vấn đề để học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được điều kiện kết hôn, những trường hợp nào bị cấm kết hôn và quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên nêu một vài trường hợp tảo hôn và đặt câu hỏi để 4 nhóm thảo luận
Nhóm 1. Những trường hợp tảo hôn như trên có đúng pháp luật không? Vì sao?
Nhóm 2. Khi kết hôn cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
Nhóm 3. Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Vì sao?
Nhóm 4. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được pháp luật quy định như thế nào? Liên hệ thực tế.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và tiến hành thảo luận. Thư ký ghi lại câu trả lời của nhóm mình vào giấy A0.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Cho nhóm khác phản biện (nếu cần) và nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
Nhóm 1: Tảo hôn là vi phạm pháp luật vì người kết hôn có độ tuổi còn quá nhỏ, không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc học tập,  
Nhóm 2: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên do nam nữ tự nguyện và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhóm 3: Cấm kết hôn:
Người đang có vợ hoặc chồng, người mất năng lực hành vi dân sự 
Nhóm 4: Vợ chồng bình đẳng với nhautôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. Ví dụ: Vợ không đi làm ra tiền nhưng ở nhà lo cơm nước, con cái thì khi chồng muốn dùng tiền lương làm ra cũng phải bàn bạc với vợ, muốn chuyển chỗ ở,  gia đình phải thống nhất với nhau.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quy định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau về nghề nghiệp nhân phẩm của nhau.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Trách nhiệm của công dân
a) Mục đích: 
	- Giúp học sinh biết được trách nhiệm của công dân trong hôn nhân và gia đình.
b) Nội dung: 
- GV đặt vấn đề để học sinh tìm hiểu nội trách nhiệm của công dân trong hôn nhân.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được trách nhiệm của công dân trong hôn nhân và gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
1. Trách nhiệm của chúng ta trong hôn nhân.
2. Trách nhiệm của học sinh trong hôn nhân.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận chung và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời:
1.
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
2. 
- HS cần đánh gia đúng mức bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật HNGĐ. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu nội dung của KHHGĐ góp phần vào việc chốn lại những tư tưởng thói quen cũ như tảo hôn. HS không được tảo hôn.
- Có quy định chặt chẽ để không gây rối loạn trong quan hệ hôn nhân gia đình, xã hội.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển gi ... c nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân biết được các loại hợp đồng lao động.
2. Năng lực 	
	- Năng lực: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Tính toán.
3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
- DH đàm thoại
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo nhóm, cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Đóng vai
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
 Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về những quy định của pháp luật, bộ luật lao động...
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
b.Nội dung:
- HS nghe và đọc tình huống để đưa ra câu trả lời
c. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
d. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Cho TH: học hết THCS, An đi làm việc cho 1 công ty B và làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như: bốc vác nặng, làm tăng ca, làm đêm
? Theo em, việc công ty B giao việc cho An có phù hợp với quy định của bộ luật LĐ hiện hành không? 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Trao đổi cộng đồng
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: 
Theo BLLĐ: K vì: Cấm sử dụng người lao động dưới 18T làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học  
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 1. Đặt vấn đề - tiếp
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để đàm thoại tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động.
b) Nội dung: 
- HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi nhằm biết được hợp động lao động là gì và ý nghĩa của nó.
c) Sản phẩm: Học sinh hiểu được hợp hoạt động lao động chân chính và ý nghĩa của nó đối với từng cá nhân, gia đình và xã hội. Từ đó có những nhận thức ban đầu về hợp đồng lao động,quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong lao động.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
?Bản cam kết giữa chị Ba & giám đốc CT TNHH HL có phải là hợp đồng lao động không?Vì sao?
?Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không?Như vậy có phải là vi phạm hợp đồng lao động không?
?Hợp đồng lao động là gì?
?Nguyên tắc,nội dung,hình thức của hợp đồng lao động?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận chung trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Mời học sinh khác nhận xét.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
1. Hợp đồng lao động là:
a.Khái niệm:
-Là sự thoả thuận giữa người lao động & người sử dụng lao động
b.Nguyên tắc:
Thoả thuận tự nguyện,bình đẳng
c.Nội dung:
-Công việc phải làm,thời gian,địa điểm
-Tiền lương,tiền công,phụ cấp
-Các đk đảm bảo lao động,bảo hộ lao động
Kết luận và nhận định
Giáo viên định hướng học sinh trả lời, đánh giá kết quả đàm thoại:
1. Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dạy nghề, hướng dẫn họ SX làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán.
2. Giúp các em có tiền bảo đảm cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho XH → Việc làm của ông là đúng mục đích
3. Ông An đã làm một việc có ý nghĩa tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho mình,cho người khác, cho XH.
4. Bài học: Mỗi người chúng ta cần phải tìm cho mình một việc làm ổn định để góp phần nâng cao đời sống gia đình và góp phần phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
Mục 3, 4.
a) Mục đích: 
	- Giúp học sinh biết được những quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, lao động và việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
b) Nội dung: 
- Giáo viên diễn giải và đặt câu hỏi để học sinh đàm thoại nhằm tìm hiểu những quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, việc sử dụng lao động là trẻ em và những việc làm bị cấm của người sử dụng lao động.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; biết được quy định của PL về sử dụng lao động là trẻ em. Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Bết được các loại hợp đồng lao động.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
1. Nhà nước đã sử dụng những gì để bảo vệ quyền tự do lao động cho công dân?
2. Nêu những quy định của Nhà nước ta về quyền lao động của công dân.
3. GV cho HS đọc tư liệu tham khảo trong SGK và trả lời câu hỏi: Pháp luật nước ta đã nghiêm cấm những hành vi nào trong lao động?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành đọc SGK để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh của các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng học sinh trả lời và chốt kiến thức để học sinh ghi bài:
1. Nhà nước sử dụng pháp luật và các công cụ hỗ trợ: quân đội, nhà tù, cảnh sát,  để bảo vệ quyền tự do lao động của công dân.
- Giáo viên giới thiệu tới học sinh:
+ BLLĐ 2019 được Quốc Hội khóa XIV thông qua Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14. 
+ BLLĐ 2014 được Quốc Hội khóa XIII thông qua Bộ Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13.
2. 
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.
- Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
- GV: giới thiệu những sự kiện tôn vinh những doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế như “Sao Vàng đất Việt”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, 
3. Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Cấm lạm dụng người lao động dưới 18 tuổi; Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
GV liên hệ thực tế về việc ngược đãi người lao động hoặc vụ việc đi xuất khẩu lao động chui không được pháp luật bảo vệ.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Chính sách của Nhà nước 
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.
- Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
4. Những điều nghiêm cấm của pháp luật: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Cấm lạm dụng người lao động dưới 18 tuổi; Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
3..Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
 - Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
b.Nội dung: HS đọc và làm các bài tập
c. Sản phẩm hoạt động: vở HS
d. Tiến trình hoạt động (lần lượt thực hiện các bài tập 2. 6)
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
Bài tập 3: (T50)
Đáp án đúng: c, đ, e
- Không đồng tình-> thuê người làm không hoàn thành nghĩa vụ trường giao
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk
- HS trb cá nhân
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.
 Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.
b. Nội dung:Hs đọc tình huống và phân công vai diễn
c. Sản phẩm hoạt động: Cách giải quyết tình huống của hs
d. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên
GV tổ chức HS xử lí tình huống( diễn kịch)
 Nhà trường phân công 9A lđ vệ sinh bàn ghế trong lớp. 1 số bạn đề nghị lấy quỹ lớp thuê người làm
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :nhóm	
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
====================
Duyệt G/án ngày /1/2021
Tổ trưởng
Tiêu Thị Hương Giang

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc.doc