Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải có chí công vô tư.

2. Kĩ năng:

 HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, biết tự kiểm tra mình.

3. Thái độ:

 HS đồng tình ủng hộ, biết quý trọng những hành vi thể hiện chí công vô tư phê phán phản đối những hành vi tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

4. NL cần hướng tới:

 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

 

doc 213 trang cucpham 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 1 – Bài 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải có chí công vô tư.
2. Kĩ năng:
 HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, biết tự kiểm tra mình.
3. Thái độ:
 HS đồng tình ủng hộ, biết quý trọng những hành vi thể hiện chí công vô tư phê phán phản đối những hành vi tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Kế hoạch bài học
- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;
- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;
- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- HS đọc, tìm hiểu trước bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm cặp đôi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật động não
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Dự án
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các họat động
A. HĐ khởi động
1. Mục tiêu: 
- HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cộng đồng,cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Em hiểu câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?
 “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
               Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
               Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
               Thiếu một mùa, thì không thành trời,
               Thiếu một phương, thì không thành đất.
               Thiếu một đức, thì không thành người” 
- HS tiếp nhận và thực hiện yêu cầu
- HS: trao đổi cặp đôi và tb
- Dự kiến sp: câu trả lời của HS( phẩm chất cần có của mỗi con người giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người.)
*Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Gv nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống và dẫn dắt vào bài
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thày- trò
 Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề (8’) .
1. Mục tiêu: HS hiểu được những việc làm thể hiện chí công vô tư
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- TB miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ
 các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận các vấn đề.
=> Thảo luận lớp các câu hỏi có ở phần gợi ý 
? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
- Học sinh: Làm việc
- Giáo viên: quan sát
- Dự kiến sản phẩm: + Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là ngừơi gánh vác được công việc chung của đất nước.
 => Điều đó chứng tỏ ông thực sự công bằng, không thiên vị.
- Hs: Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
=> Nhờ phẩm chất đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm cuả nhân dân ta đối với người; Tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục lòng tự hào và sự gắn bó thân thiết gần gũi
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
- Gv: Nhận xét - bổ sung => Kết luận
Việc làm của Tô Hiến Thành và Hồ Chủ Tịch có chung một phẩm chất rất đáng quý. Đó là “chí công vô tư”
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học (19’)
1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện
2. Phương thức thực hiện:
- Trải nghiệm
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
? Qua đây em hiểu thế nào là chí công vô tư?
? Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư 
? Qua đó em thấy chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào với cá nhân và tập thể (xh)
? Để trở thành người chí công vô tư chúng ta phải làm gì ?
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ
- Dự kiến sản phẩm
 Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người
- Qua lời nói: bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí,....
- Qua hành động : Dạy học miễn phí, cho điểm công bằng.....
Gv: Nếu một người luôn luôn cố gắng vươn lên bằng tài năng sức lực của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho bản thân (như mong làm giầu, đạt kết quả cao trong học tập... thì đó có phải là hành vi của sự chí công vô tư ko ? - có)
? Trái với chí công vô tư là gì ? Cho ví dụ ?
Hs : tự tư tự lợi, ích kỷ, tham lam – nâng đỡ con cháu kém tài, đức đảm nhận những vị trí quan trọng.
Gv: Đưa ra những biểu hiện của sự tự tư tự lợi, giả danh chí công vô tư hoặc lời nói thì chí công nhưng việc làm lại thiên vị.....Để học sinh phân biệt. 
Có những kẻ miệng nói có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện sư ích kỷ, tham lam đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể...thì đó là kẻ đạo đức giả không phải là những con người chí công vô tư thực sự . (trù dập, tham ô...)
Gv: Mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng đắn để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (Hoặc không chí công vô tư) mà còn cần phải có thái độ ủng hộ , quý trong người chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi thiếu công bằng.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học
1.Chí công vô tư:
 Là phẩm chất đạo đức tốt dẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người.
2. Biểu hiện của chí công vô tư:
+ Thể hiện sự công bằng, không thiên vị.
+ Giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
3. Ý nghĩa của chí công vô tư
 - Với xã hội : Thêm giàu mạnh , công bằng, dân chủ
 - Với cá nhân: Được mọi người tin yêu
4. Rèn luyện chí công vô tư
- Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
C. HĐ luyện tập
1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
 - Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: vở HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
? Đọc, giải thích câu ca dao 
“Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
(phê phán những việc làm vì lợi ích cá nhân, tham lam, vị kỉ, lấy của chung làm của riêng)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập.
GV: cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt.
Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm.
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :Thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS
* Dự kiến sản phẩm
Bài 1. 
- d,e: chí công vô tư. Vì Lan và Nga giải quyết công việc xuất phát vì lợi ích chung
- a,b,c,đ : không .
Bài 2.
- Tán thành: d,đ
- Không tán thành: a,b,c.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk
->Giáo viên chốt kiến thức 
D. HĐ vận dụng
1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.
 Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.
2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, cộng đồng
3. Sản phẩm hoạt động: vở HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Hãy kể những biểu hiện chí công vô tư và không chí công vô tư của em, bạn em và những người xung quanh. Đề xuất cách rèn luyện để có chí công vô tư
- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :cá nhân, cặp đôi
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: Vở HT của HS
*Báo cáo kết quả: Thuyết trình
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
1. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến th ...  tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, 0,25đ rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. 0,25đ Đồng thời, thanh niên phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hôi,, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 0,25đ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, 0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ
Câu 2:
 Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ
 Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:
 Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ
 Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ
 Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 34 
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống những kiến thức đã học từ đầu năm.
- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức đạo đức tốt, học tập cần cù chăm chỉ vì ngày mai lập nghiệp.
II. Chuẩn bị:
- GV : soạn giáo án, hệ thống câu hỏi.
- HS : ôn tập
III. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: trong quá trình ôn tập
3. Bài mới (40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nôi dung cần đạt
 HĐ 1: Ôn lí thuyết (25’)
GV cho h/s ghi câu hỏi thảo luận
Chia lớp thành 4 nhóm
- Lớp cử ra BGK gồm lớp phó học tập, văn nghệ, lớp trưởng
- Hình thức hoạt động: hái hoa dân chủ
- Các tổ cử người lên hái hoa cho tổ mình, mỗi bông hoa là 1 câu hỏi liên quan nội dung bài học
- Y/c HS vận dụng điều đã học để trả lời
- Điểm 9,10: trả lời đúng, đã nội dung
 +tự tin, khiêm tốn
- Điểm 7,8: trả lời tương đối đúng, đủ y/c.
+ Diễn đạt chưa thật tốt.
- Điểm < 6 lúng túng, chưa hiểu.
BGK liên hệ với giáo viên bộ môn để có đáp án hoàn chỉnh, ngắn gọn.
HS trả lời cần đủ ý, cách diễn đạt, dùng từ khác nhau song có thể linh hoạt cho điểm
HĐ 2: Xử lí tình huống (15’)
BT: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào?
- Hs sắm vai, xử lí tình huống:
Hà có thể xin làm ...
BT: Nhà Hoà có 2 anh em. Anh trai Hoà vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoà không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại?
? Nếu em là Hoà em sẽ làm gì? Vì sao?
- Hs sắm vai.
- Gv nhận xét, bổ sung.
I. Hệ thống câu hỏi thảo luận :
Nêu trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước?
Hôn nhân là gì?
Nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
Thế nào là kinh doanh? Người kinh doanh phải tuân thủ những quy định gì?
Thuế là gì? Tại sao người kinh doanh phải đóng thuế? 
II. Hệ thống đáp án câu hỏi. 
Câu 1:
+ Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật.
+ Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh.
+ Rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực.
+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội....
2. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
3. Nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế....
4. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Người kinh doanh phải:
+ tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của nhà nước.
+ Phải kê khai đúng số vốn.
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
+ Không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như: thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm....
5. Thuế:
- Là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.
- Thuế có tác dụng:
+ ổn định thị trường.
+ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo, phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước.
III. Xử lí tình huống:
1. Đáp án:
Hà có thể xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công.
2. Đáp án: Em sẽ:
+ Thuyết phục anh trai nhập ngũ...
+ An ủi, động viên mẹ để mẹ yên tâm, vui vẻ cho anh lên đường....
4. Củng cố (3’): Giáo viên khái quát nội dung bài
5. Dặn dò: (1’) ôn tập theo nội dung trên
6. Rút kinh nghiệm
KÝ duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế để có hành vi, ứng xử đạo đức tốt
- Rèn luyện kĩ năng làm bài, ý thức đạo đức, kỷ luật trong giờ kiểm tra
- Lấy kết quả để tổng kết điểm học kỳ 1
II. Chuẩn bị: 
- Gv nghiên cứu tài liệu soạn ga, ra đề, phô tô đề thi
- H/s : ôn bài cũ
III. Tiến trình hoạt động: 
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: (45’)
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Tại sao phải bảo vệ tổ quốc? Nêu nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc? 
Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, học sinh chúng ta phải làm gì?
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
4đ
40%
 1
 40%
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Biết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân. 
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1
3đ
30%
1
3đ
30%
3.Lý tưởng sống của thanh niên
Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Em đã có kế hoạch gì để rèn luyện bản thân?
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
/1
3
30%
1
3đ
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
0,5/1+0,5/1+1
4,5đ
45%
2
5đ
50 %
10
100%
Giáo viên phát đề cho HS
Đề bài:
I. Tự luận:
Câu 1: Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Tại sao phải bảo vệ tổ quốc? Nêu nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, học sinh chúng ta phải làm gì?
Câu 2:
Ba và Dung cùng học một trường trung học dân lập, họ yêu nhau khi mới học lớp 10. Mọi người khuyên ngăn hai người nên lo học hành rồi ra trường mới lo xây dựng gia đình cũng chưa muộn. Thế nhưng khi chưa học xong lớp 12 thì Dung đã có thai. Gia đình nhà Dung bàn chuyện cưới nhưng gia đình nhà Ba không tổ chức. Dung bỏ học sinh con. Cả Ba và Dung đều lỡ dở chuyện học hành.
Theo em, trách nhiệm thuộc về ai?
Nêu những hậu quả mà Ba và Dung phải gánh chịu? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện của Ba và Dung?
Câu 3:
Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước?
Trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay có quan niệm sống: “Được đến đâu, hay đến đó”; “Nước đến chân mới nhảy”.
Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Em đã có kế hoạch gì để rèn luyện bản thân?
Đáp án, biểu điểm:
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
* Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1điểm)
* Phải bảo vệ tổ quốc vì: Đó là thành quả do cha ông phải đổ bao xương máu để gây dựng; Hiện nay các thế lực phản động vẫn đang tìm mọi cách chống phá... (1điểm)
* Nội dung các hoạt động bảo vệ tổ quốc gồm: (1điểm)
+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.......
* Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc học sinh chúng ta cần phải: (1điểm)
+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ....
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh ..........
+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời...............
Câu 2: (mỗi ý đúng được 1điểm) (điểm)
Theo em, trách nhiệm thuộc về: Dũng và Ba; gia đình của Ba và Dũng; nhà trường nơi Ba và Dũng đang theo học.
 Nêu những hậu quả mà Ba và Dung phải gánh chịu: cả hai phải bỏ học, tương lai mờ mịt, phải nuôi con khi còn quá trẻ,...................
Bài học cho bản thân qua câu chuyện của Ba và Dung: phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu...
Câu 3 (3 điểm)
Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện. Họ là thế hệ có sức khoẻ, có hoài bão, lý tưởng, giàu mơ ước,........
 Trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay có quan niệm sống: “Được đến đâu, hay đến đó”; “Nước đến chân mới nhảy”.
Em không đồng tình với quan niệm đó. Vì :nó thể hiện lối sống thụ động, hưởng thụ, ích kỉ, không có mục đích, lý tưởng sống.....
- Kế hoạch để rèn luyện bản thân: xác định rõ lý tưởng sống. Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để đạt mục đích đã đề ra. (1 điểm)
4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò: Nhắc nhở ý thức trong thi cuối năm và nghỉ hè.
6. Rút kinh nghiệm:
KÝ duyệt của tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_ca.doc