Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1-7

I- Mục tiêu bài học:

1- Kiến thức:

 HS hiểu thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư.

2- Tư tưởng:

 - Biết quí trọng và ủng hộ những biểu hiện thể hiện sự chí công vô tư.

 - Biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình và của mọi người.

3- Kĩ năng:

 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 - Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

II- Phương tiện, tài liệu:

 - Phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Tài liệu: Truyện kể, ca dao tục ngữ.

III-Tiến trình giờ dạy:

1- Ổn định lớp(1)

2- Kiểm tra bài cũ(4)

3- Bài mới(35)

a- Mở bài: GV giới thiệu tấm gương Bác Hồ: Cả đời Bác bôn ba khắp nơi với cái đói, rét, sự lùng bắt của kẻ thù. không làm Bác sờn lòng. Vậy Bác làm những điều đó vì lợi ích cá nhân mình hay vì lẽ khác.

 

doc 23 trang cucpham 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1-7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1-7

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 1-7
Giáo án môn giáo dục công dân khối 9
Năm học 2008-2009
Ngày giảng 20- 08- 2008
Tiết 1: 
Bài 1: chí công vô tư
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
	HS hiểu thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư.
2- Tư tưởng:
	- Biết quí trọng và ủng hộ những biểu hiện thể hiện sự chí công vô tư.
	- Biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình và của mọi người.
3- Kĩ năng: 
	- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
	- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II- Phương tiện, tài liệu:
	- Phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh liên quan đến bài học.
	- Tài liệu: Truyện kể, ca dao tục ngữ.
III-Tiến trình giờ dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
3- Bài mới(35)
a- Mở bài: GV giới thiệu tấm gương Bác Hồ: Cả đời Bác bôn ba khắp nơi với cái đói, rét, sự lùng bắt của kẻ thù... không làm Bác sờn lòng. Vậy Bác làm những điều đó vì lợi ích cá nhân mình hay vì lẽ khác.
b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc 2 câu chuyện trong SGK mục ĐVĐ.
- GV chia lớp làm 6 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải qyuết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
+ Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
+ Nhóm 3: Em hiểu thế nào là chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng?
- HS theo nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm bổ xung hoàn chỉnh ý kiến.
GV kết luận, bổ xung những vấn đề học sinh chưa trả lời hết.
* Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Song phẩm chất đó phải thể hiện bằng cả lời nói, hành động, ở mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy chúng ta phải có nhận thức đúng để phân biệt sự chí công vô tư, có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư, phê phán những hành động vụ lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
Hoạt động 2
? Thế nào là chí công vô tư? Lấy ví dụ về sự chí công vô tư được thể hiện ngay trong lớp học của em?
? Chí công vô tư có tác dụng ntn đối với đời sống con người?
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về biểu hiện trái với trí công vô tư để HS có thể so sánh.
Hoạt động 3
? Là cán bộ lớp, em thể hiện phẩm chất chất này ntn? Nó có đem lại lợi ích gì cho lớp hoặc cá nhân em không?
HS lấy các tấm gương, biểu hiện của người chí công vô tư trong lớp, trường và xã hội.
HS đọc các câu ca dao tục ngữ về sự chí công vô tư?
? Nếu là cán sự lớp em sẽ giải quyết mọi vấn đề tồn tại của lớp ntn?
? Là HS, em thực hiện phẩm chất này như thế nào? Thái độ của em sau khi học xong bài học?
HS suy nghĩ, lần lượt trả lợi nghiêm túc những vấn đề GV nêu.
GV cho HS làm một số bài tập trong SGK
12
10
13
I- Đặt vấn đề:
- Tô Hiến Thành là người công bằng không thiên vị: Tiến cử người có năng lực vào công việc của đất nước, không vị nể tình thân.
- Bác Hồ là người luôn hoạt động vì lợi ích tập thể: "ích nước lợi dân".
II- Nội dung bài học:
a- Khái niệm chí công vô tư: 
SGK
b- Tác dụng:
+ Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
+ Xây dựng đất nước giàu mạnh công bằng văn minh.
+ Cá nhân được mọi người tin yêu kính trọng.
III- Liên hệ thực tế:
- HS cần có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư, phê phán những hành động cá nhân, vụ lợi trong giải qyuết công việc.
4- Sơ kết tiết học(4)
	- Thế nào là chí công vô tư? biểu hiện của chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày?
	- Là HS em rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào?
5- Hướng dẫn về nhà(1)
	Làm bài tập trong SGK. Học nội dung bài theo SGK.
Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới.
*************************************************************
Ngày giảng 27- 8- 2008
Tiết 2:
Bài 2: tự chủ
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
	- HS hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
	- Sự ncần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
2- Tư tưởng:
	- HS biết tôn trọng những người biết sống tự chủ, Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
3- Kĩ năng:
	- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ.
	- Biếtđánh giá bản thân và những người khác về tính tự chủ.
II- Phương tiện, tài liệu:
	- Phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh liên quan.
	- Tài liệu: Những mẩu chuyện, những tấm gương trong cuộc sống hàng ngày.
III- Tiến trình giờ dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
	- Thế nào là người chí công vô tư? Liên hệ bản thân đã rèn luyện phẩm chất này như thế nào?
3- bài mới(35)
	a- Mở bài: GV nêu gương 1 HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không bi quan chán nản, không buông xuôi phó mặc số phận mà vẫn đến lớp và khắc phục khó khăn để học tập tốt, trở thành một học sinh giỏi. Em HS đó là người có tính tự chủ.
	b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho HS đoc tình huống SGK
GV chia HS thành 6 nhóm nhỏ thảo luận 6 vấn đề:
+ Nhóm 1: bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình?
+ Nhóm 2: Hãy nhận xét bà Tam là người như thế nào?
+ Nhóm 3: N từ chỗ là một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp ntn? Vì sao/
+ Nhóm 4: Theo em tính tự chủ được thể hiện ntn?
+ Nhóm 5: Tìm những biểu hiện trái với tự chủ? 
+ Nhóm 6: Vì sao con người phải biết tự chủ?
HS tiến hành thảo luận nhóm, đại diện từng nhóm trình bày kết qủa thảo luận.
GV bổ xung, kết luận
? Với 2 tấm gương trên, em sẽ học tạp theo tấm gương nào? Vì sao?
Hoạt động 2
GV nêu một số câu hỏi:
? Qua phần đặt vấn đề, hãy cho biết thế nào là tự chủ?
? Thế nào là người tự chủ?
? ý nghĩa của tự chủ đối với mỗi người trong cuộc sống hiện nay?
* Tự chủ là một đức tính quí giá, nó giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, văn hoá, giúp mọi người đứng vững trước những tình huống khó khăn thử thách cám dỗ.
? Là HS chúng ta phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
HS suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về những tấm gương tốt thể hiện tính tự chủ trong cuộc sống hiện tại.
HS lấy ví dụ về những tấm gương chưa có tính tự chủ để so sánh và học tập theo những tấm gương tốt.
GV yêu cầu HS nêu được hậu quả của tính không tự chủ trong cuộc sống hiện nay.
* Tự chủ là phẩm chất cần thiết chho con người, đặc biệt là trước những cám dỗ của cuộc sống hiện nay. Mỗi người cần có thái độ nghiêm túc trong việc rèn luyện phẩm chất này.
12
12
8
I- Đặt vấn đề
- Một người mẹ nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và tích cực giúp đỡ người bị HIV- AIDS - Là người làm chủ được hành vi, tình cảm của mình.
- N được cưng chiều- theo bạn rủ rê trốn học, uống rượu, hút hít... dẫn đến trượt tốt nghiệp, nghiện ngập, trộm cắp: không nhận thức được hành vi xấu, được cưng chiều nên không làm chủ được bản thân trước cám dỗ của cuộc sống.
II- Nội dung bài học
- Tự chủ: Làm chủ bản thân.
- Người biết tự chủ: Làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, bình tĩnh, biết điều chỉnh hành vi của mình.
- Rèn luyện: Tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói hành vi của mình đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa sai.
III- Liên hệ thực tế
4- Sơ kết tiết học(8)
	HS làm một số bài tập trong SGK theo yêu cầu của GV.
	Lấy ví dụ cụ thể về một trường hợp có trong trường, lớp.
5- Hướng dẫn ôn tập(1)
	Làm bài tập còn lại, đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới.
*************************************************************
Ngày giảng 10- 9- 2008
Tiết 3:
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
	-HS hiểu được thế nào là dân chủ kỉ luật, những biểu hiện của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày.
 	- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu , phát huy dân chủ kỉ luật là điều kiện cơ hội để mỗi người phát triển nhân cách,góp phần xây dựng một xã hội công bằng văn minh.
2- Tư tưởng:
	- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong lao động xã hội và khi lao động ở nhà, ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội.
	- ủng hộ những viậc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, biiết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ kỉ luật như gia trưởng, quân phiệt, tự do, vô kỉ luật...
3- Kĩ năng:
	- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.
	- Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuộc sống thể hiện tốt hoặc chưa tốt tính dân chủ kỉ luật.
	- Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch tự rèn luyện tính dân chủ kỉ luật.
II- Phương tiện, tài liệu:
	- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.
	- Tài liệu: Chuyện kể, ca dao tục ngữ...
III- Tiến trình giờ dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
	? Thế nào là tự chủ? ý nghĩa của tự chủ đối với cá nhân và đất nước?
	? Em rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống như thế nào?
3- Bài mới(30)
a- Mở bài: Dân chủ và kỉ luật có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, trong một tập thể lớp nếu phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của mọi người thì sẽ phát huy được trí tuệ của cả lớp, tạo ra sức mạnh chung cho tập thể, cả lớp sẽ xây dựng được những biện pháp chỉ tiêu cụ thể. Vậy dân chủ và kỉ luật là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho HS đọc câu chuyện trong SGK.
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Tìm những việc làm, những chi tiết thể hiện tính dan chủ của tập thể lớp?
- Nhóm 2: Để giúp việc thực hiện dân chủ được hiệu quả, lớp 9a đã đề ra những biện pháp nào?
- Nhóm 3: Tìm những việc làm thể hiện tính thiếu dân chủ trong câu chuyện 2?
- Nhóm 4: Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm?
? Việc làm của ông giám đốc ở  ...  nào là tình hữu nghị? Lấy ví dụ về tình hữu nghị giữa VN và các dân tộc trên thế giới.
3- Bài mới( 35)
a- Giới thiệu bài:
? Vì sao VN lại gia nhập tổ chức OPEC, ASEAN, WTO?
=> Hợp tác để cùng nhau phát triển có ý nghĩa to lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc.
b- Nội dung:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV chia lớp làm các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?
+ Nhóm 2:Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?
+ Nhóm 3: Theo em để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?
+ Nhóm 4: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình cho biết chủ trương của Đảng và nhà nước đối với vấn đề hợp tác nước ngoài?
+ Nhóm 5: Trong mối quan hệ hàng ngày với bạn bè cần có sự hợp tác không? Vì sao?
Các nhóm thảo luận, lần lượt trình bày ý kiến của nhóm.
Các nhóm khác bổ xung, nhận xét
GV kết luận:
Hoạt động 2
Gv đặt câu hỏi: 
? Hợp tác là gì?
? Nguyên tắc của sự hợp tác?
? Vì sao chúng ta phải hợp tác?
=> Thế giới có những vấn đề mang tính toàn cầu mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được: MôI trường, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật Đem lại lợi ích cho tất cả các nước về mọi mặt, giúp phát triển đi lên.
- Chủ trương của Đảng và nhà nước: Tăng cường hợp tác với các nước trên nhiều lĩnh vực. Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp sâu vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực.
Bình đẳng cùng có lợi.
Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
Phản đối mọi âm mưu và hoạt động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sự hợp tác của VN trên các lĩnh vực mà em biết?
? VN đã thực hiện những ngưyên tắc trên như thế nào?
? Trong cuộc sống hàng ngày em thể hiện sự hợp tác giữa em và các bạn như thế nào?
Gv cho HS sắm vai đóng kịch mô tả quan hệ hợp tác.
15
12
8
I- Đặt vấn đề
- VN luôn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức lãnh thổ trên thế giới.
- Hợp tác với cac nước trên toàn lĩnh vực.
II- Nội dung bài học
- Hợp tác: cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không phương hại đến lợi ích của người khác.
III- Luyện tập
- Hs làm bài tập thực nghiệm
- Bài tập tình huống
4- Củng cố(4)
- Trong cuộc sống hiện nay rất cần có sự hợp tác để giải quyết vấn đề toàn cầu để cả thế giới cùng phát triển. Cần nắm rõ nguyên tắc hợp tác.
- VN giải quyết bất đòng bằng phương pháp hoà bình, không dùng vũ lực, song không có nghĩa là nhu nhược.
5- Hướng dẫn học bài(1)
Học bài cũ, đọc và chuẩn bị nội dung bài mới.
*********************************************************************
Ngày giảng 7- 10 2008
Tiết 7: 
Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội
I- Mục tiêu bài học
1- Kiến thức:
- HS hiểu được các loại hình hoạt động chnhs trị, xã hội, thấy cần tham gia cac hoạt động chính trị, xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó. 
2- Kĩ năng:
- Có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
3- Giáo dục:
- Hình thành cho các em niềm tin yêu vào cuộc sốngtốt đẹp hơn, tin vào con người.
II- Phương tiện, tài liệu:
-GV: Tranh ảnh, bảng phụ. Tài liệu: 
- HS: Tìm hiểu một số lĩnh vực liên quan đến bài học.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
-? Thế nào là tình bạn trong sáng lành mạnh? Lấy ví dụ về tình bạn trong sáng lành mạnh? 
- ? Đặc điẻm của tinhd bạn trong sáng lành mạnh là gì?
3- Bài mới( 35)
a- Giới thiệu bài:
-GV đưa ra một số tranh ảnh về hoạt động nhân đạo, một số hoạt động về công tác chính trị
? Miêu tả việc làm của các nhân vật trong các bức tranh? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?=> Gv vào bài.
b- Nội dung:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
Gv hướng dẫn HS thảo luận theo các nhóm:
N1: Có một số cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hoá, tiếp thu KHKT, rèn luyện lao động là đủ không cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội?
+ N2: Có quan niệm cho rằng: Học tốt văn hoá, rèn kuyện kĩ năng LĐ là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội?
HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời
Gv nhận xét, bổ xung, chốt ý chính
? Hãy kể những hoạt động mà em thường tham gia?
HS nêu : Văn nghệ, lao động, đền ơn đáp nghĩa.
GV chốt: các hoạt động đó là hoạt động chính trị xã hội.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
HS hoạt động nhóm: kể tên một số hoạt động:
- N1: HĐ xây dựng và bảo vệ tổ quốc( sản xuất của cải vật chất, chống chiến tranh, nghĩa vụ qsự)
- N2: HĐ trong các tổ chức chính trị đoàn thể( HĐ đội, đoàn, hội cựu chiến binh)
- N3: HĐ nhân đạo bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội( HĐ tự thiện, nhân đạo)
Gv cho HS nhận xét, bổ xung
Gv chốt lại ý cơ bản
? Thế nào là hoạt động chính trịi xã hội?
? Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị xã hội?
Gv nhận xét, chốt lại ý cơ bản
GV hướng dẫn HS liên hệ: HS cần làm gì để tham gia các hoạt động xã hội?
HS liên hệ, trả lời
GV chốt lại ý cơ bản
GV kết luận chung
Hoạt động 3
Gv hướng dẫn HS làm BT 1
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
Gvyêu cầu HS kể một câu chuyện người tốt việc tốt tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
10
15
10
I- Đặt vấn đề
1- Ví dụ: SGK
2- Nhận xét:
N1: chỉ chú ý đến ợi ích cá nhân mà không quan tâm tới lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
_ N2; Con người p/t toàn diện, có tư tưởng phẩm chất tốt đẹp, có trách nhiệm với tập thể cộng đồng.
3- Kết luận
Tham gia để p/t toàn diện, thể hiện trách nhiệm với tập thể cộng đồng.
II- Nội dung bài học
1- Khái niệm:
- là hoạt động có liên quan đến viẹc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ ctrị, trật tự an toàn xã hội
- HĐ trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng, HĐ nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người
2- ý nghĩa:
- Giúp mỗi cá nhân rèn luyện p/t khả năng trí tuệ, đóng góp công sức vào công việc chung của XH.
3- HS:
+ Tham gia HĐ vệ sinh môi trường, các HĐ TDTT, từ thiện
+ Tích cực tham gia HĐ do nhà trường đề ra.
III- Luyện tập
Bài 1
C,d,e,g,h,i,k,l,m,n
Bài 2
- Tích cực: a,e,g,i,k,l
- Tiêu cực: còn lại
4- Củng cố(4)
GV khái quát nội dung bài học
Tổ chức cho HS chơi sắm vai.
5- Hướng dẫn học bài(1)
Học bài cũ, đọc và chuẩn bị nội dung bài mới.
*********************************************************************
Ngày giảng 6- 10- 2008
Tiết 7: 
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
I- Mục tiêu bài dạy:
 1-Kiến thức
HS hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu. ý nghĩa của truyền thống.
Bổn phận của CD VN, học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2- Kĩ năng:
Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen cần xoá bỏ.
Có Kĩ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ cách ứng xử khác liên quan đến các truyền thống.
3- Giáo dục:
Có thái độ tôn trọng bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định xa rời truyền thống dân tộc.
II- Phương tiện, tài liệu:
- Phương tiện: SGK, SGV
- Tài liệu: những tình huống liên quan đến chủ đề trong lịch sử và thực tế.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
- Thế nào là hợp tác ? Hợp tác đã đem lại cho chung ta những thành quả gì?
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS nêu 1 số truyền thống của VN.
* Những gì ông cha ta để lại đều có thể coi là truyền thống và đó là những truyền thống tốt đẹp.
? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống đó=> là bài học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu.
b- Nội dung:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
HS đọc 2 văn bản SGK
GV chia nhóm thảo luận:
 + N1: Truyền thống yêu nước thể hiện qua những lời nói nào của Bác Hồ?
 + N2: Em có nhận xét gì về cách cư xử của cụ Chu Văn An với thầy giáo? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
+ N3: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của Dtộc ta?
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi, bổ xung.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2
Qua phần ĐVĐ, em hiểu thế nào là truyền thống?
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Có thể chia truyền thống tốt đẹp của dân tộc ra các mảng nào?
Tìm các câu thơ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
* Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp, cần giữ gìn và phát huy. Không phải tất cả những gì cha ông để lại đều có thể coi là truyền thống mà có thể chỉ là những phong tục tập quán.
Hoạt động3
GV cho HS làm bài tập SGK.
HS liên hệ một số truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình.
HS tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống này.
10
14
11
I- Đặt vấn đề
1- Truyện đọc
2- Nhận xét:
a-Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta:
- ND ta có lòng nồng nàn yêu ước, Được chứng minh qua lịch sử.
- Ngày nay cũng phải phát huy được những truyền thống quí báu đó.
b- Chuyện về một người thầy:
- Học trò cụ Chu rất lễ phép vơi thầy: Truyền thống tôn sư trọng đạo.
II- Nội dung bài học:
1-Khái niệm: Truyền thống dtộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử của dtộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác .
2- ND ta có nhiều truyền thống đẹp: Yêu nước, nhân nghĩa, bất khuất, đoàn kết, cần cù lao đọng, hiếu học.. các truyền thống văn hoá
Nghệ thuật tuồng, chèo, dân ca.
III- Luyện tập:
_ HS làm bài tập 1-2 SGK
- Liên hệ một số truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống.
4- Củng cố(4)
- Trong cuộc sống hiện nay rất cần cónhững truyền thống tót đệp để giúp con người ngày càng hoàn thiện mình hơn. Vậy là HS em càng phải lưu giữ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
5- Hướng dẫn học bài(1)
Học bài cũ, đọc và chuẩn bị nội dung bài mới.
*********************************************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_1_7.doc