Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của những quy định đó.

 - Biết ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân.

 2. Năng lực:

 - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi.

 3. Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

 II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.

III. Tiến trình dạy học

1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

1.Hoạt động khởi động - DH nêu tình huống

- DH theo nhóm - KT đặt câu hỏi

2. Hoạt động hình thành kiến thức - DH theo nhóm

- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Thuyết trình, vấn đáp - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

3.Hoạt động luyện tập - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- DH theo nhóm, cặp đôi

 - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

- KT động não

4. Hoạt động vận dụng - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Đóng vai - KT đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

+ Môc tiêu: nắm được 1 số qui định của PL, hiểu ý nghĩa của những qui định đó

+ Nội dung hoạt động: nghiên cứu sgk

+ Dự kiến sản phẩm của HS: HS hiÓu được 1 số qui định của PL, hiểu ý nghĩa của những qui định đó

+ Kiểm tra, đánh giá:GV & HS nx, đánh giá sau các hoạt động

 

doc 39 trang cucpham 30/07/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu
Tuần 20-Tiết 20
Ngày soạn 
Kế hoạch dạy
10/1/2021
Lớp 
8A
8B
8C
Tiết ( TKB)
Ngày dạy
/1/2021
/1/2021
/1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Bµi 12: QuyÒn vµ nghÜa vô cña c«ng d©n trong gia ®×nh 
(TiÕp)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của những quy định đó.
	- Biết ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân.	
	2. Năng lực:
	- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi.
	3. Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
- DH nêu tình huống
- DH theo nhóm
- KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo nhóm, cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Đóng vai
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
+ Môc tiªu: nắm được 1 số qui định của PL, hiểu ý nghĩa của những qui định đó
+ Nội dung hoạt động: nghiên cứu sgk
+ Ph­¬ng ph¸p: GV giao n/v, HS làm việc cá nhân,nghiên cứu sgk,Th¶o luËn nhãm giải quyết vấn đề,GV chốt kiến thức
+ Dự kiến sản phẩm của HS: HS hiÓu được 1 số qui định của PL, hiểu ý nghĩa của những qui định đó
+ Kiểm tra, đánh giá:GV & HS nx, đánh giá sau các hoạt động
 Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS quan sát ảnh và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
	1. Em có suy nghĩ gì khi đọc những dòng chữ trong bức ảnh trên?
2. Theo em, hôn nhân và gia đình có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội?
	c) Sản phẩm: 
	- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi để biết được gia đình là nơi bình yên nhất, là tổ ấm hạnh phúc của mỗi cá nhân, là tế bào sống của xã hội. Từ đó bước đầu nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Như vậy gia đình là tế bào của xã hội, là kết quả của tình yêu và hôn nhân. Vậy mỗi thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Ý nghĩa của những quyền và nghĩa vụ đó là gì?.....
2. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
a) Mục đích: 
	- Giúp HS hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
b) Nội dung: 
- GV liên đàm thoại và tổ chức trò chơi để học sinh thảo luận chung tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Hiểu được quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, bổn phận của anh, chị, em đối với nhau.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung trả lời:
Pháp luật nước ta quy định cha mẹ trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
1. Pháp luật nước ta quy định ông bà trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
2. Hãy nêu những việc làm tốt (chưa tốt) của gia đình em hoặc của người khác về giáo dục con cái.
3. Pháp luật quy định con cháu có quyền và nghĩa vụ ntn đối với ông bà, cha mẹ?
4. Nêu những việc em đã làm và chưa làm được để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình?
5. Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì và những quy định trên nhằm mục đích gì?
* Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.
 - Gv chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và thảo luận chung để trả lời câu hỏi.
- Tích cực tham gia trò chơi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp chung và trả lời câu hỏi.
- Tích cực tham gia trò chơi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét và hướng học sinh trả lời: 
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
- Có quyền nuôi dạy con thành những công dân tốt
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông om, chăm sóc, GD cháu
2. HS liên hệ, trình bày
Việc tốt:
Việc chưa tốt
- Động viên an ủi tâm sự với con cái: 
- Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần.
- Tôn trọng ý kiến của con cái.
- Quát mắng, khắt khe, nghiêm khắc.
- Nuông chiều con, can thiệp thô bạo vào tình cảm, ý thích của con cái.
- Đánh con chửi mắng con.
- Quan tâm đến con chung, hành hạ con riêng của vợ hoặc chồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nghiêm cấm hành vi ngược đãi
- HS liên hệ.
4. Bổn phận của anh chị em
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
5.
- Con dại cái mang.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Của chồng công vợ.
- Anh em hòa thuận là nhà có phúc.
- Anh em như thể tay chân.
- Con có cha mẹ đẻ chẳng lỗ nẻ chui lên.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
- Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
- Cá không ăn muối cá ươn.
- Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
- Có quyền nuôi dạy con thành những công dân tốt
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông om, chăm sóc, GD cháu
b. Quyền và nghĩa vụ của con cháu
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nghiêm cấm hành vi ngược đãi
- HS liên hệ.
c. Bổn phận của anh chị em
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
 Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh tham gia giải quyết các vấn đề, tình huống giáo viên đặt ra.
c) Sản phẩm: 
HS bày tỏ quan điểm cá nhân, xử lý được tình huống đúng với nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt câu hỏi:
1. Khi em ốm, bố mẹ em đã làm gì? Kể cho các bạn nghe và nêu suy nghĩ của em?
2. Theo em, con cái trong gia đình phải có trách nhiệm gì? Em đã làm được những gì để thể hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 
3. Kể câu chuyện “ Bó đũa”?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà già yếu, ốm đau. Anh chị em phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
========================
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: “ NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI”.
 Số tiết: 03
A.KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
TNXH, HIV/AIDS; nguyên nhân
Tiết 1
 Hoạt động khởi động
Hoạt động hình hình kiến thức
Kt1:.Tìm hiểu một số khái niệm?
KT2:Những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
Tiết 2
Tác hại, quy định của pháp luật
Tiết 2
Hoạt động khởi động
Hoạt động hình hình kiến thức
KT1: Tác hại của tệ nạn xã hội
KT2: Qui định của pháp luật
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
Tiết 3
Biện pháp
Tiết 3
Hoạt động khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức
KT:Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
I.MỤC TIÊU ( CHUNG CHO CẢ CHỦ ĐỀ )
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội 
- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
- Nắm được những tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Lí giải được vì sao phải phòng chống tệ nạn xã hội.
- Đề xuất được một số biện pháp góp phần đẩy lùi các TNXH
2.Năng lực
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi: nhận thức được TNXH,HIV/AIDS là gì ; nguyên nhân và biện pháp để chủ động phòng, chống.
- Thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng trong việc phòng, chống TNXH,nhiễm HIV/AIDS; Năng lực hợp tác.	
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyế ...  thành ý kiến đó không? Vì sao?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
*Bài 2:
=> Không nên đi vì đó cũng là một hình thức của cờ bạc
- Khuyên bạn hãy về dành thời gian cho việc học, giúp đỡ gia đình.
- Nói rõ tác hại của việc chơi điện tử
- Nếu bạn không nghe mà vẫn còn tiếp diễn thì báo với gia đình, thầy cô.
*Bài 3:
=>không còn nguyên vẹn
=>Vì nó đã bị tổn thương
*bài viết cảm nhận
=> AIDS là một thảm họa của thế giới. Mọi người hãy tự bảo vệ mình trước hiểm họa AIDS, sống lành mạnh, có hiểu biết
=> Con người có thể ngăn chặn được thảm họa AIDS nếu mọi người có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS, có ý thức phòng ngừa, giữ gìn bản thân.
-Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, loài người nhất định sẽ tìm ra được kháng sinh phòng ngừa và thuốc chữa trị được bệnh AIDS. 
=> Sai.Học sinh cũng phải cảnh giác để không bị sa vào tệ nạn xã hội đồng thời bảo vệ quyền của mình để không bị kẻ xấu xâm phạm.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
2.Sắm vai; liên hệ thực tế
a.Mục đích: HS được thể hiện quan điểm của mình về tệ nạn xã hội
b.Nội dung: Tình huống, HS chuẩn bị các đạo cụ để diễn kịch
c. Sản phẩm: Thông qua các vai diễn để xử lí tình huống thực tế HS sẽ hiểu được TNXH nguy hiểm như thế nào và có những biện pháp phòng, chống
d.Tổ chức thực hiện
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
? Yêu cầu HS nhau lên diễn vở kịch mà các em đã chuẩn bị ở nhà trước?
? Thông điệp mà các bạn muốn gửi đến chúng ta là gì?
? Hãy đưa ra một khẩu hiệu để kêu gọi các bạn HS trong lớp và trường em thực hiện việc sống có văn hóa, không sa vào các tệ nạn xã hội? 
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 2 nhóm học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: lêndiễn kịch
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả đàm thoại và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
GV chốt kiến thức, khắc sâu kiến thức:
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
*Khái niệm về tệ nạn xã hội, HIV/AIDS.
* Các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong đó nguyên nhân chủ yếu là do con người không biết làm chủ bản thân
* Tác hại của tệ nạn xã hội, HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và xã hội.
* Một số qui định của pháp luật về phòng chống TNXH, HIV/AIDS.
* Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng phòng chống TNXH, HIV/AIDS.
3. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
a.Mục đích: HS được tìm hiểu các biện pháp phòng, chống TNXH
b.Nội dung: Những biện pháp phòng, chống TNXH
c.Sản phẩm: HS tự biết cách phòng, chống TNXH để có 1 cuộc sống lành mạnh, không vi phạm PL
d. Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Nhóm 1:? Kể tên các tệ nạn xã hội ở địa phương em? Ở địa phương em đã có những hoạt động gì về phòng chống tệ nạn xã hội?
? Hs trình bày phần bài tập về nhà: điều tra số HS trong trường vẫn còn mắc phải các tệ nạn xã hội? Nguyên nhân? Hậu quả?
Nhóm 2:? Khi biết tin, mọi người trong gia đình và bạn bè có tâm trạng như thế nào?
? Qua câu chuyện về chị gái bạn Huệ mà vừa rồi chúng ta đã phân tích, ta thấy cách nhìn nhận của một số người đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
?Vậy đã bao giờ em đã làm tổn thương một ai đó chưa? VD?
? Có ai đã làm tổn thương đến em chưa? Em có suy nghĩ gì?
? Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
GV cho HS nghe bài hát : “ CÙNG HÒA NHỊP CON TIM”.
Nhóm 3:? Trước khi cho Hs nghe, GV đặt câu hỏi:
? Thông điệp mà bài hát muốn gửi đến chúng ta là gì?
? Trong giờ học một số môn đã có sự thay đổi như thế nào để các em có hứng thú, thích tham gia học tập?
? Nhà trường đã có những hoạt động gì góp phần đẩy lùi TNXH, giúp học sinh thêm yêu thích môn học, kính thầy mến bạn, thích tham gia các hoạt động tập thể?
Nhóm 4:? Bản thân em“nên” và “không nên” làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 các nhóm học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
- Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
Nhóm 1: HS liên hệ với việc làm ở địa phương để kể và điều tra số liệu
GV: Qua đây, cô thấy các em đã có cách nhìn đúng về những nguyên nhân gây , hậu quả mà TNXH mang đến cho con người.Từ đó, các em sẽ đề ra được những giải pháp để phòng, chống TNXH.Điều đó phụ thuộc vào chính hành động của chúng ta.
Nhóm 2: 
-Mọi người trong gia đình: Bàng hoàng, đau đớn, xót xa nhưng cũng đã giúp đỡ, động viên rất nhiều 
- Không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Nhóm 3:
GV: đây cũng chính là thông điệp mà cô muốn gửi tới các em: chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ lấy chính cuộc sống của chúng ta bằng hành động ngay từ bây giờ.Bản thân các em cần phải có những hoạt động gì để có lối sống lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội.Vậy cô cho các em 5 phút : suy nghĩ- hành động.
=>HS sẽ tự động mang các sản phẩm, các ý tưởng mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà( Tích cực, tự giác,sáng tạo trong học tập, lao động).
GV khen gợi việc làm đó của HS, khuyến khích các em hành động thường xuyên, tích cực hơn, tự giác, sáng tạo trong học tập hơn nữa góp phần xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.Đây cũng chính là một trong những hoạt động giúp chúng ta có thể tránh xa các TNXH, chuyên cần trong học tập.
Nhóm 4:
Nên
Không nên
1.Tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh 
2.Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
3.Giúp cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
4.Tuân theo những quy định của pháp luật.
1.Không sa vào tệ nạn xã hội.
2.Che giấu, tiếp tay cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội 
3.Xa lánh, kì thị người mắc tệ nạn xã hội.
- Tổng kết chủ đề.
GV sơ kết bài học:
GV: Như vậy, với thời gian của 3 tiết học cô và các em đã tìm hiểu các đơn vị kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
-Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên những người nhiễm HIV/AIDS.
- Sống an toàn, lành mạnh.
- Tránh xa các tệ nạn xã hội,đặc biệt là ma túy,mại dâm.
- Thay đổi tiết học làm cho giờ học hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập..
- Tích cực tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức.
- Sinh hoạt câu lạc bộ “ Phòng chống tội phạm”.
- Tham gia các hoạt động thi sáng tạo các sản phẩm có ích cho học tập, cho cuộc sống...
-Tuân theo qui định của pháp luật.
-Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
-Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
-Tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt văn nghệ thể dục thể thao lành mạnh 
Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	BT1: Tìm hiểu trò chơi ô chữ về việc phòng, chống TNXH
BT 2: Chuẩn bị bài 15: “ Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại”.
+ Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường?
+ Nguyên nhân? Tính chất nguy hiểm?
+ Qui định của pháp luật?
+ Biện pháp phòng, chống cháy,nổ và các chất độc hại?
c) Sản phẩm: 
Học sinh trả lời được câu hỏi và tìm ra ô chữ bí ẩn.
d) Tổ chức thực hiện
	- Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Gv đọc hệ thống câu hỏi
- Làm việc cá nhân
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi BT1
+ Đọc yêu cầu
+ BT 2: Về nhà nghiên cứu SGK 
 - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu đáp án GV đưa ra.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét.
====================
* Trò chơi: Đoán ô chữ
1) Ô số 1: Gồm 6 chữ cái
Hãy điền cụm từ thích hợp vào câu: “...............ra đê mà ở”.
=> Đánh đề
2) Ô số 2: Gồm 6 chữ cái
Những người bán thân mua vui được gọi là làm nghề gì?
=> Mại dâm
3) Ô số 3: Gồm 5 chữ cái
Chất kích thích nói chung gây nghiện là gì?
=> Ma túy
4) Ô số 4: Gồm 6 chữ cái
Nhiều bạn học sinh đam mê trò chơi này?
=> Điện tử
5) Ô số 5: Gồm 6 chữ cái
Hành động lấy tiền, ví, điên thoại ...của người khác ở bến tàu, xe hoặc ở nơi đông người?
Móc túi
6) Ô số 6: Gồm 3 chữ cái
Loại viruts gây nên căn bệnh AIDS?
HIV
7) Ô số 7: Gồm 7 chữ cái
Khi chích thuốc con nghiện dùng dụng cụ này?
Kim tiêm
8) Ô số 8: Gồm 7 chữ cái
Một loại ôn dịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi?
Thuốc lá
9) Ô số 9: Gồm 6 chữ cái
Chất bột màu trắng gây nghiện là gì?
Hê rô in.
10) Ô số 10: Gồm 7 chữ cái
Hành động chơi phỏm, xóc đĩa, tổ tôm....ăn tiền được gọi là gì?
Đánh bạc
11) Ô số 11: Gồm 8 chữ cái
Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say sỉn?
Uống rượu.
Từ chìa khóa: HÃY NÓI KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI.
Đây cũng chính là thông điệp mà cô muốn gửi tới tất cả chúng ta. Hãy sống lành mạnh, giản dị, tích cực, tựu giác, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động tập thể có ích để trở thành những người công dân có ích góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, đất nước.
 Cô hi vọng với những kiến thức cơ bản ngày hôm nay cô trang bị cho các em sẽ là những kiến thức bổ ích để giúp mỗi em có được những cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động đúng để không sa vào các TNXH, để không ai phải chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, TNXH.
Duyệt G/án ngày 2021
Tổ trưởng
Tiêu Thị Hương Giang

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc.doc