Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

 - Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.

 - Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.

 2. Năng lực:

 - Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.

 - Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.

 3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.

 II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.

III. Tiến trình dạy học

1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học

1.Hoạt động khởi động - DH đàm thoại

- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

 - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức - DH theo nhóm

- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Thuyết trình, vấn đáp - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

3.Hoạt động luyện tập - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- DH theo nhóm, cặp đôi

 - KT đặt câu hỏi

- KT học tập hợp tác

- KT động não

4. Hoạt động vận dụng - DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề

- Đóng vai

 - KT đặt câu hỏi

 

doc 25 trang cucpham 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả 2 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu
Tuần 20--Tiết 20
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 12/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 12
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH ( Tiếp)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
	- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
	- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
	2. Năng lực:
	- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
	- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
	3. Phẩm chất: 
	- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
- DH đàm thoại
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo nhóm, cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Đóng vai
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS sánh vai tình huống sau:
	Mẹ (Buồn bã, lo lắng ngồi nói một mình): Đã hơn 12 giờ trưa mà An đi học vẫn chưa về, 11h đã tan học rồi mà. Từ trường về nhà cũng chỉ mất 5 phút, cơm canh nguội lạnh hết rồi.
	An (Vui vẻ, vô tư cười nói): Chào mẹ! Con đến nhà bạn mượn sách nên về muộn. Mình ăn cơm nhé.
	Ăn cơm xong An vội vàng tìm trong đống tập sách lộn xộn 2 quyển vở rồi báo với mẹ là mình đi học thêm. Buổi tối, cả nhà sốt ruột đợi An về ăn cơm thì An lại không ăn và cho hay mới đi sinh nhật bạn về. An đi ngủ và không quên quay lại nói với mẹ “Sáng mai mẹ gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập nhé!”
	Câu hỏi: Các bạn hãy nhận xét việc làm của An trong tình huống trên.
	c) Sản phẩm: 
	- HS sánh vai và trả lời câu hỏi: An sống và làm việc tùy tiện, không biết sắp xếp và tự mình xây dựng kế hoạch công việc, thích gì làm đó làm cho mẹ buồn và lo lắng nhiều. 
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên có thể cùng HS xây dựng lời thoại và tập diễn xuất trước.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: An luôn tùy tiện thực hiện mọi việc, từ giờ giấc học tập, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi cho đến cách sắp xếp sách vở của mình. Điều này làm cho mẹ An rất lo lắng và buồn lòng, các hoạt động học tập và giải trí của An có thể không thực hiện được theo mong muốn. Vì thế An cần thay đổi và làm việc một cách có kế hoạch.....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục b. Rèn luyện lối sống và làm việc có kế hoạch
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết cách rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch.
b) Nội dung: 
- GV đặt vấn đề và đàm thoại để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được những việc làm cần thiết để rèn luyện cách sống và làm việc có kế hoạch.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi, xem bảng kế hoạch của bạn Vân Anh trong SGK/37 và so sánh với kế hoạch của bạn Hải Bình (Nội dung cần so sánh trong phiếu học tập).
- Để sống và làm việc có kế hoạch theo em kế hoạch cần đảm bảo những nội dung nào?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Xem kế hoạch của Vân Anh trong SGK để thảo luận trả lời câu hỏi.
- Trả lời.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét: Kế hoạch của vân Anh nội dung công việc đầy đủ, cân đối (học tập ở trường, lao động giúp gia đình, tự học, vui chơi ...). Kế hoạch của bạn Hải Bình thiếu ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Rèn luyện: 
+ Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: , rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
+ Cần biết làm việc có kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
+ Phải quyết tâm, vượt khó, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 
- Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho kỳ kiểm tra học kỳ I vừa qua em đã sắp xếp kế hoạch học bài từng môn theo lịch kiểm tra và không thay đổi lịch học tập dù có bạn rủ đi chơi.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Mục c. Ý nghĩa của lối sống và làm việc có kế hoạch
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết ý nghĩa sống và làm việc có kế hoạch.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức thảo luận nhóm để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được sống và làm việc có kế hoạch sẽ mang lại những ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoạt động trong 5 phút để thảo luận cùng 1 vấn đề: Sống và làm việc có kế hoạch mang lại lợi ích gì? Bản thân các em đã làm tốt việc này chưa? Chứng minh. Rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và tiến hành thảo luận. Thư ký ghi lại câu trả lời của nhóm mình.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Cho nhóm khác phản biện (nếu cần) và nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Ý nghĩa: Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
- Liên hệ: Trách nhiệm bản thân 
+ Biết sống và làm việc có kế hoạch
+ Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
+ Quyết tâm, kiên trì ,sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập a, b, d, đ – SGK trang 37.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
 Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh hãy tự xây dựng kế hoạch cá nhân trong 1 tuần.
 - Trong quá trình lập và thực hiện KH chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
 - Bản thân em làm tốt việc này chưa?
 c) Sản phẩm: 
HS xây dựng được kế hoạch cá nhân hằng tuần.Đưa ra được những nhận xét cá nhân
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
BT1:Các em xây dựng bảng kế hoạch cá nhân trong một tuần
BT2: Điều tra số HS trong khối 7 những bạn nào biêt sống, làm việc có kế hoạch và những bạn sống,làm việc không có kế hoạch.
 - Thực hiện nhiệm vụ: BT1:Học sinh làm bài tập.
BT 2: + Đọc yêu cầu
+ Về nhà suy nghĩ và trả lời, làm theo nhóm
 - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh bảng kế hoạch và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét.
=======================
Tuần 21--Tiết 21
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 17/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 13
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
	- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
	- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
	- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
	- Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
	- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	2. Năng lực 
	- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
	3. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, trách nhiệm.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
-DH trực quan sinh động
-KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT khăn phủ bàn 
 ... Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh xử lý tình huống có vấn đề.
c) Sản phẩm: 
HS nêu được quan điểm cá nhân về tình huống để thấy được suy nghĩ của HS về các biện pháp BVMT trong đời sống thực tế.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
1. Trên đường đi học về, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường.
2. Đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt.
Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về việc làm trên? Nếu không đồng tình thì theo em cần giải quyết như thế nào?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xử lý tình huống
- Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét. Môi trường, TNTN có vai trò đặc biệt đối với cuộc sống của con người vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ m.trường, TNTN . Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
=======================
Tuần 23--Tiết 23
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 26/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nhận biết được các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
	- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
- Lí giải được vai trò của MT & TNTN đối với đời sống con người
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
	2. Năng lực 	
	- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
	3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
-DH trực quan sinh động
-KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
- KT phòng tranh
2. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho xem video về thực trạng ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay để HS có kiến thức cơ bản về vấn đề này.
	c) Sản phẩm: 
	- HS biết được thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và liên hệ bản thân để tìm ra các phòng chống ô nhiễm môi trường.
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước video chiếu lên màn hình tivi cho HS xem và đặt câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=TeUZXXsM004 
Qua video trên em có nhận xét gì về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xem video và thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 
Môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước. Vây ô nhiễm môi trường là gì? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài tiếp bài 14.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
c. Bảo vệ MT và TNTN
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS hiểu BVMT là gì, biết một số biện pháp bảo vệ môi trường.	
b) Nội dung: 
- GV đặt ra tình huống có vấn đề để học sinh sánh vai và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu được BVMT là gì. Biết một số biện pháp bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.	
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đặt ra tình huống có vấn đề: Để đất nước được phát triển tốt, chúng ta cần tập trung khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa nhất có thể. Sau khi đất nước phát triển, chúng ta thực hiện các biện pháp tái sinh vẫn được.
Câu hỏi:
1. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
2. Thế nào là BVMT và TNTN?
3. Em đã từng tham gia những hoạt động nào để BVMT?
4. Liên hệ thực trạng MT, TNTN ở địa phương em. Đề ra các giải pháp khắc phục (nếu có sự ô nhiễm).
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Sánh vai tình huống theo sự phân công của GV và trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Sánh vai và làm việc cá nhân.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS khác nhận xét.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng HS nêu và nhận xét kết quả hoạt động:
 1. Không đồng tình. Vì làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái,  gây nguy hiểm cho môi trường sống của con người và tự nhiên. Để tạo ra sự phát triển của đất nước thì rất cần thiết, nhưng phải tạo ra sự phát triển bền vững, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định cho môi trường
2. 
- Bảo vệ môi trường là giữ cho m.trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và TN gây ra.
- Bảo vệ TNTN là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn TNTN;phục hồi, tái tạo TN có thể phục hồi được.
3. Tổng vệ sinh trường lớp, phát quang dọn dẹp đường nông thôn, 
4. Tự liên hệ địa phương.
Giải pháp: 
- Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của PL về bảo vệ tài nguyên m.trường.
- Giáo dục
- Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn TNTN.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ m.trường và TNTN.
- Tố cáo hành vi VPPL.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
c. Bảo vệ MT và TNTN 
* Khái niệm: 
- Bảo vệ môi trường là giữ cho m.trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và TN gây ra.
- Bảo vệ TNTN là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn TNTN;phục hồi, tái tạo TN có thể phục hồi được.
* Biện pháp: 
- Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của PL về bảo vệ tài nguyên m.trường.
- Giáo dục
- Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn TNTN.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ m.trường và TNTN.
- Tố cáo hành vi VPPL.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi của Gv
b) Nội dung: 
	GV cho HS quan sát phòng tranh và đưa ra câu trả lời
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Em hãy thể hiện suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn của em về vấn đề này thông qua bức vẽ- GV đã giao cho Hs chuẩn bị trước ở nhà
Em thấy các bạn vẽ đẹp chưa?
Thông điệp mà các em muốn gửi đến ở đây là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS lên treo những bức tranh đã vẽ
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
GV: có bạn vẽ đẹp có bạn vẽ chưa đẹp nhưng các em đều đã định hình rõ nét về những việc làm phá hoại MT & TNTN. Cô khen gợi cả lớp
GV gọi 2 HS lên bảng thuyết trình về bức tranh của mình- Tích hợp với Ngữ văn 8.
GV: Qua đây, cô thấy các em đã có cách nhìn đúng về những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguyền tài nguyên.Từ đó, các em sẽ đề ra được những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm MT & làm cạn kiệt nguồn TNTN hiện nay.Điều đó phụ thuộc vào chính hành động của chúng ta.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh xử lý tình huống có vấn đề.
c) Sản phẩm: 
HS nêu được quan điểm cá nhân về tình huống để thấy được suy nghĩ của HS về các biện pháp BVMT trong đời sống thực tế.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS xếp thành vòng tròn và hát bài hát; Điều đó phụ thuộc vào bạn.và trả lời câu hỏi
Theo em, bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
? Nếu em là bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường em sẽ đề xuất những giải pháp nào để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xử lý tình huống
- Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét. Môi trường, TNTN có vai trò đặc biệt đối với cuộc sống của con người vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ m.trường, TNTN . Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
GV: đây cũng chính là thông điệp mà cô muốn gửi tới các em: chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ lấy chính cuộc sống của chúng ta bằng hành động ngay từ bây giờ.Vậy cô cho các em 1 phút : quan sát- suy nghĩ- hành động.
HS sẽ tự động đứng lên đi nhặt giấy xung quanh lớp học, lau các vết bẩn trên bàn, trên tường...
GV khen gợi việc làm đó của HS, khuyến khích các em hành động thường xuyên, tích cực hơn trong Bảo vệ MT & TNTN
===========================
	Duyệt G/án ngày /1/2021
Tổ trưởng
Tiêu Thị Hương Giang

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc.doc