Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 1-27 - Nguyễn Tiến Triển

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

 - Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể.

 - Hiểu biết được vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học.

 - Hiểu rõ nguyên tắc xác định chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong triến học.

 - Bản chất của các trường phái triết học trong lịch sử.

 - So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

2. Kĩ năng.

 - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành.

 - Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống.

3. Thái độ.

 - Trân trọng ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.

 - Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực.

 - Cảm nhận được triết học là cần thiết, bổ ích và hỗ trợ cho các môn khoa học khác.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 - SGK, SGV GDCD lớp 10.

 - Sơ đồ, giấy khổ lớn, bút dạ.

 - Các câu chuyện, tục ngữ, ca dao liên quan đến kiến thức triết học.

 - Máy chiếu.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

TIẾT 1

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho ta tri thức ấy.

 - Theo ngôn ngữ Hy lạp - Triết học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái. Ngữ nghĩa này được hình thành là do ở giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình. Triết học bao gồm mọi tri thức khoa học của nhân loại.

 - Triết học ra đời từ thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết học Mác - Lênnin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho triết học với tư cách là một khoa học.

 

doc 157 trang cucpham 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 1-27 - Nguyễn Tiến Triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 1-27 - Nguyễn Tiến Triển

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Tiết 1-27 - Nguyễn Tiến Triển
Ngày soạn: 19/08/2008
Phần 1: công dân với việc hình thành
tgq, ppl khoa học
Tiết 1 + 2
Bài 1 - tgq duy vật & ppl biện chứng.
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
	- Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể.
	- Hiểu biết được vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
	- Hiểu rõ nguyên tắc xác định chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong triến học.	
	- Bản chất của các trường phái triết học trong lịch sử.
	- So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
2. Kĩ năng.
	- Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành.
	- Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống.
3. Thái độ.
	- Trân trọng ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.
	- Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực.
	- Cảm nhận được triết học là cần thiết, bổ ích và hỗ trợ cho các môn khoa học khác.
II/ Tài liệu và phương tiện.
	- SGK, SGV GDCD lớp 10.
	- Sơ đồ, giấy khổ lớn, bút dạ.
	- Các câu chuyện, tục ngữ, ca dao liên quan đến kiến thức triết học.
	- Máy chiếu.
III/ tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Tiết 1
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho ta tri thức ấy.
	- Theo ngôn ngữ Hy lạp - Triết học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái. Ngữ nghĩa này được hình thành là do ở giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình. Triết học bao gồm mọi tri thức khoa học của nhân loại.
	- Triết học ra đời từ thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết học Mác - Lênnin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho triết học với tư cách là một khoa học.
Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó.
- GV: Cho học sinh lấy ví dụ đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học.
- HS: Trả lời theo gợi ý của giáo viên.
- HS: Trả lời các câu hỏi sau
+ Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào?
+ Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm những môn khoa học nào?
- HS: Trả lời cá nhân.
- HS: Cả lớp nhận xét.
- GV: Bổ xung, nhận xét:
Các bộ môn của khoa học tự nhiên, khoa học XH nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể.
- GV: Giảng giải. Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã dựng lên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn đó. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, những bao quát hơn là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
- GV: Cho HS nhắc lại khái niệm để khắc sâu kiến thức.
- GV: Giảng giải
Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động phát triển của tự nhiên, XH và con người nên vai trò của triết học sẽ là:
- GV: Cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.
- HS: GiảI bài tập nhanh.
- GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc khổ giấy to, hoặc chiếu lên máy.
- HS: Giải bài tập sau:
Bài 1: Thế giới khách quan bao gồm:
a, Giới tự nhiên.
b, Đời sống xã hội.
c, Tư duy con người.
d, Cả 3 ý kiến trên.
Bài 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học là:
a, Nghiên cứu những vấn đề cụ thể.
b, Nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
c, Nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới.
- HS: Lên bảng làm.
- HS cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
- GV mở rộng kiến thức đối với HS giỏi, khá: Phân tích sâu hơn vai trò hạt nhân của triết học đối với thế giới quan, 
- GV chuyển ý:
Thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển để ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Từ thế giới quan thần thoại, huyền bí đến thế giới quan triết học.
- GV: Sử dụng pp đàm thoại.
- GV: Cho HS lấy VD về truyện thần thoại, ngụ ngôn.
- HS: Lấy VD.
+ Truyện: Thần trụ trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh.
- HS: Nhận xét rút ra quan điểm.
- GV: Nhận xét và kết luận.
- GV nhận xét và chuyển ý.
Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, con người cần phải có quan điểm đúng đắn về thế giới quan cho các hoạt động của họ.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh tiếp thu kiến thức.
- GV hướng dẫn học sinh dựa và đơn vị kiến thức và lấy VD về vai trò của các ngành khoa học cụ thể và triết học đối với việc nghiên cứu thế giới.
- HS lấy VD
* Khoa học tự nhiên: (Toán học, Vật lí, Sinh học...) 
* Khoa học XH: Văn, sử địa...
* Chính trị.
* Đạo đức.
* Quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- HS cả lớp trao đổi.
- GV nhận xét và kết luận.
Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất, giúp con người trong nhận thức lí luận và hoạt động thực tiễn.
- GV chuyển ý: Thế giới quanh ta là gì? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có nhận thức được thế giới hay không: Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của triết học.
- GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề.
- GV lấy VD.
* Loài cá trong tự nhiên -> Con người có thể sáng chế tàu thuyền.
* Loài chim trong tự nhiên ->Con người sáng chế ra máy bay.
- GV đặt câu hỏi cho học sinh.
* Từ các VD trên, các em cho biết cái nào có trước, cái nào có sau?
* Khả năng của con người như thế nào?
- HS trả lời ý kiến cá nhân.
- HS cả lớp trao đổi.
- GV nhận xét và kết luận.
Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất (tồn tại tự nhiên) và ý thức(tư duy tinh thần).
- GV chuyển ý: Trong lich sử triết học có nhiều trường phái khác nhau. Sự phân chia các trường phái này dựa vào chỗ chúng giải quyết khác nhau, độc lập nhau về vấn đề cơ bản của triết học.
- GV: Mỗi trường phái tùy theo cách trả lời về các mặt vấn đề cơ bản của triết học mà hệ thống thế giới quan được xem xét là duy vật hay duy tâm.
- GV: Giải thích 2 VD trong SGK để giúp HS rút ra kết luận.
- GV gợi ý cho HS lấy VD trong thực tiễn.
- HS lấy VD liên quan đến kết luận phần trên.
* Vật chất có trước quyết định ý thức con người.
* Vật chất tồn tại khách quan. Một năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu , đông (không phụ thuộc vào ý thức con người).
- HS giải thích câu tục ngữ sau: 
“Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”.
*GV cho HS làm bài tập để củng cố đơn vị kiến thức 1 và 2.
- GV lập bảng so sánh trên bảng phụ hoặc giấy khổ lớn hoặc chiếu lên máy chiếu.
- HS trả lời cá nhân.
So sánh về đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ thể.
Bài 1:
Triết học
Các môn khoa học cụ thể
Những quy luật
Ví dụ
Bài 2: So sánh thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
Quan hệ vật chất và ý thức
Ví dụ
- HS cả lớp nhận xét.
- GV bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
1. Thế giới quan và phương pháp luận.
a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.
VD: 
* Về khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Đại số, hình học
+ Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử.
+ Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.
* Khoa học xã hội:
+ Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, ...).
+ Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người.
+ Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường.
* Về con người:
+ Tư duy, quá trình nhận thức
+ Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.
+ Vai trò của triết học:
Triết học có vai trò là thê giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người.
Đáp án: 
Bài 1: d
Bài 2: c
b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
* Thế giới quan
* Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người.
* Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
+ Vấn đề cơ bản của triết học.
* Mặt thứ nhất:
Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
* Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không?
+ Thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.
Bài 1:
Triết học
Các môn khoa học cụ thể
Những quy luật
Chung nhất cho sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
Riêng biệt, cụ thể.
Ví dụ
Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
Toán học nghiên cứu số, đại lượng.
Bài 2:
Thế giới quan DV
Thế giới quan DT
Quan hệ vật chất và ý thức
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
ý thức có trước và có vai trò quyết định.
Ví dụ
Có bộ não, con người mới có đời sống tinh thần
ý thức con người sinh ra muôn loài
GV kết luận Tiết 1:
	Lịch sử triết học luân là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên. Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Tiết 2.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
N ... n vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Có lối sóng lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. không có hành vi gây hại, ảnh hưởng cho cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Tích cực tham gia tuyên truyền tránh bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma túy, mại dâm.
4 Củng cố.
Hoạt động 3
luyện tập, củng cố kiến thức.
	GV tổ chức cho Hs trò chơi đóng vai.
	GV giao tình huống (từ tuần trước)
	Tổ 1: Bị kết hôn sớm khi bạn gái 16 tuổi và bạn nam 17 tuổi.
	Tổ 2: Từ chối khi bạn bè rủ rê sử dụng ma túy.
	Tổ 3: Nhìn thấy khách du lịch vứt rác xuống biển.
	GV quy định thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.
	HS tự chuẩn bị kịch bản, lời thoại, phân vai, đạo cụ.
	HS lên đóng vai.
	HS cả lớp thảo luận, nhận xét, nội dung và hình thức vở diễn.
	GV nhận xét, kết luận phần đóng vai của các tổ. Rút ra bài học.
	GV kết luận toàn bài: Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời đặt nhân loại trước những vấn đề khó khăn và thách thức mới 	- Vấn đề môi trường, dân số, bệnh dịch hiểm nghèo. Tham gia phòng chống bệnh hiểm nghèo, bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người.
5. Dặn dò.
	1. Bài tập về nhà 1, 2 SGK trang 112.
	2. HS về nhà sưu tầm ở các địa phương về hoạt động:
	- Bảo vệ môi trường.
	- Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
	3. Chuẩn bị bài 16.
Bài 16
Tiết 27
Tự hoàn thiện bản thân.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
	- Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
	- Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các gí trị đạo đức xã hội.
2. Kĩ năng.
	- Biết tự nhận thức bản thân, đối chiếu với các yêu cầu đạo đức xã hội.
	- Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các gía trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
3. Thái độ.
	Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điều tốt của người khác.
II. Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học
	- Phương pháp diễn giải.
	- Kết hợp giữa phương pháp thảo luận, tự liên hệ với diễn giải.
	- Hình thức làm việc cá nhân với làm việc theo cặp, nhóm và theo lớp.
	- Phương pháp tự liên hệ để khai thác vốn kinh nghiệm đạo đức của các em trong quá trình học bài này.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học.
	- SGK, GDCD lớp 10, truyện "Bác Hồ tập phát âm".
	- Các truyện tám gương trong lớp, trong trường, ngoài xã hội về tự hoàn thiện bản thân.
	- Giấy khổ to ghi tóm tắt yêu cầu đối với HS khi đặt mục tiêu, kế hoạch.
	- Giấy trắng khổ A4 để làm bài tập đặt mục tiêu, kế hoạch phấn đấu rèn luyện tự hoàn thiện bản thân.
IV. Hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các bệnh dịch hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay?
Câu 2: HS chúng ta phải làm gì để góp phần nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện nay?
3. Bài mới.
Hoạt động 1
giới thiệu bài.
	GV cử một HS có giọng đọc tốt đọc truyện Bác Hồ tập phát âm.
	GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi nghe câu chuyện về Bác?
	Để hiểu được phẩm chất tốt đẹp của Bác, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2
Giới thiệu nội dung các đơn vị kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV tổ chức cho hs làm bài tập tự nhận thức về bản thân.
HS trả lời bài tập cá nhân.
GV: Chiếu câu hỏi lên máy hoặc ghi lên bảng phụ.
Em hãy tự nhận thức về mình về một số đặc tính của bản thân.
- Người mà em yêu quý nhất......................
- Điều quan trọng nhất mà em ước và đạt được trong cuộc đời?...................................
- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?..............
- Môn học mà em thích nhất?.....................
- Một năng khiếu sở trường của em?...........
- Những điểm em thấy hài lòng về mình?.......................................................
- Em còn hạn chế gì?..................................
HS tự điền vào phiếu.
GV cho HS cia sẻ kết quả tự nhận thức về bản thân theo nhóm đối xem mình có điểm gì giống với các bạn.
GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp trao đổi.
HS thảo luận theo các câu hỏi.:
+ Vì sao có sự giống nhau, khác nhau giữa người này với người khác về đặc tính?
+ Tự nhận thức về mình có dễ dàng không?
+ Có ai chỉ toàn ưu điểm hoặc toàn nhược điểm không?
+ Để phát triển tốt hơn, mỗi người cần phải làm gì?
+ Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
HS trình bày quan điểm cá nhân.
Hs cả lớp trao đổi.
GV kết luận.
Tự nhận thức về bản thân là khả năng tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân. Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người. Tự nhận thức về bản thân là điều không dễ dàng, có người thường đánh giá cao về mình, có người lại mặc cảm tự ti về bản thân. Để phát triển tốt hơn, mỗi người phải biết phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
HS ghi bài.
GV chuyển ý: Mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, yếu...không ai giống ai. Chúng ta cần tự tin vào bản thân, biết phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu để ngày càng tiến bộ.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân (GV chia nhóm theo sổ điểm danh)
Trước khi thảo luận, GV cử một HS có giọng đọc tốt đọc 1 lần cho cả lớp nghe 2 mẩu chuyện trong SGK trang 115 và mẩu chuyện về Cao Bá Quát trong phần bài tập trang 117.
HS cả lớp theo dõi truyện đọc, suy nghĩ? GV giao câu hỏi cho 4 nhóm.
Nhóm 1: Nêu suy nghĩ của bản thân về các nhân vật trong truyện? Chúng ta rút ra bài học gì?
Nhóm 2: Theo em thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Ví dụ?
Nhóm 3: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?Lấy VD về người không tự hoàn thiện?
Nhóm 4: Yêu cầu đạo dức của xã hội là gì? Hãy suy nghĩ xem để tự hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu đạo đức xã hội, em phải làm gì? (Tự đánh giá mình theo yêu cầu của đạo đức xã hội)
Gv quy định thời gian và phân công chỗ ngòi cho các nhóm.
GV trong quá trình thảo luận của HS, cần nhắc nhở hoặc gợi ý về câu hỏi khó.
HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
HS các nhóm trao đổi, bổ sung ý kiến.
GV nhận xét, bổ sung, liệt kê, sắp sếp các ý kiến của các nhóm.
GV tổng kết phần thảo luận.
HS ghi bài.
GV chuyển ý.
GV ổn định lớp và cho Hs làm bài tập củng cố kiến thức.
1. Đơn vị kiến thức 1: Tự nhận thức về bản thân.
Tự nhận biết vè bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh yếu của bản thân.
2. Đơn vị kiến thức 2: Tự hoàn thiện bản thân.
a, Thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, học hỏi những điều hay, diều tốt ở người khác để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
b, Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân.
- Xã hội ngày càng phát triển, do đó việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
- Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.
3.Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a, Yêu cầu chung.
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo giá trị đạo đức xã hội.
- Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội để thực hiện ,mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
b, Chúng ta cần làm gì?
- Tự nhận thức đúng bản thân về mặt tốt đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Có kế hoạch phấn đẩuèn luyện theo từng móc thời gian.
- Xác định rõ biện pháp cần thực hiện.
- Xác định thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua, quyết tâm thực hiện.
- Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
4. Củng cố.
Hoạt động 3
Luyện tập củng cố kiến thức.
GV cho HS làm bài tập nhanh vào phiếu.
Hs nhận phiếu.
Bài 1: Theo em ý kiến nào sau đây là đúng:
a. Có hiểu đúng về mình mới quyết định đúng, lựa chọn đúng.
b. Tự đánh giá quá cao hoặc quá thấp dễ mắc sai lầm.
c. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ dàng.
Bài 2: Biểu hiện nào sau đây là tự hoàn thiện bản thân.
- Vượt khó khăn trở ngại.
- Khắc phục khuyết điểm.
- Học hỏi điều tốt.
- Rèn luyện trong lao động, học tập.
Bài 3: Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân.
- Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Có chí thì nên.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Mưu cao chẳng bằng chí dày.
- HS trả lời nhanh vào phiếu.
GV chọn kết quả của 3 em có đáp án nhanh nhất của 3 bài tập.
HS cả lớp theo dõi đáp án, bổ sung đối chiếu đáp án của mình.
- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.
- HS chữa bài tập.
Đáp án
Bài 1: Đáp án đúng a, b, c.
Bài 2: Tất cả các ý kiến trên.
Bài 3: Tất cả các câu tục ngữ.
GV kết luận toàn bài
	Tự nhận thức bản thân, tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của mọi người nói chung và HS chúng ta nói riêng và là chuẩn mực đạo đức của xã hội giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
5. Dặn dò.
- Bài tập VN trang 118.
- Sưu tầm gương những cá nhân biệt tự hoàn thiện bản thân (người khuyết tật tham gia thể thao, thương binh tàn nhưng không phế, quyết tâm cai ngiện ma túy...)
- Chuẩn bị ôn tập, kiểm tra.
Em hãy tự nhận thức về mình về một số đặc tính của bản thân.
- Người mà em yêu quý nhất..............................................
- Điều quan trọng nhất mà em ước và đạt được trong cuộc đời?...............................................
- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?........................................
- Môn học mà em thích nhất?.............................................
- Một năng khiếu sở trường của em?................................................
- Những điểm em thấy hài lòng về mình?............................................
- Em còn hạn chế gì?.................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_tiet_1_27_nguyen_tien_trien.doc