Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 22: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua biểu đồ.

- Đánh giá hiện trạng vấn đề Kinh tế - xã hội của ĐBSH và đề xuất giải pháp phát triển bền vững.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vẽ được biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong học tập.

- Chăm chỉ: Hoàn thành bài thực hành

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bảng 22.1 với cập nhật số liệu mới.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS nhớ lại cách vẽ biểu đồ đã học

c) Sản phẩm:

Kể tên các dạng biểu đồ đã vẽ: đường, cột, tròn, miền

d) Cách thực hiện:

Bước 1: HS nêu tên các dạng biểu đồ đã vẽ.

Bước 2: GV gợi ý cho HS nhắc lại cách vẽ từng biểu đồ.

Bước 3: GV gọi vài HS ngẫu nhiên nêu lên đáp án của mình. Các HS còn lại nhận xét và bổ sung đáp án. GV chuẩn xác kiến thức.

Bước 4: GV giới thiệu biểu đồ cần vẽ và chuyển ý vào bài mới.

 

docx 6 trang cucpham 4780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 22: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 22: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

Giáo án Địa lí Lớp 9 theo CV5512 - Bài 22: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua biểu đồ.
- Đánh giá hiện trạng vấn đề Kinh tế - xã hội của ĐBSH và đề xuất giải pháp phát triển bền vững.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vẽ được biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong học tập.
- Chăm chỉ: Hoàn thành bài thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bảng 22.1 với cập nhật số liệu mới.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS nhớ lại cách vẽ biểu đồ đã học
c) Sản phẩm:
Kể tên các dạng biểu đồ đã vẽ: đường, cột, tròn, miền
d) Cách thực hiện:
Bước 1: HS nêu tên các dạng biểu đồ đã vẽ.
Bước 2: GV gợi ý cho HS nhắc lại cách vẽ từng biểu đồ.
Bước 3: GV gọi vài HS ngẫu nhiên nêu lên đáp án của mình. Các HS còn lại nhận xét và bổ sung đáp án. GV chuẩn xác kiến thức.
Bước 4: GV giới thiệu biểu đồ cần vẽ và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Vẽ được biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH (15 phút)
a) Mục đích:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực .
b) Nội dung:
- HS dựa vào bảng số liệu và vẽ được biểu đồ đường.
Nội dung chính: Vẽ được biểu đồ đường.
c) Sản phẩm:
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đường
- Gọi 2 học sinh bất kì lên bảng vẽ và cả lớp ở dưới vẽ biểu đồ đường
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng qua các năm
(Đơn vị: %)
Năm
Tiêu chí
1995 
2000 
2005 
2010 
2015 
2017
Dân số 
100,0 
105,6 
111,1 
116,2 
121,2 
123,7
Sản lượng lương thực 
100,0 
128,6 
123,7 
132,7 
131,4 
118,8
Bình quân lương thực
theo đầu người 
100,0 
121,8 
111,3 
114,1 
108,4 
96,5
Bước 2: Gọi học sinh bất kì nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đường.
Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành vẽ biểu đồ
+ Gọi 2 HS bất kì lên bảng vẽ và cả lớp ở dưới vẽ biểu đồ.
+ GV quan sát quá trình thực hành của cả lớp, hướng dẫn và hỗ trợ HS gặp khó khăn của lớp.
Bước 4: GV tổ chức cho HS nhận xét, so sánh biểu đồ
Bước 5: Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất LTTP của vùng ĐBSH.
- Phân tích được tình hình sản xuất LTTP của vùng ĐBSH.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát biểu đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
a/ Thuận lợi và khó khăn trong SX lương thực ở ĐBSH
* Thuận lợi:
- DT đất phù sa màu mỡ rộng lớn, nguồn nước phong phú, khí hậu thích hợp.
- Lao động cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong SX.
- Áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong SX
- Cơ sở chế biến phát triển rộng khắp.
* Khó khăn:
- Thời tiết diễn biến thất thường (rét, hạn hán, bão lũ...)
- DT đất phèn, mặn khá lớn.
- Đất NN bị thu hẹp do dân số quá đông
b/ Vai trò của vụ đông trong việc SXLT, TP ở ĐBSH
- Nhờ có cây ngô và cây khoai tây năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt nên trở thành cây LT,TP chính vào vụ đông, ngoài ra các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới cũng được trồng nhiều trong vụ đông. Các loại cây trên đã làm cơ cấu cây trồng trở nên đa dạng, đem lại lợi ích kinh tế cao.
c/ Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng DS tới đảm bảo lương thực của vùng
- DS tăng chậm là nhờ thực hiện tốt KHHGĐ, trong khi SLLT tăng khá nhanh nên vùng đã đảm bảo được LT và bắt đầu xuất khẩu một phần.	
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm:
- Nhóm 1, 2: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sx lương thực ỏ ĐB sông Hồng
* Thuận lợi :
+ Đất phù sa màu mỡ .
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
+ Nguồn nước dồi dào 
+ Trình độ cơ giới hóa cao 
+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện .
* Khó khăn :
+ Qui mô dân số cao .
+ Thời tiết biến động thất thường 
- Nhóm 3, 4: Kể các cây vụ đông mà em biết. Vai trò của vụ đông trong việc sx lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
* Các cây vụ đông: Cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây,
* Vai trò vụ đông :
+ Cung cấp lương thực .
+ Chủ động lương thực 
- Nhóm 5, 6: Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới bảo đảm lương thực của vùng.
+ Bình quân lương thực đầu người ngày càng tăng 
+ Vấn đề lương thực ổn định .
+ Xuất khẩu lương thực 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho 6 nhóm:
- Nhóm 1, 2: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sx lương thực ỏ ĐB sông Hồng
- Nhóm 3, 4: Kể các cây vụ đông mà em biết. Vai trò của vụ đông trong việc sx lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
- Nhóm 5, 6: Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới bảo đảm lương thực của vùng.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS.
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; HS, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án hoàn thành bảng thông tin.
 Thuận lợi
 Khó khăn
 Giải pháp
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.
- Đất bạc màu thoái hóa.
- Cải tạo đất.
- Khí hậu, nguồn nước thuận lợi
- Thiên tai thường xuyên xảy ra.
- Đầu tư vào thủy lợi.
- Lao động dồi dào, có kinh nghiệm; csvc hoàn thiện.
- Dân đông, bình quân đất nông nghiệp thấp.
- Đầu tư cơ khí hóa, giống, công nghiệp chế biến.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bảng thông tin bằng câu hỏi sau:
Qua tìm hiểu thực tế, hãy chỉ ra 3 thuận lợi, 3 khó khăn và đề xuất 3 giải pháp khắc phục trong hoạt động sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
 Thuận lợi
 Khó khăn
 Giải pháp
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Đồng bằng sông Hồng. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình các đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_theo_cv5512_bai_22_thuc_hanh_ve_va_phan.docx