Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm
I – MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1 - Về kiến thức:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2 -Về kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả nước.
3 -Về thái độ:
- Có tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc.
4 - Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên:
- Lược đồ dân tộc Việt Nam - Atlat Địa Lí Việt Nam
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của một số dân tộc Việt Nam.
- Hình 1.1 và Hình 2.1 SGK - Bảng 1.1 SGK
- Tivi, máy tính
* Học sinh:
- SGK, tập bản đồ Địa Lí 9 - Atlat Địa Lí Việt Nam
- Dụng cụ học tập
- Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc sống ở Việt Nam.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát: 5 phút)
1. Mục tiêu: HS biết được Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống.
Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm
Ngày soạn: ............................................... Ngày giảng: ............................................. ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1, Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I – MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1 - Về kiến thức: - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 2 -Về kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả nước. 3 -Về thái độ: - Có tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc. 4 - Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh... II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: - Lược đồ dân tộc Việt Nam - Atlat Địa Lí Việt Nam - Bộ tranh ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của một số dân tộc Việt Nam. - Hình 1.1 và Hình 2.1 SGK - Bảng 1.1 SGK - Tivi, máy tính * Học sinh: - SGK, tập bản đồ Địa Lí 9 - Atlat Địa Lí Việt Nam - Dụng cụ học tập - Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc sống ở Việt Nam. III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát: 5 phút) 1. Mục tiêu: HS biết được Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc 2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan - Khai thác kiến thức từ video, hình ảnh 3. Phương tiện: tivi, máy tính 4. Các bước hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN (https://youtu.be/CQpfINQTP04HS) quan sát và TLCH: - Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN? - Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết , gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Các dân tộc có điểm nào khác nhau? Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( Thời gian : 20 phút) 1.Mục tiêu: - HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán - HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất. 2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại/Sử dụng tranh ảnh, SGK 3.Phương tiện: Hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc 4.Hình thức tổ chức hoạt động : HS hoạt động cá nhân Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam - Hình 1.1 SGK - Bảng 1.1 SGK Học sinh trả lời các câu hỏi: ? Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? ? Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào giống và khác nhau? - (GV gợi ý cho HS trình bày một số nét khác nhau giữa các dân tộc về văn hoá, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán) ?Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ? Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)? ? Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn? ? Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - trả lời Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài: Mở rộng: - GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN - Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người. 1-Các dân tộc ở Việt Nam: - Nước ta có 54 dân tộc. - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất , chiếm 86.2 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật. - Các dân tộc ít người chiếm 13.8 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống HOẠT ĐỘNG 2: Phân bố các dân tộc (Thời gian: 12 phút) 1.Mục tiêu: - HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta: Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người. Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên , duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2.Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại/ sử dụng SGK 3.Phương tiện: bản đố phân bố các dân tộc - tivi, máy tính 4.Hình thức tổ chức : Hoạt động nhóm Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Bước 1: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN ▪N1-N2:Tìm hiểu sự phân bố của người Việt. ▪N3-N4:Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào? ▪N5-N6:Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ? ▪N7-N8:Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng. Mở rộng: ? Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết sự phân bố các dân tộc hiện nay đã có gì thay đổi? ? Việc phân bố lại các dân tộc theo định hướng hiện nay đã có tác dụng gì? 2-Phân bố các dân tộc: - Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Thời gian: 5 phút) - GV cho HS làm BT số 1(c,d) & BT số 2 tập bản đồ. - GV cho HS quan sát bảng 1.1 nêu tên các dân tộc có số dân >1 triệu người, từ 500.000 –1triệu người? <500.000 người? - Cho HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn? GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3-5 em tham gia trò chơi:Viết nhanh tên các dân tộc do GV yêu cầu VD: Viết tên các dân tộc có chữ cái bắt đầu bằng chữ: K : Khơ-me, Khơ-mú, Kháng, Kinh M : Mường, Mông, Mnông, Mạ, Mảng T : Tày, Thái, Thổ, Tà-ôi. C : Cơ-ho, Chăm, Cơ-tu, Co, Cống H : Hoa, Hrê, Hà-nhì Mỗi chữ cái là 1 HS viết. Đội nào viết được tên nhiều dân tộc hơn sẽ là đội thắng cuộc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG: ( Thời gian: 3 phút) - HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK. - Làm lại các BT 1,2,3 tập bản đồ. - Đọc và chuẩn bị bài Dân số và gia tăng dân số. Quan sát và phân tích biểu đồ Hình 2.1 SGK. ****************************** Ngày soạn: ............................................... Ngày giảng: ............................................. Tiết 2, Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, học sinh cần: 1.Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả. - Một số đặc điểm của dân số: + Số dân (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất). + Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (dẫn chứng). + Cơ cấu dân số: Theo độ truổi (Cơ cấu dân số trẻ), giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi. - Nguyên nhân và hậu quả. + Nguyên nhân (kinh tế – xã hội). + Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế – xã hội). 2. Kĩ năng: - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999. * Các kĩ năng sống: - Thu thập và sử lí thông tin, phân tích đối chiếu . - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm - Thể hiện sự tự tin . 3. Thái độ : - Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng. 4. Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam. - Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. 2. Học sinh: - Atlat, sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề; thảo luận nhóm; trực quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức, điểm danh: ( 1’) 2. Kiểm tra: ( Thực hiện trong tiết học ) 3. Tình huống xuất phát: (2’) Việt Nam là nước có số dân đông, dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1: SỐ DÂN . 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm số dân ở nước ta (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất). - Kỹ năng : Xử lý thông tin, số liệu sưu tầm. 2. Phương pháp: + Nêu vấn đề , đàm thoại gợi mở. 3. Phương tiện: + SGK , tư liệu sưu tầm . 4. Thời gi ... ì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Câu 6: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? Câu 7: Nêu các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khí hậu, nước, biển và đảo) ở Đồng bằng sông Cửu Long. (SGK tr.127) Câu 8: Đồng bằng Sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? Câu 9: -Vùng biển nước ta có những tiềm năng gì để phát triển ngành thuỷ sản? - Trình bày tiềm năng của các ngành kinh tế biển ở nước ta? (Tiềm năng của 4 ngành kinh tế biển) Câu 10: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta? Câu 11: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? (5phương hướng, SGK tr. 143) Câu 12: Nêu đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Hải Phòng? Phần II: Bài tập Bài tập 3 trang 116 Bài tập 3 trang 120 Bài tập thực hành 1 trang 124 Bài tập 3 trang 127 Bài tập 3 trang 133 Bài tập thực hành 1 trang 134 Nghiên cứu bài tập thực hành 2 trang 145 Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu kinh tế (%) của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2002 dưới đây: Khu vực Vùng Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ Đông Nam Bộ 6,2 59,3 34,5 Cả nước 23,0 38,5 38,5 a, Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. b, Nhận xét tỉ trọng công nghiệp và xây dựng của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. CÁC VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM Tên vùng Vị trí địa lí Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Dân cư, xã hội Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông - Có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, xã hội với cả nước và quốc tế - Địa hình thoải - Đất: đất đỏ badan và đất xám rấy thuận lợi cho trồng cây công nghiệp - Khí hậu: cận xích đạo - Vùng biển giàu tiềm năng (dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch biển) Dân cư đông , nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. 1. Công nghiệp: - Cơ cấu công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ - Gồm các ngành: khai thác dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, hang tiêu dung - Chiếm tỉ trọng: 59,3% cả nước 2. Nông nghiệp - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Gồm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm: cao su, hồ tiêu, điều, mía, đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp 3. Dịch vụ - Hoạt động dịch vụ rất đa dạng - Đông Nam Bộ là nơi có sức thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (50,1%) - Du lich rất phát triển TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu Đồng Bằng Sông Cửu Long - Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - Vùng biển đảo giàu tài nguyên bậc nhất nước ta - Mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á - Địa hình: thấp và bằng phẳng - Đất: phù sa ngọt (1,2 triệu tấn), đất phèn, mặn (2,5 triệu tấn) - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phông phú - Sinh vật trên cạn, dưới nước đa dạng - Sông Cửu Long có vai trò to lớn - Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn. - Vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa - Người dân cần cù, thích ứng với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm - Mặt bằng dân trí chưa cao 1. Nông nghiệp - Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước ( đặc biệt là trồng lúa: 51,5% sản lượng cả nước) - Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước - Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản (50%) - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh - Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn 2. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20%) - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao 3. Dịch vụ - Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu gạo, thủy sản đông lạnh - Giao Thông đường thủy có vai trò quan trọng Thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau Địa lí dân cư Địa lí các ngành kinh tế Địa lí địa phương Địa lí kinh tế Việt Nam - Địa lí tự nhiên - Địa lí kinh tế- xã héi Địa lí các vùng kinh tế 1. Địa lí công nghiệp 2. Địa lí nông nghiệp 3. Địa lí lâm nghiệp, ngư nghiệp 4. Địa lí GTVT 5. Địa lí thương mai và dịch vụ 1. Vùng TDMNBB 2. Vùng ĐB sông Hồng 3. Vùng Bắc Trung Bộ 4. Vùng duyên hải NTB... 5. Vùng Tây Nguyên 6. Vùng Đông Nam Bộ 7. Vùng ĐBSCL Phát triển tổng hợp kinh tế và môi trường biển- đảo Chương trình Địa lí 9 Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam 4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Ôn tập tốt các bài học ở học kì II và rèn luyện các kĩ năng. - Chuẩn bị tiết sau: Tiết 53 - Kiểm tra học kì II. ************************************** Ngày soạn: ................................................. Ngày giảng: ............................................... Tiết 53: KIỂM TRA HỌC KÌ II i. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: -Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, rút ra những ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình nhận thức để kịp thời bổ sung, uốn nắn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tái hiện, vận dụng kiến thức. kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài ii. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 2. Học sinh: Ôn tập tốt, bút viết, máy tính, thước kẻ, com pa. iii. hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ -Kiểm tra trong bài kiểm tra 3. Bài mới : 1.Giới thiệu bài : 2.Tiến trình các hoạt động : - Phát đề kiểm tra - HS làm bài, GV giám sát HS làm bài - GV thu bài, nhận xét thái độ, ý thức làm bài của HS. A. Ma trận: Mức độ nhận thức Chủ đề (nội dung) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TN KQ TL TN KQ TL VÙNG ĐÔNG NAM BỘ - Biết được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 10% 2 1,0 10% VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Biếu được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng . - Biết xử lí số liệu và phân tích số liệu để so sánh sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. - Vẽ được biểu đồ theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 10% 1 3,0 30% 3 4,0 40% PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO - Biết được các đảo và quần đảo lớn : tên, vị trí. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. - Trình bày một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 10% 1 3,0 30% 3 4,0 40% ĐỊA LÍ TỈNH NINH THUẬN Biết được diện tích và một số đặc điểm cơ bản về địa lí tỉnh Ninh Thuận. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 10% 2 1,0 10% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 8 4,0 40% 1 3,0 30% 1 3,0 30% 10 10 100% ĐỀ BÀI: I : Trắc nghiệm: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ nổi bật so với cả nước với loại khoáng sản nào sau đây? A. Nước khoáng B. Sét cao lanh C. Dầu mỏ D. Than. Câu 2. Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là: A. Nghèo tài nguyên B. Dân đông C. Ô nhiễm môi trường D. Thu nhập thấp. Câu 3. Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta: A. Bạch Long Vĩ B. Phú Quý C. Lí Sơn D. Phú Quốc. Câu 4. Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh: A. Thuỷ hải sản B. Giao thông C. Du lịch D. Nghề rừng . Câu 5. Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Đường bộ B. Đường sắt C. Đường sông D. Đường biển. Câu 6. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ: A. Móng Cái đến Vũng Tàu B. Móng Cái đến Hà Tiên C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau. Câu 7. Tỉnh Ninh Thuận có diện tích là bao nhiêu? A. 3358 km2 B. 4358 km2 C. 5358 km2 D. 6358 km2 Câu 8. Tỉnh Ninh Thuận có bao nhiêu Thành phố và bao nhiêu huyện? A. 1 TP và 5 huyện. B. 1 TP và 6 huyện. C. 1 TP và 7 huyện. D. 1 TP và 4 huyện. II : Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. (3,0điểm) Vì sao phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo? Hãy trình bày phương hướng nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo? Câu 2. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2009. Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích (nghìn ha) 3870,0 7437,2 Sản lượng (triệu tấn) 20523,2 38950,2 a. Tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. b. Từ kết quả đã tính hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? c. Từ kết quả đã tính và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét về diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? HẾT. ĐÁP ÁN: Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D A C B A B 4,0 điểm (Mỗi câu đúng được 0,5 đ) II. Tự luận. 6,0 điểm 1 (3,0 đ) Lý do bảo vệ: - Biển nước ta mang lại những lợi ích kinh tế , khoa học và an ninh quốc phòng vô cùng to lớn. ( giao thông, du lịch, khoáng sản, đánh bắt nuôi trồng hải sản...) - Biển nước ta đang bị suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường. b. Phương hướng: - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu xa bờ. - Bảo vệ và trồng rừng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Phòng chống ô nhiễm biển. 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0,5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 2 (3,0 đ) a- Tính tỉ lệ: Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích (%) 52.0 100.0 Sản lượng (%) 52.7 100.0 (Một số liệu tính đúng ghi 0.2 5 điểm) b- Vẽ biểu đồ: Học sinh vẽ được biểu đồ tròn, đẹp, có đầy đủ thông tin. c- Nhận xét: - Về diện tích lúa: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.0% diện tích lúa cả nước. - Về sản lượng: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.7% sản lượng lúa cả nước. 1,0 điểm 1,0 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.docx