Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52 - Nguyễn Văn Thanh

I) Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á: Phân hóa đa dạng phức tạp ( Có đủ các đới khí hậu và các kiểu khí hậu) và nguyên nhân của nó.

- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu á.

2) Kỹ năng:

- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Á.

II) Chuẩn bị:

- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Khí hậu Châu Á.

- Các hình vẽ sgk + Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở Châu Á

III) Hoạt động trên lớp:

1) Tổ chức:(1/)

2) Kiểm tra:(4/)

1) Xác định vị trí địa lí Châu Á trên bản đồ? Châu Á tiếp giáp với những châu lục, những đại dương nào?

2) Xác định các dãy núi, các sơn nguyên , các đồng bằng lớn ở Châu Á? Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình Châu Á?

 

doc 115 trang cucpham 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52 - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52 - Nguyễn Văn Thanh

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 1-52 - Nguyễn Văn Thanh
Phần I: THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Chương XI: CHÂU Á
Tiết 1 - Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH - KHOÁNG SẢN
I) Mục tiêu: HS cần biết
1) Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, kích thước lãnh thổ Châu Á: Là châu lục có kích thước rộng lớn, hình dạng mập mạp.
- Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á: Địa hình đa dạng phức tạp nhất, có nhiều khoáng sản.
2) Kỹ năng:
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản dồ tự nhiên Châu Á.
- Phân tích các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên.
II) Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Tự nhiên thế giới
- Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:(1/)
2) Bài mới: 
* Khởi động: Châu á là châu lục rộng lớn nhất,có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng nhất. Tính phức tạp ,đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Mục tiêu: vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ
Dựa H1.1 + H1.2 và thông tin sgk hãy:
1) Xác định điểm Cực Bắc và Cực Nam phần đất liền của Châu Á trên những vĩ độ địa lí nào?
2) Châu Á tiếp giáp những châu lục, đại dương nào?
3) Chiều dài từ điểm Cực Bắc đến điểm Cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông của Châu Á là bao nhiêu km?
4) Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ Châu Á?
- HS trả lời từng câu hỏi - Nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
5) Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với khí hậu châu Á?
*Mục tiêu : biết đặc điểm địa hình khoáng sản châu Á
- Nhóm lẻ
1) Xác định vị trí, đọc tên các dãy núi và sơn nguyên chính của Châu Á?
2) Xác định hướng của các dãy núi và nơi phân bố chúng?
- Nhóm chẵn:
1) Xác định vị trí, đọc tên các đồng bằng lớn của châu á?
2) Nêu rõ nơi phân bố chúng?
 - Đại diện HS 2 nhóm báo cáo chỉ trên bản đồ.
- Các nhóm khác đối chiếu với kết quả của nhóm mình, nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức, bổ xung:
+ Dãy Hi-ma-lay-a được coi là nóc nhà của thế giới với đỉnh Evơ-ret (Chô-mô-lung-ma) cao nhất thế giới: 8848m.
thần.
? Qua đó có nhận xét gì về đặc điểm chung của địa hình châu á?
? Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu Châu Á?
1) Hãy xác định các khoáng sản chủ yếu của Châu Á?(Chỉ trên bản đồ)
2) Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở đâu? ( Tây nam á: Iran, Irăc, Cô-et)
3) Qua đó em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của châu á?
- GV : Bổ xung: Vì nguồn lợi dầu mỏ nên các nước lớn (Hoa Kì) muốn thâu tóm => Chúng gây chia rẽ giữa các dân tộc, chiến tranh xảy ra liên miên, làm mất an ninh trật tự xã hội. Cuộc chiến tranh Irắc do Mĩ can thiệp
I) Vị trí địa lí và kích thước của châu luc
- Là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu
- Diện tích khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả đảo tới 44,4 triệu km2) => Rộng nhất thế giới
- Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. 
- Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn.
II) Đặc điểm địa hình - khoáng sản:
 1) Địa hình: 
- Châu á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: đông - tây và bắc -nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
+ Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm
+ Phần rìa phía đông, đông nam nằm trong vành đai lửa TBD
+ Các đồng bằng lớn đều nằm ở rìa lục địa.
=> Địa hình: Đa dạng , phức tạp nhất thế giới 
2) Khoáng sản:
- Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng thiếc
* Kết luận: sgk/6.
4) Củng cố:(3/) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1) Đặc điểm nào sau đây không phải là của địa hình Châu Á?
a) Địa hình đa dạng, phức tạp nhất thế giới.
b) Đồng bằng rộng chiếm phần lớn diện tích châu lục.
c) Nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ.
d) Núi và sơn nguyên chủ yếu tập trung ở trung tâm.
2) Lãnh thổ Châu Á phần lớn nằm ở:
a) Nửa cầu Bắc c) Nửa cầu Đông đ) Câu a + c đúng
b) Nửa cầu Nam d) Nửa cầu Tây e) Câu a + d đúng.
5) Hướng dẫn về nhà: :(1/)
- Trả lời câu hỏi , bài tập sgk/6
- Làm bài tập bản đồ thực hành- Nghiên cứu bài 2
Tiết 2-Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á: Phân hóa đa dạng phức tạp ( Có đủ các đới khí hậu và các kiểu khí hậu) và nguyên nhân của nó.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu á.
2) Kỹ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Á.
II) Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Khí hậu Châu Á.
- Các hình vẽ sgk + Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở Châu Á
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:(1/)
2) Kiểm tra:(4/)
1) Xác định vị trí địa lí Châu Á trên bản đồ? Châu Á tiếp giáp với những châu lục, những đại dương nào?
2) Xác định các dãy núi, các sơn nguyên , các đồng bằng lớn ở Châu Á? Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình Châu Á?
3) Bài mới: * Khởi động: sgk
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* Mục tiêu: đặc điểm khí hậu châu Á
Dựa thông tin sgk + H2.1 và sự hiểu biết.
- Nhóm lẻ: 1,3,5
1) Hãy xác định vị trí đọc tên các đới khí hậu ở Châu Á từ vùng cực Bắc -> Xích đạo dọc theo KT 800Đ.
2) Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Nhóm chẵn: 2,4,6
1) Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến400B ?
2) Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?
- HS đại diện nhóm báo cáo
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức.âu
* Mục tiêu: các kiểu khí hậu điển hình ở châu Á
Dựa H2.1 + thông tin sgk mục 2
- Nhóm lẻ: 1,3,5
1) Xác định các kiểu khí hậu gió mùa? Nơi phân bố?
2) Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa?
- Nhóm chẵn: 2,4,6
1) Xác định các kiểu khí hậu lục địa?Nơi phân bố?
2) Nêu đặc điểm chung của khí hậu lục địa?
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV chuẩn kiến thức
(Có thể cho HS kẻ bảng so sánh 2 khu vực khí hậu)
I) Khí hậu Châu Á ph©n ho¸ rất đa dạng
1) Châu Á có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất:
- Từ khí hậu cực và cận cực -> khí hậu ôn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
2) Khí hậu châu á lại phân thành nhiều kiểu khác nhau:
- Trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ rất rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao bao chắn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội đia và do sự phân hóa theo độ cao địa hình.
II) Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:
1) Các kiểu khí hậu gió mùa:
- Gồm: 
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam á và Đông Nam á.
+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới:
Đông á.
- Đặc điểm chung của khí hậu gió mùa: Chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra biển không khí khô, hanh và ít mưa.
+ Mùa hạ: gió từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
2) Các kiểu khí hậu lục địa:
- Gồm: Nội địa Trung á và Tây á
+ Khí hậu ôn đới luc địa
+ Khí hậu cận nhiệt đới luc địa
+ Khí hậu nhiệt đới luc địa (khô)
- Đặc điểm: Mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng. Lượng mưa TB năm thấp từ 200 -> 500m, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm thấp = > Hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
4) Củng cố: (4/)* Làm bài tập 1 sgk/9
- HS các nhóm báo cáo điền bảng
Biểu đồ
Y - an - gun
E Ri - at
U - lan Ba - to
Vị trí
Mi -an -ma (Đông nam á)
A-râp-Xê-ut (Tây á)
Mông cổ (Trung á)
- Đặc điểm về nhiệt độ
- Lượng mưa
-Nền nhiệt độ cao > 250C.Trong năm có 2 lần nhiệt độ lên cao, 2 lần xuống thấp.
Biên độ nhiệt khá lớn từ 70C.
-Lượng mưa TB năm khá lớn 2750mm, chia 2 mùa rõ rệt.
- Nhiệt độTB năm >200C
Biên độ nhiệt rất lớn 200C.
- Lượng mưa trong năm rất ít: 82mm
- Mùa hè nóng nhiệt độ > 200C, mùa đông lạnh nhiệt độ < 00C, Biên độ nhiệt lớn 300C.
- Lượng mưa trong năm ít: 220mm, tập trung mùa hè
Kiểu khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Cận nhiệt lục địa (Hoang mạc)
Ôn đới lục địa (Hoang mạc ôn đới)
5) Hướng dẫn về nhà:(1/)
- Hoàn thiện bài tập 1, sgk/9, Làm bài tập bản đồ ,Nghiên cứu bài 3 sgk/10
Tiết 3 - Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn: Có nhiều hệ thống sông lớn, chế độ nước phức tạp.
- Trình bày đặc điểm các cảnh quan tự nhiên Châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan: rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, hoang mạc, cảnhquan núi cao.
2) Kỹ năng:
- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên Châu Á để biết được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở Châu Á.
II) Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Tranh ảnh về sông ngòi hoặc cảnh quan Châu Á.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định tổ chức: (1/)
2) Kiểm tra: (5/): ? Chứng minh khí hậu châu Á phân hoá đa dạng?
3) Bài mới: (37/)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* Mục tiêu: đặc điểm sông ngòi châu Á
- GV treo bđ tự nhiên châu Á
1) Xác định một số sông lớn trên bản đồ tự nhiên Châu Á? Các sông lớn bắt nguồn từ đâu, đổ ra những đại dương nào?
2)Kết hợp thông tin sgk nêu đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á?
GV chuẩn hoá
3)Dựa thông tin sgk mục 1 hãy thảo luận nhóm: Mỗi nhóm nêu đặc điểm của một khu vực sông 
- N1+2: Bắc Á
- N3 + 4: Đông Á, ĐNÁ, Nam Á
- N5 + 6: Tây Á, Trung Á
- HS báo cáo kết quả điền vào bảng
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV chuẩn kiến thức.
I) Đặc điểm sông ngòi:
1) Đặc điểm chung:
- Sông ngòi Châu Á khá phát triển
- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
2) Các khu vực sông:
Các khu vực sông
Đặc điểm chính
Bắc Á
- Mạng lưới sông dày, các sông lớn đều chảy theo hướng từ Nam lên Bắc
- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh t ... a tới biển theo hướng TB -> ĐN
- Có HT đê điều dài >2700 km. trong đê có nhiều ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3->7m
- Cao TB 2->3m so với mực nước biển.
- Không có HT đê ngăn lũ nên vào mùa lũ nhiều vùng bị chìm ngập sâu: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên...
- Nước biển xâm nhập sâu 
- ĐB duyên hải Trung bộ: Nhỏ hẹp bị chia cắt thành nhiều ô nhỏ
* Bờ biển và thềm lục địa: 
- Bờ biển: Chia 2 loại bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi hải đảo.
- Thềm lục địa biển là phần nối tiếp giữa đất liền với biển, mở rộng tại các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ độ sâu không quá 100m.
3) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu thể hiện như thế nào?
- Đặc điểm chung của KH:Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất đa dạng, thất thường.
- Nét độc đáo của KH là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Nước ta nhận được một nguồn nhiệt năng to lớn: BQ/1m2 lãnh thổ nhận được >1triệu kilo calo, số giờ nắng đạt từ 1400 -> 3000 giờ/năm.
+ T0 TB năm >210C, ta	ưng dần từ Bắc -> Nam.
+ Lượng mưa ẩm lớn đạt từ 1500 -> >2000mm/năm. Độ ẩm đạt >80%.
+ Chia thành 2 mùa gió khác nhau rõ rệt: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh, khô. Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm, mưa nhiều.
4) Nước ta có mấy miền KH? Nêu đặc điểm của từng miền?
- Nước ta có 4 miền khí hậu: Miền KH phía Bắc, miền KH đông Trường Sơn, miền KH phía Nam, miền KH biển Đông.
- Đặc điểm từng miền:
Miền khí hậu
Đặc điểm khí hậu từng miền
Phía Bắc
- Có mùa đông lạnh nhất cả nước, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Đông Trường Sơn
- Có mùa mưa lệch hẳn sang thu đông.
Phía Nam
- Có khí hậu cận xích đạo: T0 độ quanh năm cao, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.
Biển Đông
- Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương rõ rệt.
5) Nước ta có mấy mùa KH? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa?
- Nước ta có 2 mùa khí hậu: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam
- Đặc điểm từng mùa:
Mùa khí hậu
Mùa gió đông bắc
Mùa gió tây nam
Thời gian
Từ tháng 11 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 10
Đặc điểm khí hậu
- Nét đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam
- Khí hậu các miền khác nhau rõ rệt:
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh không thuần nhất: Đầu mùa thời tiết se lạnh, khô hanh. Cuối mùa là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền Trung có mưa lớn.
+ Miền Nam Bộ và Tây Nguyên: Thời tiết nóng khô ổn định suốt mùa.
- Nét đặc trưqng là mùa thịnh hành của gió tây nam và gió tín phong của NC Bắc, xen kẽ là gió đông nam.
- Nền nhiệt độ cao trên cả nước TB >250C. Lượng mưa lớn chiếm >80% lượng mưa cả năm. Riêng phía đông Trường Sơn thời tiết khô, nóng ít mưa.
- Trong mùa này thường xảy ra bão nhiệt đới.
6) Nêu đặcđiểm chung của sông ngòi VN?
- Mạng lưới SN dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng TB - ĐN và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa cạn và mùa lũ. Mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi VN mang nhiều phù sa: Mỗi năm sông ngòi nước ta chở ra biển khoảng 200 tấn phù sa.
7) Nước ta có mấy khu vực sông lớn? Nêu đặc điểm từng khu vực sông?
Các khu vực sông
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
HT sông lớn
Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng - Bằng Giang, sông Mã
Sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng
Sông Cửu Long, sông Bé.
Đặc điểm
- Chế độ chảy thất thường, sông có hình nan quạt.
- Lũ nhanh và kéo dài 5 tháng từ tháng 5-10
- Sông nhỏ, ngắn, độ dốc lớn.
- Lũ lên nhanh, đột ngột rút nhanh
- Lũ vào cuối năm từ tháng 9 -12
- Có lượng nước chảy lớn, chế độ chảy theo mùa nhưng điều hòa hơn
- Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
7) Đặc điểm chung của đất VN? So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?
- Đất VN rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN.
+ Có nhiều loại đất khác nhau, nhưng chia làm 3 nhóm đất chính: đất Feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao.
+ Có nhiều nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và cả tác động của con người
- So sánh 3 nhóm đất:
Nhóm đất
Feralit
Phù sa
Mùn núi cao
Tỉ lệ, nơi phân bố
65%, tập trung ở vùng đồi núi thấp
24%, tập trung ở đồng bằng
11%, chỉ có ở các vùng núi cao
Đặc tính
- Chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng.
- Thường kết vón lại thành đá ong
- Đất tơi, xốp, độ phì cao.
- Chia làm nhiều loại khác nhau
- Hình thành trên thảm thực vật rừng cận nhiệt và ôn đới.
- Đất tơi xốp, nhiều mùn
Giá trị sử dụng
- Trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
- Có giá trị lớn đối trồng cây lương thực lúa, hoa màu, cây CN hàng năm
- Có giá trị lớn đối với trồng rừng đầu nguồn, cây công nghiệp dài ngày
8) Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN? Chứng minh sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt? (kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái)
- Đặc điểm chung của sinh vật VN: Đa dạng, phong phú
+ Về thành phần loài sinh vật
+ Về kiểu gen di truyền
+ Về kiểu hệ sinh thái
+ Về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Sinh vật VN có giá trị to lớn về nhiều mặt:
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Gỗ, tre, nứa, mây, song, da, xương, sừng...
+ Cung cấp thực phẩm: Thịt, trứng, sữa...
+ Cung cấp dược liệu: Mật gấu, cao xương các laòi động vật...
+ Làm cảnh
+ Phục vụ cho nghiên cứu khoa học...
9) Nêu những đặc điểm chung của thiên nhiên VN:
- VN là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- ......................... ven biển.
- ...........xứ sở của cảnh quan đồi núi
- Thiên nhiên VN phân hóa đa dạng, phức tạp.
10) Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và ĐB Bắc Bộ lại bị giảm sút khá mạnh?
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình:
+ Vị trí địa lí: Nằm ở gần khu vực ngoại chí tuyến của Hoa Nam Trung Quốc=> chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới.
+ Do địa hình thấp có các cánh cung núi mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở Tam Đảo trực tiếp đón gió mùa đông Bắc tràn sâu vào nội địa của miền làm cho mùa đông ở đây lạnh nhất so với cả nước. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
11) Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- Địa hình cao nhất nước ta: Là miền núi non trùng điệp, hiểm trở, núi cao, thung lũng sâu, sông lắm thác, ghềnh.
- Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình: Mùa đông đến muộn, kết thúc khá sớm kéo dài trong 3 tháng (tháng 11 -> 1). Mùa hạ đếm sớm có gió tây khô, nóng. Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ cao.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng đang được điều tra, khai thác:
+ Tiềm năng thủy điện.
+ Khoáng sản : Có hàng trăm mỏ và điểm quặng khác nhau.
+ Tài nguyên rừng: Có đủ các vành đai rừng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
+ Tài nguyên biển: Hải sản, danh lam thắng cảnh đẹp.
Tiết 51
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên VN: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật, đặc điểm chung của tự nhiên VN và 2 miền địa lí tự nhiên. 
2) Kỹ năng:
- Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát hóa các kiến thức cơ bản đã học.
- Củng cố và phát triển các kỹ năng phâ tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê, xác lập các mối quan hệ địa lí.
II) Chuẩn bị:
- Các Chuẩn bị học tập cần thiết
- Atlat địa lí Việt Nam
 Hướng dẫn về nhà:
- HS ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản 2 miền địa lí tự nhiên.
- Chuẩn bị bài mới : bài 43 sgk/148
_______________________________________________________________________
TiÕt 52:THỰC HÀNH- TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Biết sử dụng kiến thức của các môn Lịch sử, Địa lí để tìm hiểu địa lí địa phương, gải thích hiện tượng, sự vật cụ thể.
- Biết vững quy trình nghiên cứu, tìm hiểu một địa điểm cụ thể.
2) Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng điều tra, thu thập thông tin, phân tích thông tin, viết báo cáo trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với nội dung đã được xác định.
- Tăng thêm sự hiểu biết về quê hương, gắn bó và yêu quê hương, có cái nhìn biện chứng trước hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương.
II) Chuẩn bị, chuẩn bị của HS:
- HS chuẩn bị trước ở nhà:
+ Giấy, bút, la bàn, thước kẻ 30cm, thước dây dài 20m.
+ Thu thập trước một số thông tin về sự vật, hiện tượng đia lí, lịch sử liên quan đến địa điểm được chọn để nghiên cứu, tìm hiểu: Trường THCS Văn Yên
- Thực địa:
+ Nghe báo cáo chung hoặc một vài HS trình bày những thông tin tự thu thập được.
+ Đo hình dạng, kích thước của địa điểm cần thực địa.
+ Mô tả sự vật, hiện tượng tìm dược trên thực địa
- Sau thực địa:
+ Trao đổi nhóm, phân tích những hiện tượng, sự vật, thôn tin thu thập được về địa điểm được nghiên cứu.
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu về địa điểm.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Ổn định tổ chức: (1')
2) Kiểm tra:không kiểm tra
3) Bài thực hành:(40')
* MụC TIÊU: Nhóm. GV giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm HS tự chuẩn bị các yêu cầu và kiến thức, thông tin cần thiết trước ở nhà.
1) Công tác chuẩn bị:
a) Chọn địa điểm: Trường THCS Văn Yên
- Lí do chọn:
+ Là địa điểm có quá trình xây dựng và phát triển gắn liền với địa phương nơi các em đang sống và học tập
+ Đảm bảo an toàn thuận lợi cho HS trong thực địa, nghiên cứu và tìm thông tin.
b) Chuẩn bị thông tin về địa điểm:
- Xác định vị trí của địa điểm: Nằm ở vị trí nào trong phường, xã? Tiếp giáp với những cơ quan,công trình xây dựng, đường xá nào? 
- Diện tích, hình dạng, cấu trúc trong, ngoài
- Lịch sử xây dựng và phát triển: Lí do được xây dựng, được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện nay.
- Vai trò, ý nghĩa của ngôi trường:
+ Đối với nhân dân trong xã phường
2) Tiến hành:
a) Mời báo cáo viên: Trình bày những thông tin liên quan đến địa điểm cho HS nghe.
b) HS tổ chức hoạt động nhóm: Ngoài thực địa => Hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu bài thực hành.
c) HS đại diện các nhóm báo cáo trình bày trước lớp:
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét, Củng cố từng báo cáo .
- GV cùng HS tổng hợp các báo cáo để hoàn thiện thành một bản báo cáo chung toàn diện.
3) Kết quả:
4) Củng cố:(3')
Củng cố kết quả hoạt động của các nhóm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1_52_nguyen_van_thanh.doc