Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Biết được vị trí địa lí mang tính chiến lược của khu vực Tây Nam Á.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi thảo luận nhóm.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên, kinh tế khu vực Tây Nam Á để nêu về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

3.Phẩm chất

- Nhân ái: đề cao tinh thần đoàn kết, hòa bình.

- Trách nhiệm: có ý thức về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á.

- Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á

- Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế (Khai thác dầu)

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo tinh thần phấn khởi học sinh làm tiền đề vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Hs vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm:

- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Câu 1: Biển chết (-400m)

- Câu 2: Các Tiểu VQ Ả rập thống nhất

- Câu 3: Kênh đào Suez

d) Cách thực hiện:

- Bước 1: Gv phổ biến Trò chơi trả lời nhanh:

- Phương tiện: Bảng con, phấn/bút viết bảng

- Bước 2: Gv gọi Hs trả lời nhanh các câu hỏi

+ Câu 1: Nơi nào có độ cao thấp dưới mực nước biển nhất thế giới?

+ Câu 2: Tháp cao nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?

+ Câu 3: Tên con kênh nối liền biển Đỏ và Địa Trung Hải?

- Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới, khu vực Tây Nam Á

 

docx 5 trang cucpham 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 9: Khu vực Tây Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: KHU VỰC TÂY NAM Á
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Biết được vị trí địa lí mang tính chiến lược của khu vực Tây Nam Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi thảo luận nhóm..
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng lược đồ tự nhiên, kinh tế khu vực Tây Nam Á để nêu về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.
3.Phẩm chất
- Nhân ái: đề cao tinh thần đoàn kết, hòa bình.
- Trách nhiệm: có ý thức về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á.
- Lược đồ các nước khu vực Tây Nam Á
- Tài liệu tranh ảnh về tự nhiên, kinh tế (Khai thác dầu)
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. Bút màu các loại, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo tinh thần phấn khởi học sinh làm tiền đề vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Hs vận dụng các kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm:
- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
- Câu 1: Biển chết (-400m)
- Câu 2: Các Tiểu VQ Ả rập thống nhất
- Câu 3: Kênh đào Suez
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Gv phổ biến Trò chơi trả lời nhanh:
- Phương tiện: Bảng con, phấn/bút viết bảng
- Bước 2: Gv gọi Hs trả lời nhanh các câu hỏi
+ Câu 1: Nơi nào có độ cao thấp dưới mực nước biển nhất thế giới?
+ Câu 2: Tháp cao nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?
+ Câu 3: Tên con kênh nối liền biển Đỏ và Địa Trung Hải? 
- Bước 3: GV dẫn dắt vào bài mới, khu vực Tây Nam Á
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: 
a) Mục đích:
	- HS xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, nơi tiếp giáp của khu vực Tây Nam Á
	- Nêu được ý nghĩa do vị trí đem lại. 
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ.
b) Nội dung:
- Hs dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
1. Vị trí địa lí
- Nằm trong khoảng vĩ độ: từ 120B - 420B 
- Tiếp giáp:
- Vịnh: Pec-xich
- Biển: Đen, Đỏ, A-rap, Ca-xpi, Địa Trung Hải.
- Khu vực: Trung Á, Nam Á
- Châu lục: Châu Âu, châu Á, Châu Phi
Ý nghĩa : Nằm ở ngã ba của ba châu lục, Tây Nam Á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về kinh tế, giao thông, quân sự..
c) Sản phẩm:
- Hs ghi được nơi tiếp giáp của khu vực Tây Nam Á.
- Xác định được vĩ độ của khu vực Tây Nam Á.
- Hs nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp đôi 
Ghi tên các vịnh, biển, các khu vực, các châu lục tiếp giáp với Tây Nam Á lên lược đồ được phát ở phiếu học tập ?
Nêu giới hạn vị trí lãnh thổ của Tây Nam Á nằm trong các khoảng vĩ độ nào ?
Tại sao khu vực này có ý nghĩa chiến lược?
Bước 2: HS trao đổi ý kiến cá nhân với bạn cặp đôi của mình.
Bước 3: Đại diện cặp đôi trình bày, lên bảng xác định trên lược đồ các nội dung mới thảo luận. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cặp đôi, nhận xét chung. Giáo viên chốt kiến thức >>> vị trí chiến lược >>> tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn >>> bất ổn.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được những nét nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
- Phân tích được thuận lợi, khó khăn do tự nhiên đem lại.
- Rèn kĩ năng xác định và phân tích lược đồ, quan sát hình ảnh.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình: Các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam gồm:
+ Phía Đông Bắc là miền núi cao trên 2000 m và 500 – 2000m.
+ Ở giữa là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500 m).
+ Phía Tây Nam là: Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m. Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li), Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam
- Khí hậu: Khá đa dạng nhưng nổi bật là khí hậu khô, nóng
- Sông ngòi: Kém phát triển, lớn nhất là Sông Ti-grơ và Ơ-phrat.
- Cảnh quan: Chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc
- Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn, tập trung ở ĐB Lưỡng Hà, quanh vịnh Pec-xích.
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhắc đến đặc điểm tự nhiên là nói đến những yếu tố nào ? (mục đích kiểm tra bài cũ)
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát các lược đồ ở hình: Hình 9.1; Hình 2.1 và Hình 3.1 trao đổi với bạn bên cạnh hoàn thành phiếu học tập
Đặc điểm tự nhiên
Khu vực Tây Nam Á
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Cảnh quan
Khoáng sản
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 2
- Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi cặp đôi bất kì trình bày. Những cặp đôi khác dùng bút đỏ tích vào các ý đúng/sửa sai và bổ sung các ý mình chưa có vào phiếu.
- Bước 3: Mời học sinh lên bảng xác định các khu vực địa hình, các đới khí hậu, cảnh quan, sông ngòi trên lược đồ. 
- Bước 4: Câu hỏi thảo luận: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? 
>>>HS trả lời theo vòng tròn, lí giải ngắn gọn
- Bước 5: Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét trình bày.
2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị (10 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào nội dung sách giáo khao và khai thác lược đồ để tìm ra các nội dung chính của đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á.
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị 
a. Đặc điểm dân cư:
Số dân 390 triệu người (2019), phần lớn là người Ả-rập theo đạo Hồi
Sự phân bố dân cư không đều
Tỉ lệ dân thành thị cao 80 – 90%
b. Đặc điểm kinh tế, chính trị
*Kinh tế:
- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí đốt phát triển có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế TNÁ
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
*Chính trị:
- Là khu vực không ổn định, luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ. Ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của khu vực
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 9.2, 9.3, 
 Quan sát bản đồ và H9.3 cho biết khu vực TNA gồm những quốc gia nào?
- Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất.
- Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. TNA có điều kiện phát triển những ngành kinh tế nào? 
- Vì sao lại phát triển những ngành đó?
- Dựa vào H9.4 cho biết TNA xuất khẩu dầu mỏ đến những khu vực nào trên TG?
Quan sát hình 9.4 và nội dung bài viết trong SGK, hãy cho biết:
- Những cuộc chiến tranh nào xảy ra ở vùng dầu mỏ Tây Nam Á? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.
- GV cho HS xem đoạn video về tình hình chính trị ở khu vực này.
à GV sơ kết: Tình hình chính trị không ổn định ảnh hưởg rất lớn đến đời sống và kinh tế của người dân.
- GV nêu sơ lược về tình hình nhà nước tự xưng IS à nhập cư vào châu Âu và châu Mĩ.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra ý kiến.
c) Sản phẩm: Đưa ra ý kiến.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV nêu vấn đề: là một khu vực bất ổn, thường xảy ra chiến tranh, xung đột, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống >>> dân di cư rất lớn >>> khủng hoảng dân di cư ở châu Âu >>> đau thương, mất mát. Nếu anh/chị là lãnh đạo các nước, anh chỉ sẽ giải quyết tình hình này như thế nào?
Bước 2: HS suy nghĩ cá nhân >>>> Ghi ra giấy note giải pháp quan trọng của bản thân mình trong 1 phút
Bước 3: Chia sẻ với thành viên bên cạnh trong 2 phút
Bước 4: Trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Gv tổ chức cho HS cùng nhau chia sẻ ý kiến, phản biện, nhấn mạnh đến các chính sách hòa bình, thịnh vượng chung.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Tóm tắt về Tây Nam Á
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Thiết kế 1 sản phẩm sáng tạo thể hiện đặc trưng nổi bật về khu vực. Gợi ý:
+ 1 bài báo
+ 1 bài cảm nhận
+ 1 bưu ảnh
+ 1 bức tranh
+ 1 mind map
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu tiêu chí nội dung, bố cục, hình thức.
Bước 3: GV dặn dò Hs tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_9_khu_vuc_tay_nam_a.docx