Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên sinh vật nước ta.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tranh ảnh của sinh vật Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ thực vật và động vật để nhận xét, phân tích sự phân bố của của các loài động thực vật ở nước ta hiện nay.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên sinh vật nước ta.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên và các giải pháp bảo vệ tài nguyên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sinh vật VN
- Tranh ảnh về một số loài động thực vật quý hiếm ở nước ta.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta. - Phân tích được nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên sinh vật nước ta. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tranh ảnh của sinh vật Việt Nam. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ thực vật và động vật để nhận xét, phân tích sự phân bố của của các loài động thực vật ở nước ta hiện nay. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên sinh vật nước ta. - Chăm chỉ: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên và các giải pháp bảo vệ tài nguyên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ sinh vật VN - Tranh ảnh về một số loài động thực vật quý hiếm ở nước ta. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS quan sát 1 số ảnh về động vật quý hiếm ở Việt Nam c) Sản phẩm: HS quan sát ảnh và đoán tên các loại động vật: bò tót, sao la, hổ, vooc mũi hếch d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết tên của các loài động vật này? Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật (10 phút) a) Mục đích: Đánh giá được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: I. Giá trị của tài nguyên sinh vật - Có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội. + Thực vật: Bảng 38.1 sgk/133. + Động vật: Giá trị kinh tế - xã hội cũng rất lớn: Cung cấp thực phẩm, dược liệu quý. * Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp hẫnTài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi. c) Sản phẩm:HS hoàn thành các câu hỏi - Giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội: gỗ, tinh dầu, nhựa, cây thuốc, cây thực phẩm, nguyên liệu thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa. - Giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội: cung cấp thực phẩm, làm thuốc, làm đẹp cho con người. - Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển: + Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng như: Mật ong, nọc rắn, nhung hươu, phấn hoa,. + Một số sản phẩm lấy từ động vật biển như: Tôm, cua, ốc, cá, mực, d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp phân tích bảng thông tin và trả lời các câu hỏi: - Cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội? - Cho biết những giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội? Nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên động vật (25 phút) a) Mục đích: - Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên rừng và tài nguyên động vật nước ta. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên động vật. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và thực tế để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Bảo vệ tài nguyên rừng a) Thực trạng - Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng ngày càng giảm sút. - Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay rất thấp: Còn khoảng từ 33% -> 35% diện tích đất tự nhiên. b) Biện pháp bảo vệ - Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ tài nguyên rừng. - Phấn đấu tăng diện tích rừng trồng đến năm 2020 trồng mới hàng triệu ha rừng. III. Bảo vệ tài nguyên động vật a) Thực trạng - Con ngườiđã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã, làm mất đi nhiều nguồn gien động vật quý hiếm. - Nguồn lợi thủy sản cũng giảm sút đáng lo ngại. b) Biện pháp bảo vệ - Có 365 loài động vật được đưa vào sách đỏ của VN cần được bảo vệ. - Thực hiện tốt chính sách pháp lệnh bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên động thực vật quý hiếm. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm. * Nhóm 1, 3, 5: - Thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay: đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. - Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta: do khai thác trái phép, khai thác quá mức, cháy rừng, quản lí còn lỏng lẻo, - Biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên: tăng cường công tác bảo vệ rừng, nâng cao ý thức người dân, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm, * Nhóm 2, 4, 6: - Thực trạng tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay đang bị cạn kiệt, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, - Nguyên nhân làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt: do săn bắn trái phép các loài động vật quý hiếm - Biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, thực hiện tốt các chính sách nhà nước qui định, d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm: * Nhóm 1, 3, 5: - Cho biết thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? - Những nguyên nhân nào đã làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta? - Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này? * Nhóm 2, 4, 6: - Cho biết thực trạng tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? - Những nguyên nhân nào đã làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt đặc biệt một số động vật quý hiếm có nguy cơ diệt vong? - Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này? Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: + Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống: Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, phục vụ nghiên cứu khoa học. + Bảo vệ môi trường sinh thái: Nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú, có khả năng phục hồi và phát triển, làm cho đất nước ta mãi mãi xanh tươi và phát triển bền vững. Hạn chế các thiên tai: lũ, lụt, hạn hán, gió bão , cải thiện khí hậu. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời các câu hỏi sau: Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: + Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống? + Bảo vệ môi trường sinh thái? Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sinh vật Việt Nam b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Để thực hiện dự án mở rộng giao thông tại các đô thị, các nhà đầu tư đã đề xuất phương án chặt bỏ các cây xanh ven đường. Theo em việc chặc bỏ cây xanh có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và không gian đô thị? Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_38_bao_ve_tai_nguyen_si.docx