Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá hiện trạng khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Yêu mến, tự hào, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi khác nhau của 3 khu vực khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Nội dung:
HS dựa vào hình ảnh xác định tên các con sông và vị trí của nó.
c) Sản phẩm:
HS nêu được tên các con sông và vị trí phân bố: Sông Hồng ở miền Bắc; sông Thu Bồn ở miền Trung; sông Tiền ở miền Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được đặc điểm ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. - Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta. - Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá hiện trạng khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Yêu mến, tự hào, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. - Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi khác nhau của 3 khu vực khác nhau. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Nội dung: HS dựa vào hình ảnh xác định tên các con sông và vị trí của nó. c) Sản phẩm: HS nêu được tên các con sông và vị trí phân bố: Sông Hồng ở miền Bắc; sông Thu Bồn ở miền Trung; sông Tiền ở miền Nam. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết con sông tên gì và ở đâu trên đất nước ta? Sông Thu Bồn Sông Hồng Sông Tiền Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình. Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Chín hệ thống sông lớn ở nước ta ( 10 phút) a) Mục đích: - Xác định được vị trí, tên gọi của chín hệ thống sông lớn ở nước ta. b) Nội dung: - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: I. Chín hệ thống sông lớn ở nước ta - Hệ thống sông Hồng - Hệ thống sông Thái Bình - Hệ thống sông Kì Cùng- Bằng Giang - Hệ thống sông Mã - Hệ thống sông Cả - Hệ thống sông Thu Bồn - Hệ thống sông Bà - Hệ thống sông Đồng Nai - Hệ thống sông Mê Công c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi - Các khái niệm phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông và hệ thống sông: + Phụ lưu là các sông đổ nước vào một con sông chính + Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. + Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. + Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông - HS quan sát lược đồ các hệ thống sông lớn ở nước ta xác định vị trí và lưu vực của chính hệ thống sông: + Hệ thống sông Hồng + Hệ thống sông Thái Bình + Hệ thống sông Kì Cùng- Bằng Giang + Hệ thống sông Mã + Hệ thống sông Cả + Hệ thống sông Thu Bồn + Hệ thống sông Bà + Hệ thống sông Đồng Nai + Hệ thống sông Mê Công d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi: - Nhắc lại các khái niệm phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông và hệ thống sông. - Quan sát lược đồ các hệ thống sông lớn ở nước ta xác định vị trí và lưu vực của chính hệ thống sông. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp và xác định trên lược đồ; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ ( 25 phút) a) Mục đích: - Xác định được vị trí, tên gọi của các hệ thống sông lớn của mỗi vùng. - Trình bày được đặc điểm ba vùng sông ngòi. b) Nội dung: - Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi. Nội dung chính: II. Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ a. Sông ngòi Bắc Bộ + Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan. quạt. + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. + Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. b. Sông ngòi Trung Bộ + Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc. + Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng) c. Sông ngòi Nam Bộ + Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. + Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai. + Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sông cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ Các hệ thống sông lớn - Sông Hồng - Sông Thái Bình - Sông Kì Cùng - Bằng Giang - Sông Mã - Sông Cả - Sông Thu Bồn - Sông Đà Rằng. - Sông Đồng Nai - Sông Mê Công. Đặc điểm - Chế độ nước theo mùa, thất thường. - Lũ tập trung nhanh và kéo dài tới 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10). - Các sông có dạng nan quạt. - Ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. - Lũ lên rất nhanh và đột ngột. - Mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (lũ vào thu đông). + Lượng nước lớn. + Chế độ nước khá điều hòa. + Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập: * Nhóm 1, 4: sông ngòi Bắc Bộ * Nhóm 2, 5: sông ngòi Trung Bộ * Nhóm 3, 6: sông ngòi Nam Bộ Phiếu học tập Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ Các hệ thống sông lớn Đặc điểm Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - Sông ngòi bắc bộ có dạng nan quạt là do địa hình các cánh cung - Sông ngòi trung bộ ngắn và dốc là do địa hình chủ yếu là đồi núi và địa hình bề ngang hẹp. Cũng vì thế mà lũ thường lên nhanh và đột ngột - Sông ở Nam bộ có chế độ nước điều hoà là do có lòng sông rộng và sâu. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án. c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án. - Các thành phố Hà Nội bên sông Hồng, TP Hồ Chí Minh bên sông Sài Gòn, Đà Nẵng bên sông Hàn, Cần Thơ bên sông Hậu - Nối các ô ở hệ thống sông lớn với các ô ở cột Tên sông chính cho đúng. Hệ thống sông lớn Đáp án Tên sông chính 1. Hệ thống sông Hồng 1 - b a. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam 2. Hệ thống sông Cửu Long 2 - d b. Sông Thao, sông Lô, sông Đà 3. Hệ thống sông Thái Bình 3 - a c. Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn, sông La Ngà 4. Hệ thống sông Đồng Nai 4 - c d. Sông Tiền, sông Hậu d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS nghe câu hỏi và trả lời: - Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào? - Nối các ô ở hệ thống sông lớn với các ô ở cột Tên sông chính cho đúng. Hệ thống sông lớn Đáp án Tên sông chính 1. Hệ thống sông Hồng 1 - a. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam 2. Hệ thống sông Cửu Long 2 - b. Sông Thao, sông Lô, sông Đà 3. Hệ thống sông Thái Bình 3 - c. Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn, sông La Ngà 4. Hệ thống sông Đồng Nai 4 - d. Sông Tiền, sông Hậu Bước 2: HS có 1 phút suy nghĩ. Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. GV chốt lại kiến thức của bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sông ngòi Việt Nam b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và nêu ra 3 thuận lợi, 3 khó khăn, 3 biện pháp sống chung với lũ của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_34_cac_he_thong_song_lo.docx