Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta.

- Đánh giá được giá trị của sông ngòi ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phát triển tư duy địa lí, phân tích bảng số liệu và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đề xuất các giải pháp để bảo vệ sông ngòi ở địa phương.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.

- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam

Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam.

Một số tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức hiểu biết của mình kể tên các con sông ở Việt Nam

c) Sản phẩm:

HS kể được tên các con sông: Hồng, Đà, Tiền, Hậu, Ba, Mã, Cả, .

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp ra làm 2 nhóm. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào kể tên được nhiều con sông thì thắng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: GV tổng kết và hướng dẫn vào bài mới.

 

docx 6 trang cucpham 30/07/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Giáo án Địa lí Lớp 8 theo CV5512 - Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta.
- Đánh giá được giá trị của sông ngòi ở nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phát triển tư duy địa lí, phân tích bảng số liệu và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đề xuất các giải pháp để bảo vệ sông ngòi ở địa phương.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.
- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam
Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
Một số tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào kiến thức hiểu biết của mình kể tên các con sông ở Việt Nam
c) Sản phẩm:
HS kể được tên các con sông: Hồng, Đà, Tiền, Hậu, Ba, Mã, Cả,.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp ra làm 2 nhóm. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào kể tên được nhiều con sông thì thắng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ bằng hiểu biết thực tế của mình.
Bước 3: GV tổng kết và hướng dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của sông ngòi ( 20 phút)
a) Mục đích:
- Mô tả được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Đặc điểm chung 
I. Đặc điểm chung
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
+ Có tới 2360 con sông, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.
+ Các sông lớn như sông Hồng, Mê Kông chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua nước ta.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
+ Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước gấp hai đến ba lần mùa cạn và chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
+ Bình quân 1m3 nước sông có chứa 223g cát bùn và các chất hòa tan khác. 
+ Tổng lượng phù sa > 200 triệu tấn/năm.
c) Sản phẩm:
* Nhóm 1, 5: 
- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước. Cĩ 2360 con sơng di trn 10km.
- Nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển; Địa hình VN có nhiều đồi núi nhưng đồi núi lại lan ra sát biển nên dòng chảy của sông ngắn và dốc.
* Nhóm 2, 6: 
- Sông ngòi Việt Nam chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
- Chảy theo hướng đó do hướng nghiêng của địa hình Việt Nam.
- Hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu, Hướng vòng cung: sông Kì Cùng, sông Cầu, sông Lục Nam,
* Nhóm 3, 7: 
- Sông ngòi Việt Nam có 2 mùa nước. Tương ứng với mùa khô và mùa mưa.
- Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau:
+ Các sông ở Bắc Bộ có mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng lũ cao nhất là tháng 8.
+ Các sông ở Trung Bộ có mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, tháng lũ cao nhất là tháng 11.
+ Các sông ở Nam Bộ có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, tháng lũ cao nhất là tháng 10.
=> Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau vì chê độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau.
* Nhóm 4, 8: 
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa rất lợn.
- Lượng phù sa tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long: làm đồng bằng thêm màu mỡ, mở rộng diện tích châu thổ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:
	* Nhóm 1, 5: Dựa vào bản đồ treo tường. Hãy nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam ? Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc? 
	* Nhóm 2, 6: Dựa vào bản đồ treo tường, em hãy cho biết sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào ? Vì sao chảy theo hướng đó ?Sắp xếp các sông lớn theo hướng vừa kể? 
	* Nhóm 3, 7: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình. Hãy cho biết Sông ngòi Việt Nam có mấy mùa nước ? Tương ứng với mùa nào của khí hậu ? Dựa vào bảng 33.1 SGK cho biết mùa lũ trên các sông có trùng nhau không? Tại sao? 
	* Nhóm 4, 8: Dựa vào bản đồ treo tường, tranh ảnh. Em hãy cho biết Sông ngòi nước ta có lượng phù sa như thế nào? Lượng phù sa như thế có những tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long ?
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông ( 14 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.
- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, tranh ảnh và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt kinh tế của con người
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
a. Giá trị của sông ngòi
Sông ngòi nước ta có rất nhiều thuận lợi như: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch....
* Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội,tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc, gây ngập úng diện rộng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miên núi và đe dọa tính mạng con người
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
* Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân cư
- Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm
	* Nhóm 1, 4: Sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế: Tưới nước, thủy lợi, thủy điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản, bồi đắp phù sa, 
	* Nhóm 2, 5: HS xác định các hồ nước Hòa Bình trên sông Đà, hồ Trị An trên sông Đồng Nai, Hồ Y-a-ly trên sông Krông Pơ Kô, hồ Thác Bà trên sông Chảy, hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.
	* Nhóm 3, 6: Nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông: Rác thải và các hóa chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải vào các dòng sông làm cho nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát  , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:
	* Nhóm 1, 4: Cho biết sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế nào ?
	* Nhóm 2, 5: Tìm trên bản đồ và H33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng năm trên những dòng sông nào?
	* Nhóm 3, 6: Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông ? 
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS xác định vị trí các sông trên lược đồ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và thực hiện câu hỏi sau:
Xác định trên lược đồ các hệ thống sông lớn sau: Sông Mã, sông Hồng, sông Đà, sông Gâm, Sông Cả, sông Gianh, sông Cầu, sông Tiền, sông Hậu, sông Thương, sông Lô.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm lên xác định trên lược đồ. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sông ngòi Việt Nam
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Quan sát con sông tại địa phương em đang sống, hãy nêu những nguồn lợi và các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của dòng sông.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_theo_cv5512_bai_33_dac_diem_song_ngoi_v.docx