Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á.

2. Kĩ năng:

 - Đọc lược đồ, bản đồ châu Á

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

b. Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ, Sử dụng số liệu thống kê, Sử dụng tranh, ảnh địa lí, quả địa cầu (hình vẽ, ảnh chụp gần, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh)

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ địa lý châu Á trên quả địa cầu

2. Học sinh: Đọc trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, Atlas địa lí,

- Kĩ thuật: mảnh ghép, khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi chuyên gia.

 

docx 188 trang cucpham 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Phần một THIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
XI. CHÂU Á
Tiết 1, Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ 
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á. 
2. Kĩ năng: 
 - Đọc lược đồ, bản đồ châu Á 
3. Thái độ: 
 - Yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Các năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
b. Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ, Sử dụng số liệu thống kê, Sử dụng tranh, ảnh địa lí, quả địa cầu (hình vẽ, ảnh chụp gần, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ địa lý châu Á trên quả địa cầu 
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Phương pháp: dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, Atlas địa lí, 
- Kĩ thuật: mảnh ghép, khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi chuyên gia.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động khởi động 
- GV giao nhiệm vụ, nêu một số vấn đề sau: 
+ Kể tên các châu lục trên thế giới?
+ Chúng ta đang sống ở Châu lục nào?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân.
- Học sinh báo cáo sản phẩm: Kể 5 châu lục, sống ở Châu Á
- Đánh giá sản phẩm của học sinh: biểu dương cá nhân làm việc tốt
- Vào bài mới: Ở lớp 7 các em đã học về thiên nhiên và con người của năm châu lục rồi, hôm nay các em sẽ học tiếp thiên nhiên và con người của châu Á, là châu rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng .Vậy bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm các điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và kích thước của châu lục
- Các em quan sát lược đồ 1.1 trang 4 cho biết :
? Điểm cực bắc và điểm cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên vĩ độ địa lý nào ?
- GV nói thêm và chỉ trên bản đồ địa lý châu Á, trên quả địa cầu 
+ Cực bắc châu Á là mũi Sê-li-u-xkin.
+ Cực nam châu Á là mũi Pi-ai.
+ Cực đông châu Á là mũi Đê-giơ-nep.
+ Cực tây châu Á là mũi Bala .
* GV cho HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á 
? Châu Á giáp với các đại dương và các châu lục nào ?
GV nhận xét 
? Chiều dài từ điểm cực bắc đến điểm cực nam , chiều rộng từ bờ tây sang bờ đông nơi rộng nhất là bao nhiêu km ?
? DT châu Á bao nhiêu và So sánh diện tích châu Á với một số châu lục khác mà em đã học? 
? Vị trí nằm từ vùng cực bắc đến xích đạo , kích thước từ Tây sang đông rộng lớn vậy có ảnh hưởng gì đến việc hình thành khí hậu ?
Cả lớp quan sát lược đồ 
HSTL: cực bắc nằm trên vĩ tuyến 77044’B và điểm cực nam nắm trên vĩ tuyến 1016’B )
Lớp quan sát bản đồ 
HSTL ->HS khác nhận xét 
HSTL dựa vào hình 1.1 SGK 
Lớp nhận xét 
- HS nhớ lại kiến thức trả lời ->HS khác nhận xét
(khí hậu đa dạng và phức tạp , các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông )
1/ Tìm hiểu vị tí địa lý và kích thước của châu lục
* Vị trí: Nằm ở nửa cầu Bắc, Là một bộ phận của lục địa Á – Âu
* Giới hạn: Trải rộng từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- Bắc: Giáp Bắc Băng Dương 
- Nam: Giáp Ấn Độ Dương 
-Tây: Giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải.
- Đông: Giáp Thái Bình Dương 
* Kích thước: Châu Á là một châu lục có diện tích lớn nhất thế giới 44,4 triệu km2 ( kể cả các đảo ). 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á
Các em quan sát lược đồ 1.2 trang 5 hoặc bản đồ tự nhiên châu Á cho biết : Châu Á có những dạng địa hình nào? 
? Tìm, đọc tên và chỉ trên bản đồ các dãy núi chính : Himalaya, Côn Luân , Thiên Sơn , An-tai .
( GV nói thêm núi châu Á là núi cao nhất thế gới , còn được coi là “nóc nhà” của thế gới )
? Tìm , đọc tên và chỉ trên bản đồ các sơn nguyên chính : Trung Xibia , Tây Tạng , Aráp , Iran , Đề – can .
? Tìm và đọc tên, chỉ trên bản đồ các đồng bằng lớn bậc nhất : Tu – ran , lưỡng hà , Ấn – Hằng, Tây Xibia , Hoa bắc , hoa trung
* GV nhận xét và xác định trên bản đồ TN châu Á. 
? Xác định hướng các hướng núi chính? 
? Các dãy núi, đồng bằng, sơn nguyên thường tập trung ở đâu?
? Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ? 
GV nhận xét
Cả lớp quan sát bản đồ , trả lời -> nhận xét, bổ sung 
HSTL dựa vào bản đồ đọc tên dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng- > HS khác nhận xét
- HSTL
HS khác nhận xét
- HS: Trung tâm, đồng bằng 
- HS nhận xét 
HS khác bổ sung 
2/Đặc điểm địa hình & khoáng sản :
a. Đặc điểm địa hình :
- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Tập trung ở trung tâm và rìa lục địa. 
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính Đông – Tây hoặc Bắc – Nam.
- Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ nhau -> địa hình bị chia cắt phức tạp. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoáng sản châu Á 
? Dựa vào hình 1.2 SGK hoặc bản đồ tự nhiên châu Á cho biết. 
? Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? 
? Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở những khu vực nào? Vì sao? 
? Như vậy ở Việt Nam ta có mỏ dầu không? Hãy kể tên một vài mỏ dầu mà em biết ?
GV nhận xét: - ( VN có mỏ dầu như mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng , mỏ Rạng Đông , mỏ Rồng  ở vùng biển Vũng Tàu )
 GV gọi HS đọc KL 
Cả lớp quan sát bản đồ TN châu Á. 
HSTL ->HS khác nhận xét 
- HSTL: Tây Nam A, Đông Nam Á -> đây là một trong những điểm nóng của thế giới. 
- HS liên hệ trả lời 
HS đọc KL
b. Khoáng sản 
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, Crôm và nhiều kim loại màu khác.
* Kết luận ( SGK) 
3. Hoạt động luyện tập 
- GV hệ thống bài -> HS làm bài tập trắc nghiệm 
1. Quan sát lược đồ vị trí địa lí Châu Á trên quả địa cầu và cho biết:
a.Châu Á giáp các đại dương nào? b.Châu Á giáp các châu lục nào? 
2. Dựa vào lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á, hãy cho biết
a.Các loại khoáng sản chủ yếu ở châu Á: than sắt, đồng, thiếc, dầu mỏ
b.( Đánh dấu X vào câu có nội dung phù hợp)
- Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ, khí đốt ở châu Á là:
A. Đông và Bắc Á D. Tây Nam Á
B. Đông Nam Á E. Trung Á C. Nam Á
4. Hoạt động vận dụng
- Xác định vị trí giới hạn của Châu Á trên bản đồ tự nhiên, trên quả địa cầu.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Về học bài, làm bài tập trong SBT và chuẩn bị bài mới 
****************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 2, Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS cần đạt được 
1. Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Kỹ năng: Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á.
* Các KNS cơ bản cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin về sự phân hóa khí hậu và các kiểu khí hậu châu Á qua lược đồ và bài viết; phân tích mối quan hệ giữa vị trí địa lí, địa hình với khí hậu châu Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gia trong làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định, khi thực hiện hđ 3 theo yêu cầu của giáo viên.
3.Thái độ: HS ý thức mối liên hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ các đới khí hậu châu Á.
- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở châu Á.
- Tranh ảnh về cảnh quan ở kiểu KH gió mùa và kiểu KH lục địa.
- Bản đồ trống châu Á.
- Phiếu học tập(phần phụ lục).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sgk, thước kẻ,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp(1 phút)
 8/1:
8/2:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1- Dựa vào lược đồ , hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lý , kích thước lãnh thổ Châu Á? 
Câu 2- Dựa vào lược đồ , hãy trình bày các đặc điểm chính của địa hình Châu Á ?Xác định trên lược đồ các dãy núi và đồng bằng chính ?
3. Tiến trình bài học
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (3 phút)
 1. Mục tiêu
 - HS có những hiểu biết ban đầu về sự ảnh hưởng của vị trí địa lí, kích thước và địa hình của châu lục đến khí hậu tạo tâm thế để vào bài mới.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
3. Phương tiện: bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS xem bản đồ tự nhiên châu Á và bản đồ các đới khí hậu châu Á kết hợp với các kiến thức đã học em có nhận xét gì về khí hậu châu Á?
Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng những hiểu biết của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu châu Á(Thời gian: 12 phút)
	1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
Đọc và phân tích lược đồ khí hậu châu Á.
 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, thảo luận nhóm, tự học KT đặt câu hỏi, hợp tác
 3. Hình thức tổ chức: Nhóm
 4. Phương tiện: Bản đồ các đới khí hậu châu Á
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1:Giao nhiệm vụ
GV yêu  ... ), tiềm năng thuỷ điện dồi dào.
3. Khó khăn
Đất cồn cát, đất bạc màu nhiều.
Nhiều thiên tai
Nạn phá rừng
4.biện pháp
Cải tạo và sử dụng hợp lí các loại đất.
Bảo vệ các nguồn tài nguyên.
Tăng cường hệ thống thuỷ lợi.
4. Luyện tập, vận dụng: Thời gian: 3’
Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học trong bài.
                 - Khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
Phương pháp: hỏi đáp, gợi mở
    Xác định vị trí địa lý của tỉnh. Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế-xã hội?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế-xã hội. Giải pháp cụ thể?
Tại sao khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề tài nguyên thiên nhiên luôn được quan tâm hàng đầu?
          Phiếu học tập của hoạt động 2
a) Dựa vào bản đồ tự nhiên VN, bản đồ tỉnh Quảng Nam, hãy nêu rõ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có những đặc điểm gì? có thuận lợi , khó khăn cho phát triển ngành kinh tế nào?những giải pháp cụ thể?
Hs: Trã lời.
Gv: Nhận xét.
5. Hoạt động tiếp nối,mở rộng: Thời gian: 2’
Mục tiêu: - Giúp hs chuẩn bị những kiến thức ở bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, hỏi đáp
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: về nhà nhắc nhỡ lại kiến thứ đã học cho gia đinh và địa phương biết...
********************************** 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 52: ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Hệ thống hoá các kiến thức về châu Á , về tự nhiên các châu lục và về lãnh thổ Việt Nam .
 2. Kĩ năng :
 - Đọc và phân tích lược đồ,tranh, biểu đồ,
 3.Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên : Nội dung ôn tập 
 2. Học sinh : Tìm hiểu nội dung ôn tập 
III. Tiến trình dạy- học:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra: Kết hợp trong qua trình học bài mới 
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Nội dung ôn tập 
- GV nêu các câu hỏi ôn tập học sinh dựa vào hệ thống kênh hình và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi 
- CH: Khu vực Đông Nam Á nằm tro0ng đới khí hậu nào ? 
- CH: Nêu đặc điểm địa hình của khu vực bán đảo ? Đông Nam Á có các kiểu khí hậu gì ? 
- CH: Đông Nam Á có gồm có bao nhiêu quốc gia ? Kể tên quốc gia ở phần bán đảo ? 
- CH: Người dân Châu Á có những nét tương đồng nào trong hoạt động sản xuất ? và trong lịch sử dân tộc ?
-CH: Nêu ba đặc điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á ?
- CH: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập kể từ năm nào ?Kể tên các nước thành viên của hiệp hội ở thời gian mới thành lập .
- CH: Trình bày quá trình mở rộng của hiệp hội (ASEAN ) từ ngày thành lập cho đến nay .
- CH: Dựa vào thông tin trong sách giaó khoa phân tích mục tiêu hợp tác của hiệp hội ASEAN đã có sự thay đổi theo thời gian như thế nào ?
- CH: Yêu cầu hs dựa vào thông tin trong sách giáo khoa trả lời các vấn đề sau :
- CH: Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác và phát triển kinh tế ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét qua những nét tương đồng ve mặt tự nhiên, dân cư , xã hội , sản xuất nông nghiệp là những điều kiện thuận lợi .
- CH: Cho biết những biểu hiện của sự hợp tác các nước trong hiệp hội ASEAN để phát triển kinh tế – xã hội 
- GV yêu cầu HS xem hình 17.2 giải thích về tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI để HS thấy rõ hiệu qủa của sự hợp tác cùng mhau phát triển .
- GV: Yêu cầu dựa vào thông tin mục 3 trang 60 sách GK thảo giải quyết các vấn đề sau 
- CH: Tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế- xã hội ?
- CH: Tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam có những thách thức gì cần khắc phục và vượt qua để hoà nhập cùng với các nước ASEAN phát triển bền vững và ổn định ? 
* Hoạt động 1: Nội dung ôn tập 
- GV nêu các câu hỏi ôn tập học sinh dựa vào hệ thống kênh hình và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi 
- CH: Vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng đất nước ?
- CH: Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm , hãy chứng minh qua đặc điểm của biển ?
- CH: Dựa vào hình 26.1 cho biết nước ta có những tài nguyên khoáng sản nào ? cho biết giá trị kinh tế các tài nguyên này 
- CH Dựa vào hình 28.1cho biết đặc điểm chung địa hình nước ta ?Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
- CH: Dựa vào bảng 31.1 chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa .Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở mặt nào ?
- CH: Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa .
- CH: Sông ngòi nước ta có các đặc điểm chung nào ? Nhân tố nào đã tạo nên đặc điểm trên ?
- CH: Dựa vào hình 36.2 cho biết nước ta có các loại đất nào ? loại nào là chiếm diện tích chủ yếu ? cho biết gía trị sử dụng từng loại đất .
- CH: Nêu đặc điểm chung sinh vật nước ta ?
- CH: Tự nhiên nước ta có các đặc điểm chung nào ?Đặc điểm nào là chủ yếu .
- CH: Trình bày nhửng đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ?
- CH: Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ. Nhân tố nào là chủ yếu hình thành nên đặc điểm tự nhiên của miền .
- CH: Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung bộ và Nam Bộ . Vì sao Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp ?
- GV:Kết luận bài
(40’)
1. Nội dung ôn tập 
- Vị trí giới hạn của khu vực Đông Nam Á 
+ Nằm trong đới nóng 
- Đặc điểm dân cư - xã hội khu vực Đông Nam Á 
- Điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á ?
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.
- Vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta 
- Vùng biển nước ta 
- Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 
- Đặc điểm chung địa hình nước ta 
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- Đặc điểm đất Việt Nam
- Đặc điểm trung sinh vật Việt Nam
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ
 4. Củng cố (3’)
	- GV hệ thống lại nội dung chính 
 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
	- Chuẩn bị kĩ các nội dung ôn tập 
************************************ 
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ............................................... 
Tiết 53: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên VN: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật, đặc điểm chung của tự nhiên VN và 2 miền địa lí tự nhiên. 
2) Kỹ năng:
- Phát triển khả năng tổng hợp, khái quát hóa các kiến thức cơ bản đã học.
- Củng cố và phát triển các kỹ năng phâ tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê, xác lập các mối quan hệ địa lí.
3)Thái độ: 
Nghiêm túc trong kt
II) Chuẩn bị của GV và HS:
1)Giáo viên:
 -Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định
 - Photo đầy đủ theo số lượng học sinh
2) Học sinh: 
- Các đồ dùng học tập cần thiết.
 - Ôn tập các kiến thức kỹ năng cơ bản.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Ổn địnhvà phổ biến quy chế kiểm tra.
2)Tiến hành kiểm tra: 	
MA TRẬN: 
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Các thành phần tự nhiên.
- Biết được 3 đặc điểm chung của địa hình Việt nam
- Nêu được 2 đặc điểm chung của khí hậu nước ta.
- Giải thích được vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam
- Trình bày được tính đa dạng và thất thường của khí hậu
- Kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ %:25%
Số câu: 1
Số điểm:3,5
Tỉ lệ %:35%
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ %:25%
Số câu: 3
Số điểm:8,5
Tỉ lệ %:85%
2.Các miền tự nhiên
- Giải thích được vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ
Số câu:1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ %:15%
Số câu: 1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ %:15%
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ %:25%
Số câu: 2
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ %:40%
Số câu: 1
Số điểm: 2,5đ
Tỉ lệ %:25%
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ %:100%
ĐỀ BÀI: 
Câu 1: (3,0 điểm).
 Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta? Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam
Câu 2: (3,0 điểm).
Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta? Tính đa dạng và thất thường được biểu hiện như thế nào?
Câu 3: 1,5 điểm).
 Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 4: ( 2,5 điểm ) 
 Cho bảng số liệu sau: 
 Diện tích rừng Việt Nam ( đơn vị triệu ha )
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
14,3
8,6
11,8
 a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích rừng Việt Nam qua các năm 
 b) Dựa vào biểu đồ nhận xét xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 8 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
*Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất , chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. 
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
* Đồi núi là bộ phận quan trọng vì: Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên của nước ta.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ
Câu 2
(3 điểm)
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:
+ Tính nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Tính đa dạng và thất thường.
- Biểu hiện của tính da dạng và thất thường:
+ Tính đa dạng: Có 4 miền khí hậu khác nhau: (Miền khí hậu phía bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu biển đông).
+ Tính thất thường:Năm rét sớm, năm rét muôn, năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm bão lớn....
0,5đ
0,5đ
1,0đ
10đ
Câu 3
(1,5 điểm)
- Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ là do:
+ Vị trí địa lí.
+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB.
+ Địa hình núi thấp, hướng vòng cung nên đón gió ĐB trực tiếp sâu vào đất liền.
0,5 đ
0,5 đ
 0,5 đ
Câu 4
(2,5 điểm)
- Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ hình cột, đẹp, chính xác, có tên biểu đồ, chú giải.
+ Nhận xét:
. Từ 1943 đến 1993 diện tích rừng giảm.
. Từ 1993 đến 2001 diện tích rừng tăng lên.
1,5 đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_chuong_trinh_ca_nam.docx