Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 39+40+41: Thiên nhiên châu Mỹ
I/ Mục tiêu của chủ đề:
a/ Kiến thức:
- Biết được vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, Trình bày được các đặc điểm cơ bản về địa hình các khu vực trên.
- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của ba khu vực B-T-N Mĩ, nguyên nhân hình thành các kiểu khí hậu trên.
- Học sinh nắm vững kiến thức hơn về thiên nhiên các khu vực ở châu Mĩ,
- Hệ thống hóa kiến thức đã học từ những bài trước về các khu vực.
b/ Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ hay lược đồ Châu Mĩ hay thế giới khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
- Sử dụng lược đồ hoặc bản đổ trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ
- P hân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ.
- Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khí hậu B-T-N.Mĩ.
- Phân tích sự phân hoá của môi trường theo độ cao và hướng sườn núi như thế nào.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa Bắc mĩ và Nam mĩ.
- Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
+ Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin; Phân tích và giải thích.
+ Giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực.
- Phương Pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 39+40+41: Thiên nhiên châu Mỹ
Tiết 39,40,41 CHỦ ĐỀ. THIÊN NHIÊN CHÂU MĨ I/ Mục tiêu của chủ đề: a/ Kiến thức: - Biết được vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, Trình bày được các đặc điểm cơ bản về địa hình các khu vực trên. - Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của ba khu vực B-T-N Mĩ, nguyên nhân hình thành các kiểu khí hậu trên. - Học sinh nắm vững kiến thức hơn về thiên nhiên các khu vực ở châu Mĩ, - Hệ thống hóa kiến thức đã học từ những bài trước về các khu vực. b/ Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ hay lược đồ Châu Mĩ hay thế giới khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ. - Sử dụng lược đồ hoặc bản đổ trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ - P hân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ. - Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khí hậu B-T-N.Mĩ. - Phân tích sự phân hoá của môi trường theo độ cao và hướng sườn núi như thế nào. - So sánh được sự giống và khác nhau giữa Bắc mĩ và Nam mĩ. - Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.. - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. + Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin; Phân tích và giải thích. + Giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực. - Phương Pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực c/ Thái độ: - Biết được đặc điểm tự nhiên, địa hình, cũng như khí hậu Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, đồng thời yêu thích thiên nhiên châu Mĩ. II/ Năng lực cần hướng tới. + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. + Năng lực chuyên biệt của bộ môn: năng lực thực hành bộ môn Địa lí; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa hệ thống kiến thức; vận dụng, liên hệ kiến thức đã đã học môn Địa lí để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề thiên nhiên Châu Mĩ III/ Bảng mô tả mức độ cần đạt. Nội dung Mức độ nhận thức Các năng lực cần hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Thiên nhiên Bắc Mĩ Nhận biết được cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ có ba phần: Phía tây là hệ thống núi cooc-đi-e; phía tây là núi già Apalat; ở giữa là đồng bằng. Hiểu rõ về các dạng địa hình Bắc Mĩ như về dồng bằng thì cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam Từ những dạng địa hình trên chúng thấy được sự khác nhau về khí hậu ở Bắc Mĩ với đầy đủ các loại khí hậu: Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc và thời tiết ở đây luôn thay đổi thất thường Từ những dạng địa hình chúng ta có thể thấy dược sự khác nhau giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ từ địa hình cho tới khí hậu Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. năng lực thực hành bộ môn Địa lí; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa hệ thống kiến thức; vận dụng Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ Nhận biết được cấu trúc của địa hình Nam Mĩ: Phía tây là Núi trẻ An-Đét; phía tây là các sơn nguyên; ở giữa là đồng bằng. Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên. Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. liên hệ kiến thức đã đã học môn Địa lí để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề thiên nhiên Châu Mĩ IV. Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo bảng mô tả. * Câu hỏi Mức độ nhận biết: Câu 1: Trình bày cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? Câu 2: Trình bày cấu trúc địa hình Nam Mĩ? Câu 3: Nêu sự phân hóa khí hậu Bắc mĩ,. Câu 4: Địa hình Trung Mĩ như thế nào? Câu 5: Nêu tên hai dãy núi chính ở BM và NM? Mức độ thông hiểu: Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa phía đông và phía tây Bắc Mĩ. Câu 2: Đồng bằng Bắc Mĩ khác đồng bằng Nam Mĩ ra sao? Mức độ vận dụng thấp: Câu 1: Những dãy núi phía tây của châu Mĩ có ảnh hưởng gì tới khí hậu ở đây? Câu 2: Với địa hình lồng máng ở Bắc Mĩ thì thời tiết ở đây như thế nào? Mức độ vận dụng cao: Câu 1: So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Câu 2: Nêu ảnh hưởng của hệ thống núi Cooc-đi-e và An-đét núi trong việc hình thành khí hậu ở BM và NM. * Đáp án: Mức độ nhận biết: Câu 1: Trình bày cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lồng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. - Phía đông là Miền núi già Câu 2: Trình bày cấu trúc địa hình Nam Mĩ? - Phía tây là dãy núi trẻ An-đét. - Phía đông là các sơn nguyên. - Giữa là đồng bằng trung tâm. Câu 3: Nêu sự phân hóa khí hậu Bắc mĩ. Khí hậu Bắc Mĩ rất đa dạng. - Phân hoá chủ yếu theo chiều B-N và Đ-T Câu 4: Địa hình Trung Mĩ như thế nào? - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coocđie, có các núi cao và có nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ăngti gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Caribê. Câu 5: Nêu tên hai dãy núi chính ở BM và NM? Bắc Mĩ là hệ thống Cooc-đi-e Nam Mĩ là day4nui1 trẻ An-đét. Mức độ thông hiểu: Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa phía đông và phía tây Bắc Mĩ. - Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản. - Phía đông là Miền núi già. Câu 2: Đồng bằng Bắc Mĩ khác đồng bằng Nam Mĩ ra sao? Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên. Mức độ vận dụng thấp: Câu 1: Những dãy núi phía tây của châu Mĩ có ảnh hưởng gì tới khí hậu ở đây? Bắc Mĩ với đầy đủ các loại khí hậu: Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc Câu 2: Với địa hình lồng máng ở Bắc Mĩ thì thời tiết ở đây như thế nào? Mức độ vận dụng cao: Câu 1: So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Khu vực Bắc Mĩ T&N Mĩ Địa hình + Phía đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat. + Phía tây : Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng, thấp. + Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam + Phía đông: Trung và Nam Mĩ là các cao nguyên. + Phía tây : Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có diện tích nhỏ nhưng cao đồ sộ. + Ở trung tâm: Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên. Câu 2: Nêu ảnh hưởng của Dãy núi trong việc hình thành khí hậu ở BM và NM. Khu vực BM T&NM Khí hậu Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc Kiểu khí hậu xích đạo, Cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1. Giáo viên: - Máy tính xách tay - Soạn bài Powerpoint. 2. Học sinh: SGK VI. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: * Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phần lục địa kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ? Nêu ý nghĩa của kênh đào Panama? Đáp án: - Châu Mĩ rộng 42 Tr km2 nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam - Là đường giao thông ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Đại Tây dương) Câu 2: Xác định trên lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ? Có vai trò như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ Đáp án: Các nước nhập cư châu Mĩ ở những khu vực khác nhau như: ở Bắc Mĩ là Anh, Pháp, Đức, Italia; Trung Mĩ là người Nêgrôit; còn Nam Mĩ là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trước thế kỉ XV có người Anh Điêng và Exkimô, sau này châu Mĩ có đủ các chủng tộc trên thế giới và sự hoà huyết giữa các chủng tộc đã tạo nên các dạng người lai. HOẠT ĐỐNG 1. KHỞI ĐỘNG * Động não: Bắc Mĩ gồm ba quốc gia: Ca-na-đa, HoaKì, Mêhicô. Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, mặt khác với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vòng cực của Trung và Nam Mĩ. Sự đối lập đó khác nhau như thế nào HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. ĐỊA HÌNH Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung công việc - HĐ Cá nhân - thảo luận nhóm Quan sát hình 36.2 cho biết giới hạn của bắc mĩ nằm từ đâu tới đâu? Quan sát hình 36.1 cho biết: - Theo đường kinh tuyến thì địa hình Bắc mĩ chia ra làm mấy khu vực? - Đó là những khu vực nào? Gv cho hs thảo luận nhóm: chia hs ra làm 3 nhóm thảo luận trong vòng 5` sau đó lên bảng trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm 1: Trình bày đặc điểm chính của hệ thống núi Cooc-đi-e? - Nhóm 2: Trình bày đặc điểm chính của Miền đồng bằng ở giữa? - Nhóm 3: Trình bày đặc điểm chính của Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông? Gv nhận xét bổ sung. * Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm - Khu vực trung và nam mĩ gồm những khu vực nào? - Diện tích bao nhiêu? - Khu vực T&N mĩ giáp với những đại dương nào, có những dòng biển nào chảy qua? - Lên bảng xác định các khu vực trên? Gv kết luận. 1. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti: Quan sát hình 41.1 và dựa vào kiến thức đã học cho biết: ? Đặc điểm địa hình của eo đất trung mĩ và quần đảo Ăng-ti như thế nào Giáo viên chuyển ý sang phần 2 2. Khu vực Nam Mĩ: - Quan sát hình 41.1 cho biết: NM có mấy khu vực chính, đó là những khu vực nào? Gv cho học sinh thảo luận nhóm: trong 5` sau đó lên bảng trình bày kết quả thảo luận: - Nhóm 1: Phía tây Nam mĩ có đặc điểm gì? - Nhóm 2: Đồng bằng trung tâm có những đặc điểm nào? - Nhóm 3: Phía đông Nm như thế nào? Gv nhận xét bổ xung và kết luận: (Bắc mĩ nằm từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B.) 3 khu vực. - Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lồng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. - Phía đông là Miền núi già Apalat và cao nguyên. - 2 khu vực: TM và NM. - Diện tích 20,5 triệu km2. - Giáp TBD và ĐTD - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coocđie, có các núi cao và có nhiều núi lửa hoạt động. * Có 3 khu vực: - Phía tây là dãy núi trẻ An-đét. - Phía đông là các sơn nguyên. - Giữa là đồng bằng trung tâm Học sinh lên bảng trình bày I. Khu vực Bắc Mĩ: Bắc mĩ nằm từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B. - Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lồng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. - Phía đông là Miền núi già Apalat và cao nguyên. * Có nhiều sông lớn như Mitxixipi II. Khái quát tự nhiên: 1. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti: - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coocđie, có các núi cao và có nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ăngti gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Caribê. 2. Khu vực Nam Mĩ: - Phía tây là dãy núi trẻ An-đét. - Phía đông là các sơn nguyên. - Giữa là đồng bằng trung tâm. Hoạt động 3. Hoạt động tiếp theo: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi sáng tạo. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài 42. - Bắc, Trung & Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? - Nguyên nhân nào hình thành nên các kiểu môi trường khí hậu trên? - Từ những đặc điểm khí hậu như thế nên thiên nhiên ở đây như thế nào? - Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đồng bằng Amazon như thế nào? - Phía tây và phía đông khu vực eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti như thế nào? II. KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung công việc ? Dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ cho biết Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? ? Tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam? ( Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 150B - 800B.) - GV tổ chức HS HĐ nhóm. ? Dựa vào lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 1000 T của Hoa Kỳ? ( ¶nh hưởng tương phản của 2 miền địa hình: Địa hình núi Coóc đie ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào, phía tây có dòng biển lạnh, phía đông có dòng biển nóng. * Ngoài sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây thì khí hậu còn phân hoá theo độ cao. - Ở chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới lên cao thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm hteo quy luật, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0.60 C. HĐ Cá nhân - thảo luận nhóm HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi a) Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam: - Các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. - HS HĐ nhóm b) Trong mỗi đới khí hậu có sự phân hoá theo chiều Tây – Đông: 1. Khu vực Bắc Mĩ: a) Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam: - Các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. b) Trong mỗi đới khí hậu có sự phân hoá theo chiều Tây – Đông: c) Sự phân hoá khí hậu theo độ cao: - Thể hiện ở miền núi trẻ Coóc đie ? Dựa vào H42.1 sgk cho biết Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Đọc tên? ? Từ bắc đến nam lục địa Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? ? Dọc theo chí tuyến nam (230 27/N ) từ đông sang tây trên đại lục Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? ? Vậy khí hậu phân hoá như thế nào? ? Sự khác nhau giữa vùng khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo ¨ng Ti? ? Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với phân bố địa hình? => Giáo viên kết luận: Khu vực Trung và Nam Mĩ do đặc điểm địa hình và sự phân hoá đa dạng của khí hậu lãnh thổ là đại lý không gian rộng. Khu vực có gió tín phong hoạt động thường xuyên. Các dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ do đó ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. ? Thiên nhiên của lục địa Nam Mĩ và Châu Phi giống nhau ở đặc điểm gì? ? Dựa vào sgk cho biết Trung và Nam Mĩ có các môi trường chính nào? Phân bố ở ? Giải thích vì sao núi Anđét lại có hoang mạc. - HĐ cá nhân / cặp - Cận xích đạo, xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. - Hải dương, lục địa, núi cao, địa trung hải - Khí hậu ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo ¨ng Ti không phân hoá phức tạp như ở Nam Mĩ . Vì địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. - Khí hậu đại lục Nam Mĩ phân hoá phức tạp chủ yếu có các kiểu khí hậu thuộc đới nóng và ôn đới. Vì lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ kích thước rộng lớn: Địa hình phân hoá có nhiều dạng. - Do địa hình, khí hậu giữa khu tây và đông d·y Anđét là đông b»ng và cao nguyên phía đông có sự phân hoá khác nhau. - Đại bộ phận lãnh thổ 2 lục địa nằm trong đới nóng - HĐ cá nhân / cặp? - Vì có dòng biển lạnh Pêru chảy mạnh sát ven bờ. Hơi nước đi qua dòng biển lạnh ngưng đọng thành sương mù khi không khí vào đất liền mất hơi nước nên không cho mưa -> hoang mạc phát triển, điển hình hoang mạc A-Ta-Ca-Ma 2. Khu vực Trung và Nam Mĩ. a) Khí hậu : - Có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất do đặc điểm của vị trí và địa hình của khu vực. - Khí hậu phân hoá theo chiều Bắc Nam; đông tây; thấp lên cao. b) Các đặc điểm khác của môi trường tự STT Môi trường tự nhiên chính Phân bố 1 Rừng xích đạo xanh quanh năm điển hình nhất trên thế giới. - Đồng bằng Amazôn. 2 Rừng rậm nhiệt đới. - Phía đông eo đất Trung Mĩ, quần đảo ăng ti. 3 Rừng thưa và xa van. - Phía tây eo đất Trung Mĩ, đồng bằng Orinôrô. 4 Thảo nguyên Pampa - Đồng bằng Pampa. 5 Hoang mạc, bán hoang mạc. - Đồng bằng duyên hải tây AnĐét Cao nguyên Pata. 6 Thiên nhiên thay đổi từ Bắc đến Nam, chân đến đỉnh núi - Miền núi: Anđét. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP Bài tập 1 + 2/ Trang 139 HĐ nhóm ( nhóm lẻ làm nội dung bài tập 1, nhóm chẵn làm nội dung bài tập 2) HS các nhóm làm việc Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn kiến thức Độ cao Sự phân bố của thảm thực vật theo độ cao ở sườn tây Độ cao Sự phân bố của thảm thực vật theo độ cao ở sườn đông Từ 0m -1000m Thực vật nửa hoang mạc Từ 0 m -1000m Rừng nhiệt đới Từ 1000m - 2500m Cây bụi xương rồng Từ 1000- 1300m Rừng lá rộng Từ 2500m - 3500m Đồng cỏ cây bụi Từ 1300- 3000m Rừng lá kim Từ 3500m - 5000m Đồng cỏ núi cao Từ 3000- 4000m Đồng cỏ Trên 5000m Băng tuyết Từ 4000- 5500m Đồng cỏ núi cao Trêm 5500m Băng tuyết Bài tập 3/ Trang 139 Quan sát H46.1 và H46.2 cho biết: Tại sao từ độ cao 0m – 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc? - Vì dòng biển lạnh Pêru ven biển phía tây Nam Mĩ chảy mạnh ven bờ biển xua khối nước nóng trên mặt ra xa bờ do đó khí hậu khô, mưa rất ít làm cho khí hậu có tính chất khô ở sườn tây Anđet nên có sự hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0m- 1000m. ? Phía đông của Anđét chịu ảnh hưởng của gió gì? - Khi tín phong đi qua dãy Anđét, giã x¶y ra hiện tượng hiệu ứng ph¬n và khô dần khi đi từ đỉnh đến chân. Độ cao 3000m độ ẩm vẫn đủ để hình thành đồng cỏ núi cao trên đồng cỏ cây bụi. Xuống đến độ cao 1000m tới chân núi tạo điều kiện cho thực vật nửa hoang mạc phát triển ở sườn tây Anđet. ? Giữa sườn đông, sườn tây Anđét sườn nào cho mưa nhiều? Tại sao? - So với sườn tây, sườn đông có lượng mưa lớn hơn vì hơi ẩm từ ĐTD được tăng thêm do dòng biển nóng chảy ven bờ, gió tín phong thổi thường xuyên mang hơi ẩm vào khiến mưa nhiều HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG ? Rừng Amazon có vai trò như thế nào đối với môi trường trên thế giới? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI SÁNG TẠO - Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên Châu Mĩ - Với điều kiện tự nhiên như vậy Châu Mĩ có nhứng điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_394041_thien_nhien_chau_my.doc