Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu.
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc bản đồ tự nhiên, phân tích mối quan hệ nhân quả.
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,. về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ tự nhiên Tây và Trung Âu.
- Lược đồ công nghiệp châu Âu, lược đồ nông nghiệp châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu. - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: đọc bản đồ tự nhiên, phân tích mối quan hệ nhân quả. - Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Lược đồ tự nhiên Tây và Trung Âu. - Lược đồ công nghiệp châu Âu, lược đồ nông nghiệp châu Âu. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS xem hình ảnh, đoán tên địa danh thuộc quốc gia nào. + Tháp đồng hồ BigBen (Anh) + Tháp Eiffel (Pháp) Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Tây và Trung Âu (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 172, 173 kết hợp quan sát hình 57.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 1. Khái quát tự nhiên: a. Vị trí: - Trải dài từ quần đảo Anh, Ai Len¨dãy Các pat . - Gồm 13 quốc gia. b. Địa hình : - Miền đồng bằng phía bắc. - Miền núi già ở giữa - Miền núi trẻ ở phía nam. c. Khí hậu, sông ngòi: + Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà khu vực có gió tây ôn đơi thường xuyên hoạt động. + Chịu ảnh hưởng của biển sâu sắc. + Sông ngòi ven biển phía tây nhiều nước quanh năm. + Sông ngòi phía đông của khu vực đóng băng về mùa đông. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Quần đảo Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo,Hung ga ri, Ru ma ni, Xlôvakia, Séc, Đức, Balan. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Dựa vào hình 57.1 . Xác định phạm vi khu vực ? - Kể tên các nước trong khu vực ? - Hãy cho biết địa hình khu vực có những dạng nào? Phân bố ra sao? Tài nguyên khoáng sản và thế mạnh của vùng như thế nào? Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. Miền địa hình Đặc điểm Miền đồng bằng phía bắc. Miền núi già ở giữa. Miền núi trẻ ở phía nam. - Đặc diểm khí hậu Tây và Trung Âu. - Quan sát hình 57.1 - Tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển? - Khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi ntn ? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế Tây và Trung Âu (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 173, 174 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nội dung chính 2. Kinh tế a. Công nghiệp - Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. - Nhiều nghành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiếu hải cảng lớn. b. Nông nghiệp - Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao. - Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao. c. Dịch vụ - Phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân. - Các trung tâm tài chính lớn. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Nhiều phong cảnh đẹp nổi tiếng, nhiều công trình kiến trúc cổ, lâu đai, diễm lệ nhiều trung tâm tài chính. - Hệ thống giao thông hiện đại, hoàn chỉnh , mạng lưới khách sạn đầy đủ, tiện nghi hiện đại. - Có hệ thống trường đại học, trung cấp chuyên đào tạo đội ngũ phục vụ lành nghề. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Nêu đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp ở Tây và Trung Âu - Em hãy cho biết các cây trồng và vật nuôi chính của khu vực Tây và Trung Âu. Phân bố ở đâu? - Tỉ trọng của ngành trồng trọt so với chăn nuôi. - Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu? - Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở Tây và Trung Âu? - Em hãy kể tên các trung tâm tài chính lớn ở Tây và Trung Âu? - Dịch vụ khu vực Tây và Trung Âu có thế mạnh gì ? - Điểm du lịch hấp dẫn. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Nêu đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp ở Tây và Trung Âu - Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy về khu vực Tây và Trung Âu c) Sản phẩm: - Học sinh thiết kế sơ đồ tư duy về khu vực Tây và Trung Âu d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Thiết kế sơ đồ tư duy về khu vực Tây và Trung Âu Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_theo_cv5512_bai_57_khu_vuc_tay_va_trung.docx