Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm của các kiểu môi trường ở châu Âu.

- Xác định được các kiểu môi trường ở châu Âu qua phân tích lược đồ khí hậu.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định các đặc điểm của các kiểu môi trường ở châu Âu thông qua việc phân tích các hình ảnh về các kiểu môi trường ở châu Âu.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích được biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu, sơ đồ phân bố thực vật của các môi trường ở châu Âu.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: quan sát tranh ảnh để tìm được các đặc điểm, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ các kiểu khí hậu Châu Âu.

- Một số hình ảnh của mơi trường tự nhiên ở Châu Âu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

 

docx 5 trang cucpham 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)

Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (Tiếp theo)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm của các kiểu môi trường ở châu Âu.
- Xác định được các kiểu môi trường ở châu Âu qua phân tích lược đồ khí hậu.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định các đặc điểm của các kiểu môi trường ở châu Âu thông qua việc phân tích các hình ảnh về các kiểu môi trường ở châu Âu.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích được biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu, sơ đồ phân bố thực vật của các môi trường ở châu Âu.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: quan sát tranh ảnh để tìm được các đặc điểm, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường. 
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các kiểu khí hậu Châu Âu.
- Một số hình ảnh của mơi trường tự nhiên ở Châu Âu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Quan sát lược đồ các kiểu khí hậu châu Âu và trả lời các câu hỏi
1/ Châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính?
2/ Kiểu khí hậu nào có diện tích lớn nhất?
3/ Nước Anh nằm trong kiểu khí hậu nào?
4/ Dòng biển nóng đi qua biển Bắc có tên là gì?
5/ Xu hướng thay đổi nhiệt độ từ Tây sang Đông vào tháng 1 của châu Âu như thế nào?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.
 Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, châu Âu gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Con người đã rất nỗ lực để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế, kết hợp với cải tạo và bảo vệ thiên nhiên.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm môi trường ôn đới hải dương (10 phút)
a) Mục đích:
- Biết được đặc điểm môi trường ôn đới hải dương
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 156 kết hợp quan sát hình 52.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
3. Các môi trường tự nhiên
a. Môi trường ôn đới hải dương
- Khí hậu: Mùa đông ấm, mùa hạ mát, lượng mưa tương đối lớn 
- Sông ngòi nhiều nước, thực vật là rừng lá rộng.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
 + Nhiệt độ tháng cao nhất T7: 18oC, thấp nhất T1: 8oC
 + Mùa mưa nhiều: T10 - T1. + Mùa mưa ít: T2 - T9.
→ Tổng lượng mưa 820mm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ khí hậu.
- Xác định vị trí giới hạn của môi trường trên bản đồ?
- Phân tích biểu đồ H 52.1- nhận xét về đặc điểm khí hậu?
- Nhận xét đặc điểm khí hậu của ôn đới hải dương.
- Với đặc điểm khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm môi trường ôn đới lục địa (9 phút)
a) Mục đích:
- Biết được đặc điểm môi trường ôn đới lục địa
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 156 kết hợp quan sát hình 52.2 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
b. Môi trường ôn đới lục địa.
- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông rất lạnh có băng tuyết bao phủ, lượng mưa ít 
- Sông ngòi đóng băng vào mùa đông, mùa xuân hạ sông ngòi nhiều nước. Thực vật thay đổ từ bắc xuống nam 
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
 +Nhiệt độ tháng cao nhất T7:20oC, thấp nhất: T1: - 12oC
 + Mùa mưa: Từ tháng 5 - 10. Mùa khô: Từ tháng 11 - 4.
 + Tổng lượng mưa: 443mm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định vị trí của môi trường ôn đới lục địa .
- Phân tích biểu đồ H 52.2 sgk . Nhận xét về khí hậu?
- Nhận xét đặc điểm khí hậu môi trường ôn đới lục địa?
- Khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ngòi và hệ thực vật ở đây?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường địa trung hải (8 phút)
a) Mục đích:
- Biết được đặc điểm môi trường địa trung hải.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 157 kết hợp quan sát hình 52.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
c. Môi trường Địa Trung Hải.
- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm, mùa hạ khô nóng, mưa về mùa thu đông. 
- Sông ngòi ngắn và dốc, lũ vào mùa thu đông, cạn vào mùa hạ. 
- Thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn trong mùa hạ là kiểu rừng là cứng xanh quanh năm.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
+ Nằm ở phía nam của châu lục.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất T7: 25oC, thấp nhất T1: 10oC.
+ Mùa mưa: T10 - T3. Mùa khô: T4 - T9
+ Tổng lượng mưa: 711mm 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định vị trí của môi trường Địa Trung Hải trên bản đồ?
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa H 52.3 và rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?
- Qua kết quả báo cáo hãy rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải?
-Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy sông ngòi và hệ thực động vật ở đây như thế nào?
-Địa hình núi trẻ phân bố ở khu vực nào của châu Âu, em hãy xác định trên bản đồ?
- Phía nam Châu Âu là những dãy núi trẻ cao và đồ sộ.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm môi trường núi cao (8 phút)
a) Mục đích:
- Biết được đặc điểm môi trường núi cao
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 158 kết hợp quan sát hình 52.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
d. Môi trường núi cao.
- Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa càng giảm, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
 + 200 - 800m: Đồng ruộng làng mạc.
 + 800m - 1800m: Rừng hỗn giao.
 + 1800m - 2200m: Rừng lá kim.
 + 2200m - 3000m: Đồng cỏ núi cao.
 + Trên 3000m: Băng tuyết phủ vĩnh viễn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Quan sát H 52.4 Sgk.Trên sườn núi An Pơ có những vành đai thực vật nào, độ cao của từng vành đai?
- Tại sao thảm thực vật lại thay đổi như vậy?
- Sự phân hoá của thảm thực vật theo độ cao giống với sự phân hoá nào mà chúng ta đã học?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Tích hợp giáo dục môi trường.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật, sông ngòi của các môi trường tự nhiên của châu Âu?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế được sơ đồ tư duy về các môi trường ở châu Âu.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế sơ đồ tư duy về các môi trường ở châu Âu.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thiết kế sơ đồ tư duy về các môi trường ở châu Âu.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_theo_cv5512_bai_52_thien_nhien_chau_au.docx