Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Mô tả đặc điểm thiên nhiên của châu lục

- Biết được thế mạnh tự nhiên trong phát triển kinh tế của châu Đại Dương

- Giải thích một số đặc điểm về tự nhiên về khí hậu, sinh vật, phân tích các mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên, tranh ảnh

+ Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ, bảng thông tin

3. Phẩm chất

-Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

-Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

+ GV dùng 5 câu hỏi ngắn

+ HS trả lời trên bảng nhóm trong 10s/câu

+ Số điểm cho nhóm tăng dần theo thứ tự câu.

1. Loài vật nào leo cây, nuôi con trong túi, ăn lá bạch đàn?

2. Quốc gia nào được lấy làm bối cảnh của phim “Chúa tể những chiếc nhẫn”?

3. Quốc gia nào là một lục địa duy nhất trên TG?

4. Đường kinh tuyến 1800 giữa Thái Bình Dương được gọi là gì?

5. Di sản tự nhiên ngoài khơi nào của nước Úc có thể nhìn thấy được từ không gian

Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 2 phút.

Bước 3: HS hoàn thành. GV gọi HS nêu đáp án theo số thứ tự. HS tự chấm kết quả

Bước 4: GV chốt ý và vào bài mới

 

docx 6 trang cucpham 30/07/2022 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương

Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Mô tả đặc điểm thiên nhiên của châu lục
- Biết được thế mạnh tự nhiên trong phát triển kinh tế của châu Đại Dương
- Giải thích một số đặc điểm về tự nhiên về khí hậu, sinh vật, phân tích các mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên, tranh ảnh
+ Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ, bảng thông tin 
3. Phẩm chất 
-Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
-Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV dùng 5 câu hỏi ngắn
+ HS trả lời trên bảng nhóm trong 10s/câu
+ Số điểm cho nhóm tăng dần theo thứ tự câu.
Loài vật nào leo cây, nuôi con trong túi, ăn lá bạch đàn?
Quốc gia nào được lấy làm bối cảnh của phim “Chúa tể những chiếc nhẫn”?
Quốc gia nào là một lục địa duy nhất trên TG?
Đường kinh tuyến 1800 giữa Thái Bình Dương được gọi là gì?
Di sản tự nhiên ngoài khơi nào của nước Úc có thể nhìn thấy được từ không gian
Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 2 phút.
Bước 3: HS hoàn thành. GV gọi HS nêu đáp án theo số thứ tự. HS tự chấm kết quả
Bước 4: GV chốt ý và vào bài mới 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương (20 phút)
a) Mục đích:
- Mô tả đặc điểm thiên nhiên của châu lục
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 144,145 kết hợp quan sát hình 48.1 và bài đọc của giáo viên để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
Tiêu chí
Thông tin
Vị trí châu lục
Nằm giữa TBD, liền kề châu Á.
Từ 190B đến 470N
Lãnh thổ
Diện tích 8.5 triệu km2 với lục địa Úc và cáo đảo, quần đảo.
Địa hình
+ Lục địa Úc: phía đông và phía tây là núi thấp. Ở trung tâm trũng
+ Các đảo: Có 2 nhóm là đảo san hô và đảo núi lửa.
Khí hậu
Chủ yếu nằm trong đới nóng. Phần nam Úc và Zew Zealand nằm trong đới ôn hòa. Phần lớn nước Úc khô nóng, nhiều hoang mạc.
Sinh vật
Độc đáo, nhiều loài đặc hữu như chuột túi, gấu túi, thú mỏ vịt
Tài nguyên
Biển, rừng, khoáng sản có ý nghĩa quan trọng
Khó khăn và thách thức
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Thiên tai: Động đất, bão nhiệt đới, núi lửa
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Tiêu chí
Thông tin
Vị trí châu lục
Nằm giữa TBD, liền kề châu Á.
Từ 190B đến 470N
Lãnh thổ
Diện tích 8.5 triệu km2 với lục địa Úc và cáo đảo, quần đảo.
Địa hình
+ Lục địa Úc: phía đông và phía tây là núi thấp. Ở trung tâm trũng
+ Các đảo: Có 2 nhóm là đảo san hô và đảo núi lửa.
Khí hậu
Chủ yếu nằm trong đới nóng. Phần nam Úc và Zew Zealand nằm trong đới ôn hòa. Phần lớn nước Úc khô nóng, nhiều hoang mạc.
Sinh vật
Độc đáo, nhiều loài đặc hữu như chuột túi, gấu túi, thú mỏ vịt
Tài nguyên
Biển, rừng, khoáng sản có ý nghĩa quan trọng
Khó khăn và thách thức
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Thiên tai: Động đất, bão nhiệt đới, núi lửa
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV phát PHT
+ GV phát bài đọc hiểu
Tiêu chí
Thông tin
Vị trí châu lục
Lãnh thổ
Địa hình
Khí hậu
Sinh vật
Tài nguyên
Khó khăn và thách thức
Bước 2: HS dựa vào hướng dẫn và bài đọc để hoàn thành thông tin. Thời gian 5 phút
Bài đọc:
“Châu Đại Dương nằm ở phía Tây Nam của Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất thế giới nhưng không hề êm ả như tên gọi bởi thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai như bão nhiệt đới, sóng thần, động đất, núi lửa phun trào
Châu Đại Dương gồm 2 bộ phận chính là lục địa Úc và các quần đảo nằm rải rác trong khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương bao gồm quần đảo san hô Micronesia và các quần đảo núi lửa là Melanesia, New Zealand, Polinesia với hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, cách rất xa nhau thậm chí hàng nghìn km.
Địa hình của lục địa Úc khá đơn giản với vòng cung núi thấp ở phía Đông là dãy Trường Sơn Úc và các khối núi lớn nằm rải rác phía Tây và phía Bắc. Ở phần trung tâm và phía Nam là bồn địa lớn với điểm thấp nhất là Hồ Eyre (-16m). Các đảo núi lửa có địa hình khá cao, đặc biệt ở New Zealand nhưng các đảo san hô lại rất thấp, độ cao chỉ từ 2-3m.
Phần lớn lãnh thổ của châu Đại Dương nằm trong đới nóng. Phần nam nước Úc và New Zealand có khí hậu ôn đới. Nếu như các đảo có khí hậu nóng, mưa nhiều thì phần lớn nước Úc lại là hoang mạc. Hoang mạc Great Victoria, một vùng hoang mạc khô cằn và dân cư thưa thớt ở miền Nam nước Úc, với diện tích 424.400 km vuông là hoang mạc rộng lớn nhất nước Úc và đứng thứ 6 thế giới.
Châu Đại Dương đã từng gắn liền với Châu Nam Cực khoảng 85 triệu năm trước. Sau đó, lục địa này dần tách rời do hoạt động kiến tạo. Thời điểm 45 triệu năm trước, và 21 triệu năm sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng, hai lục địa này đã hoàn toàn tách rời nhau. Châu Đại Dương cũng là châu lục đặc biệt với nhiều loài sinh vật độc đáo.
Các hoạt động địa chất mạnh mẽ cách đây hàng triệu năm khiến các quốc gia trong khu vực có tài nguyên khoáng sản phong phú. Tài nguyên thiên nhiên giàu có của Úc nằm ở các mỏ than, đồng, quặng sắt và rừng gỗ. Đất nước này hiện có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, chiếm 14,3% toàn cầu. Ngoài ra, Australia cũng sở hữu 46% trữ lượng uranium của thế giới. Diện tích rừng lên đến 149,3 triệu hectare.
Hiện nay, quá trình biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa và nước biển dâng là những nguy cơ lớn sẽ làm thay đổi hệ sinh thái vốn rất dễ bị tổn thương của khu vực.”
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, Báo vnexpress.net và các tư liệu khác”
Bước 3: HS làm việc theo nhóm để hoàn thành thông tin trong PHT
Bước 4: GV gọi các HS lên hoàn thành nội dung
+ Xác định trên bản đồ vị trí và lãnh thổ của châu Đại Dương và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của lãnh thổ
Bước 5: GV chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Đánh giá những khó khăn và đề xuất các giải pháp (15 phút)
a) Mục đích:
- Đánh giá được vấn đề đang diễn ra về mặt tự nhiên của châu lục
- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề cho châu lục
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 145, 146 để trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 1: GV cho HS xem đoạn phim ngắn về vấn đề của khu vực 
+ Vấn đề nào đang diễn ra?
+ Em có đánh giá gì về vấn đề đó?
+ Nguyên nhân nào khiến nó diễn ra như vậy?
>>> HS theo dõi và trả lời nhanh vào trong giấy note hoặc PHT nếu GV chuẩn bị
https://www.youtube.com/watch?v=6F4Pfgo730Q
Bước 2: GV giới thiệu về biển san hô
+ Nếu nhiệt độ trái đất vẫn tiếp tục tăng lên thì tương lại, rạn san hô sẽ thay đổi thế nào?
+ Việc mất đi rạn san hô, hệ sinh thái tự nhiên nơi đây sẽ thay đổi ra sao? Điều này có ảnh hưởng gì đến kinh tế, môi trường?
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế 1 sơ đồ tư duy cho bài học.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế 1 sơ đồ tư duy cho bài học
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thiết kế 1 sơ đồ tư duy cho bài học
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_theo_cv5512_bai_48_thien_nhien_chau_dai.docx