Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.

- So sánh và tìm ra được những khác biệt về tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nam Phi.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của châu Phi.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên châu Phi

- Lược đồ kinh tế châu Phi

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trình bày được quan điểm của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống: Có nhận định cho rằng “ Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển”, em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp nhóm và đưa ra đáp án của mình sử dụng kĩ thuật: Ủng hộ - Phản đối.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi (15 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi,

- So sánh và giải thích được sự khác biệt về tự nhiên giữa Bắc Phi và Nam Phi;

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 105, 106 kết hợp quan sát hình 31.1, 31.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

 

docx 4 trang cucpham 6380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo)

Giáo án Địa lí Lớp 7 theo CV5512 - Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo)
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
-	Trình bày được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.
-	So sánh và tìm ra được những khác biệt về tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. 
-	Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nam Phi.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Phi 
- Lược đồ kinh tế châu Phi 
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trình bày được quan điểm của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống: Có nhận định cho rằng “ Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển”, em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp nhóm và đưa ra đáp án của mình sử dụng kĩ thuật: Ủng hộ - Phản đối.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi, 
- So sánh và giải thích được sự khác biệt về tự nhiên giữa Bắc Phi và Nam Phi; 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 105, 106 kết hợp quan sát hình 31.1, 31.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Khái quát tự nhiên
Địa hình:
+ Là cao nguyên khổng lồ có độ cao trung bình hơn 1000m.
+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.
+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.
Khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.
+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.
Sông ngòi và thực vật:
+ Sông lớn nhất là sông Dăm-be-di.
+ Do sự phân hóa của khí hậu nên thảm thực vật cũng phân hóa theo chiều từ tây sang đông.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong 5 phút với nội dung cụ thể như sau:
Nhóm 1: Đặc điểm địa hình Nam Phi.
Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu Nam Phi.
Nhóm 3: Đặc điểm sông ngòi và thực vật của Nam Phi.
- Bước 2: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ HS. 
- Bước 3: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: GV nhận xét, lấy 1 sơ đồ của 1 nhóm hoàn chỉnh nhất treo lên bảng, GV đặt câu hỏi: Tại sao phần lớn bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội ở châu Phi (20 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Phi; 
- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc. 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
b. Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.
- Kinh tế: 
+ Trình độ phát triển ko đồng đều.
+ Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.
+ Cộng hoà Nam phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: 
- GV chia lớp thành 3 đội chơi, giới thiệu thư kí.
- Tên trò chơi: Nhà thám hiểm
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút các đội sẽ lần lượt lên bảng viết tên các nước ở khu vực Nam Phi theo hình thức tiếp sức. Mỗi một tên nước đúng sẽ ghi được 1 điểm. Sau 3 phút, đội nào được nhiều điểm nhất sẽ giành phần thắng.
- Bước 2: 
- GV đặt câu hỏi cho học sinh để tìm hiểu về đặc điểm dân cư của khu vực Nam Phi:
+ Thành phần chủng tộc dân cư của Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào?
+ Nêu hiểu biết của em về chế độ A-pac-thai?
+ Câu hỏi thảo luận: Tại sao nói “ Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch” ?
Bước 3: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 4: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 5: Gv nhận xét, chuẩn xác.
- GV kết luận: Dân cư thuộc chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai; phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- GV mở rộng về chế độ A-pac-thai và tổng thống Nelson Mandela.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút. 
K 
Em đã biết gì về bài học này
W 
Em có mong muốn và đề xuất gì thêm khi học bài học này
L 
Em đã học thêm được những gì sau khi học xong bài học này
H 
Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào
Bước 2: HS hoàn thiện phiếu học tập. 
Bước 3: GV thu phiếu và tổng hợp ý kiến của HS. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để vẽ được sơ đồ kiến thức.
c) Sản phẩm:
- Học sinh vẽ được sơ đồ kiến thức.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hệ thống lại bài thành 1 sơ đồ kiến thức.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_theo_cv5512_bai_33_cac_khu_vuc_chau_phi.docx