Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học :

1.Kiến thức:

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

2.Kĩ năng:

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.

- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

- Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường.

- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống sau: tư duy,tự nhận thức,giải quyết vấn đề, .

3. Thái độ :

- Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

4. Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.

- Bảng phụ, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu về dân số thế giới

- Ảnh 2 tháp tuổi.

III. Phương pháp dạy học:

 Phương pháp đàm thoại, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Thảo luận

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

 1. Bài cũ : Gv kiểm tra sách vở của học sinh

 2. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài

 

doc 322 trang cucpham 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
 Ngày soạn : 6/9/2020 
Tiết 1 +2 :Bài 1: DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học : 
1.Kiến thức:
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
2.Kĩ năng:
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
- Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống sau: tư duy,tự nhận thức,giải quyết vấn đề,.
3. Thái độ :
- Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu về dân số thế giới
- Ảnh 2 tháp tuổi.
III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đàm thoại, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Thảo luận 
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. Bài cũ : Gv kiểm tra sách vở của học sinh
 2. Tiến trình bài học: Gv giới thiệu bài 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp (15 phút)
GV cho HS đọc thuật ngữ “Dân số” (Tr.186/ sgk) và đoạn kênh chữ “Kết quả điều tra một địa phương” SGK/Tr.3 
? Làm thế nào để người ta biết được tình hình dân số ở một địa phương?
HS trả lời, GV giới thiệu về ý nghĩa của các cuộc điều tra dân số.
à GV giới thiệu : theo tổng điều tra dân số Thế Giới năm 2000 thì dân số Thế Giới khoảng 6 tỉ người.
GV khẳng định : Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển KT – XH của một địa phương, và dân số được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi ( tháp dân số )
GV hướng dẫn HS quan sát 2 tháp tuổi ( H 1.1 sgk/ Tr.4 )
GV cho HS đánh số thứ tự 1,2, 3, 4 trên hình 1.1 
? Dựa vào hình 1.1/ Tr.4, hãy cho biết tên, vị trí mang số 1, 2, 3, 4 trên 2 tháp tuổi?
HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn xác :
 1 : độ tuổi à cột dọc 3: Nữ à phải
 2 : Nam à trái 4 : số dân à chiều ngang
Và số lượng người trong các độ tuổi từ 0 – 4 đến 100+ luôn được biểu diễn bằng một băng dài hình chữ nhật.
Yêu cầu HS cả lớp quan sát và cho biết:
? Tháp tuổi được chia thành mấy màu ? ý nghĩa các màu ?
HS : Tháp tuổi chia thành 3 màu, mỗi màu biểu thị các nhóm tuổi khác nhau :
Đáy tháp ( màu xanh lá cây ) : từ 0 – 14 tuổi : nhóm tuổi những người dưới độ tuổi lao động.
Thân tháp ( màu xanh dương ) : từ 15 – 59 tuổi : nhóm tuổi những người trong độ tuổi lao động.
Đỉnh tháp ( màu cam ) : từ 60 – 100+ tuổi : nhóm tuổi những người trên độ tuổi lao động.
? Các em thuộc nhóm tuổi nào ?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút ).Nội dung :
 N 1: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp A, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
 N 2: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp B, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
 N 3 và N 4 : Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong tuổi lao động cao ?
HS tiến hành thảo luận và điền kết quả vào bảng phụ, GV nhận xét, kết luận về hình dạng của từng tháp.
Cấu tạo
Tháp A
Tháp B
Từ 0 – 4 tuổi
Nam : 5,5 triệu
Nữ : 5,5 triệu
Nam : 4,3 triệu
Nữ : 4,8 triệu
Hình dạng
- Đáy rộng
- Thân thon về đỉnh
à Tháp có dân số trẻ
- Đáy thu hẹp lại
- Thân tháp phình rộng ra
à Tháp có dân số già
? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
HS trả lời và GV nhận xét, bổ sung :
 - Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về dân số của một địa phương.
 - Tháp tuổi cho biết độ tuổi của dân số, số nam – nữ, số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và số người trên độ tuổi lao động.
 - Tháp tuổi cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương
 - Hình dạng tháp tuổi cho biết dân số trẻ hay dân số già.
 GV mở rộng thêm về 3 dạng tổng quát của tháp tuổi, tiêu chí đánh giá dân số già và dân số trẻ.
Hoạt động 2: Cặp (15 phút)
HS tìm hiểu thuật ngữ “tỉ lệ sinh” và “tỉ lệ tử” (sgk/ Tr.188)
? Dựa vào SGK/ Tr.4, cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới ?
HS trả lời và gạch đích SGK
GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 1.3 và 1.4 SGK/ Tr.5, đọc bảng chú giải và cho biết:
?Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào?
HS rút ra kết luận về khái niệm” gia tăng dân số”
GV cho HS quan sát biểu đồ hình 1.2 SGK/ Tr.4, hướng dẫn HS quan sát biểu đồ dân số :
Biều đồ gồm 2 trục :
+ Trục dọc : đơn vị tỉ người
+ Trục ngang : niên đại
GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp ( 2 phút).
? Quan sát H. 1.2 SGK/ Tr.4, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX ? Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? Giải thích nguyên nhân?
Đại diện HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
? Qua đó em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số từ Thế kỉ XIX à XX ?
HS : Dân số Thế Giới ngày càng tăng nhanh.
? Hãy giải thích tại sao giai đoạn đầu công nguyên à TK XV dân số tăng chậm sau đó dân số tăng rất nhanh trong 2 thế kỉ gần đây ?
HS : - Đầu công nguyên à TK XV dân số tăng chậm do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh
 - Từ TK XIX àXX dân số tăng nhanh do nhân loại đạt được những tiến bộ trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội – y tế à Giảm tỉ lệ tử 	 
GV nhận xét, tổng kết tình hình gia tăng dân số thế giới.
? Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường tự nhiên ?
HS : Dân số tăng nhanh nhu cầu về nước sinh hoạt, đất ở và canh tác, không khí. tăng nhanh à con người khai thác thiên nhiên một cách triệt để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống à thiên nhiên ngày càng cạn kiệt ngày càng suy thoái.
Hoạt động 3: (10 phút)
? Dân số tăng nhanh và đột ngột dẫn đến hiện tượng gì?
HS : Dân số tăng nhanh trong 2 TK gần đây đã dẫn dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Hiện tượng bùng nổ dân số chủ yếu xảy ra ở các nước nào ?
HS : Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số bình quân lên đến 2,1%.
?Qua trên em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số của các nước trên thế giới?
 ? Đối với các nước có nền kinh tế còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào ?
HS dựa vao SGK trả lời
? Bùng nổ dân số đã tác động như thế nào đến môi trường ?
HS : - Môi trường tự nhiên bị khái thác triệt để để phục vụ cuộc sống và sản xuất à ngày càng cạn kiệt. Quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội đã gấy ra nhựng hiện tượng ô nhiệm môi trường nước, đất, không khí
? Các nước trên thế giới có những biện pháp gì để khắc phục bùng nổ dân số?
? Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào ? Có tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh ?
1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một nước.
- Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi.
- Tháp tuổi cho biết độ tuổi của dân số, số nam và nữ, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX.
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh
- Từ năm đầu của thế kỉ XIX đến nay dân số thế giới tăng nhanh là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội và y tế.
3. Sự bùng nổ dân số.
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi và Mĩ La tinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện, và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
V. Tổng kết , hướng dẫn học tập:
1. Tổng kết:(3 phút)
- GV củng cố lại toàn bộ kiến thức bài học
- Chọn câu trả lời đúng nhất :
 Bùng nổ dân số xảy ra khi :
 a ) Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị
 b ) Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng
 c ) Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1%
 d ) Dân số ở các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập.
2. Hướng dẫn học tập: (2 phút)
- GV dặn HS học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới:
+ Dân cư thế giới hiện nay phân bố như thế nào?
+ Dân cư trên thế giới có thể chia thành mấy chủng tộc chính? Đặc điểm chung từng chủng tộc? Sự phân bố?
VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết 2,3: Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC CHỦNG TỘC CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
 Ngày soạn : 26/8/2019
 I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: 
- Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới
2. Kĩ năng:
- Đọc các bản đồ, lược đồ: Phân bố dân cư thế giới, Phân bố dân cư châu á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới và ở châu Á, 
3. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
III. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đàm thoại, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Thảo luận, Sử dụng bản đồ
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1.Kiểm tra bài cũ: (5phút)
 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm g× về dân số? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nguyên nhân hậu quả và phương hướng giải quyết?
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp (20phút)
GV giải thích, phân biệt cho HS hiểu 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” :
-Dân số là tổng số người ở trong một l·nh thổ được ... ên nổi bật như thế nào? Nền kinh tế có những khác biệt gì so với các khu vực khác của Châu Âu? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
 Hoạt động 1 
? Khu vực Đông Âu bao gồm các nước nào?
? Quan sát H59.1 sgk cho biết dạng địa hình chủ yếu?
1. Khái quát tự nhiên:
- Khu vực Đông Âu gồm: Liên Bang Nga (phần lãnh thổ thuộc Châu Âu). Ucrai na, Bê Larút, Lít Va, Lát via, Extônia, Mondova. Đông Âu chiếm # diện tích Châu Âu.
- Các đặc điểm tự nhiên nổi bật:
Yếu tố tự nhiên.
Đặc điểm tự nhiên.
Địa hình.
Khí hậu.
Sông ngòi.
Thực vật.
 Chủ yếu là đồng bằng rộng lớn chiếm # diện tích Châu Âu.
 Khí hậu ôn đới lục địa, phía đông nam tình chất lục địa sâu sắc.
 Đóng băng về mùa đông có các sông von ga, điép.
 Thảm thực vật phân hoá theo khí hậu rõ nét từ bắc đến nam.
? Quan sát h59.2 sgk giải thích về sự thay đổi của thảm thực vật từ bắc xuống nam?
( Đông Âu thuộc khu vực cận vòng cực bắc lạnh.
- Rừng lá kim thuộc khu vực cận ôn đới lục địa lạnh.
- Rừng hỗn giao lá rộng khu vực khí hậu ấm dần.
- Thảo nguyên nữa hoang mạc phát triển khí hậu ôn đới lục địa sâu sắc.)
? Phân tích lược đồ H59.1, 55.1, 55.2 và nội dung sách giáo khoa cho biết:
+ Nhóm 1 và 2: Thế mạnh điều kiện tự nhiên và khí hậu ở khu vực Đông Âu?
 Hoạt động 2: 
+ Nhóm 3 và 4: Sự phân bố các ngành kinh tế? 
 Hoàn thành bảng sau:
2/ Kinh tế:
Thế mạnh của điều kiện tự nhiên và kinh tế.
Sự phân bố các ngành kinh tế.
1. Đồng bằng chiếm diện tích lớn: diện tích Châu Âu.
2. Uc Rai Na có diện tích đất đen lớn.
3. Rừng chiếm diện tích lớn ở liên bang Nga, Bê La Rút, Bắc Uc Rai Na.
4. Khí hậu vùng bắc, nam khu vực khắc nghiệt
5. Khoáng sản tập trung ở Uc Rai Na, liên bang Nga, dầu khí, than, sắt.
6. Thảo nguyên và nguồn lương thực nhiều ở Uc Rai Na, Bê La Rút.
7. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn.
- Là vựa lúa mì, ngô, củ cải đường.
- Thuận lợi phát triển công nghiệp gỗ, giấy.
- Vì quá lạnh và bán hoang mạc khô nóng.
- Thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: Luyện kim, khai thác khoáng sản, cơ khí, hoá chất.
- Phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn.
- Khai thác xây dựng thuỷ điện, phục vụ giao thông thuỷ lợi.
Hoạt động 3 :Củng cố 
	? Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu?
	? Nêu kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác?
( - Công nghiệp: Khai thác phát triển nhưng ngành công nghiệp truyền thống giữ vai trò chủ đạo như khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí.
- Nông nghiệp: Phát triển theo quy mô lớn chủ yếu là sản xuất lúa mì và nông sản ôn đới.
* Trắc nghiệm: 	Nét chính của địa hình Đông Âu là:
a/ Là dải đồng bằng rộng lớn, chiếm # diện tích Châu Âu.
b/ Bề mặt đồng bằng có dạng lượn sóng.
c/ Phía bắc có địa hình băng hà.
d/ Ven biển Catxbia có dải đất thấp hơn mực nước đại đương.
e/ Các đáp án trên. 
C Hương dẫn về nhà 
 Tìm hiểu về liên minh Châu Âu.
 D. Rút kinh nghiệm 
 Ngày 20-4 - 2011
 Ngày dạy 
Tiết 67 - Bài 60 : LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học 
 Sau bài học HS đạt được
1.Kiến thức: Trình bày được về Liên minh châu Âu (EU)
- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.
- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế, là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (dẫn chứng).
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam.
2.Kỹ năng:
 Xác định các nước gia nhập liên minh châu âu trên bản đồ.
II. Chuẩn bị :
- Bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.
- Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước liên minh châu Âu.
- Lược đồ các khối kinh tế trên thế giới.
- Sơ đồ ngoại thương liên minh Châu Âu -Hoa Kì -Châu á.
III. Tiến hành dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu ?
Câu hỏi 2 : Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu ? 
B Bài mới : 
 Hoạt động 1
? Quan sát 60.1 Nêu sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn ? Sau 4 lần mở rộng được 15 nước.
1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu:
+ Năm 1958 có 6 nước : Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, HàLan.
+ Năm 1973 thêm 3 nước : Anh, Ailen, Đan Mạch.
- Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm.
+ Năm 1981 thêm 1 nước: HyLạp.
+ Năm 1986 thêm 2 nước :Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+ Năm 1995 thêm 3 nước : áo, Thụy Điển, Phần Lan.
 Hoạt động 2
2. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới:
- GV xác định được mục tiêu chính trị xã hội và kinh tế của Liên minh châu Âu, trao đổi buôn bán tự do với nhau.
- GV liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề: quốc tịch, tôn giáo, dân tộc và đa dạng về văn hoá.
- Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, là tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới. 
- Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô) tiêu sài dễ dàng qua lại nhiều nước trong khối này.
 Hoạt động 3: 
3. Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới:
? Quan sát 60.3 nêu vài nét về hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu?
 (Liên minh châu Âu đầu tư công nghiệp vào các nước công nghiệp mới ở châu á, Trung và Nam Mĩ )
? Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.
 (Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới )
- GV liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó.
(để buôn bán hàng hoá khỏi đóng thuế quan, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, thành 1 khối kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhằm thu lợi nhuận cao nhất)
Hoạt động 3 :Củng cố
Câu hỏi 1: Kể tên những nước của Liên minh châu Âu?
Câu hỏi 2: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới ? 
C. Hướng dẫn về nhà 
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 183, chuẩn bị 2 câu hỏi bài thực hành 61. 
 D. Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn 21-4-2011
 Ngày dạy ..
TIẾT 68 - BÀI 61: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ
CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học 
Sau bài học HS đạt được
- Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau.
- Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu .
II. Chuẩn bị 
- Bản đồ các nước châu Âu.
III. Tiến hành dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Kể tên những nước của Liên minh châu Âu ?
Câu hỏi 2: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới? 
B. Bài mới: 
1. Xác định một số quốc gia trên lược đồ 
- Các nước Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Aixơlen.
- Các nước Nam Âu: Tây ban nha, Bồ đào nha, Italia, Crô-a-ti-a, Hec-xê-gô-vi-na, Xec-bi, Môn-tê-nê-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Bungari, Anbani, Thổ nhỉ kì, HyLạp.
- Các nước Đông Âu: Lát-vi, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, Uc-rai-na, Môn-đô-va, LB Nga.
- Các nước tây và Trung âu: Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luc-xem-bua, Đức, Balan, CH Sec, Xlôvakia, Rumani, Hungari, Ao, Thụy Sĩ, 
- Các nước thuộc Liên minh châu Âu: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, HàLan, Anh, Ailen, Đan Mạch, HyLạp,TâyBan Nha, Bồ Đào Nha, áo , Thụy Điển, Phần Lan.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế 
- Xác định Pháp trên lược đồ ở Tây âu; Ucraina ở Đông âu.
- Hướng dẫn HS vẽ 2 biểu đồ tròn: 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp và 1 biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina. 
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của pháp
Biểu đồ tròn thể hiện sản phẩm của Ucraina.
- Nhận xét trình độ phát triển của 2 nước .
- Kết luận Pháp phát triển hơn Ucraina.
C.Đánh giá gìơ thực hành:
Đánh giá về ý thức thái độ học tập của học sinh
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn tập
 Ngày soạn:21-4 -2011	 Ngày giảng:
Tiết 69: ÔN TẬP HỌC KỲ II.
I.Mục tiêu bài học 
Sau bài học HS đạt được
1. Kiến thức:	Nhằm hệ thống hoá và củng cố kiến thức cho học sinh nắm vững.
II.Tiến hành dạy học 
A) Kiểm tra bài cũ:	không
B) Bài mới:
 Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Nêu đặc điểm khí hậu thực vật, động vật Châu Đại Dương? Nguyên nhân nào khiến Châu Đại Dương trở thành thiên đường xanh của TBD?
Nêu đặc điểm dân cư Châu Đại Dương?
Kể tên các kiểu khí hậu ở Châu Âu? Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn lãnh thổ Châu Âu? Vì sao?
Nêu đặc điểm dân cư Châu Âu?
Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm nổi bật gì về công nghiệp và dịch vụ?
Công nghiệp: Phát triển mạnh cả về công nghiệp hiện đại và công nghiệp truyền thống. Nơi tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới, có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, năng suất cao.
Dịch vụ: Phát trỉên mạnh chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân. Có các trung tâm tài chính lớn, nhiều hải cảng lớn.
So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới lục địa và địa trung hải?
Khí hậu ôn đới hải dương: Am, ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa. Nhiệt độ trên 00C.
Khí hậu địa trung hải: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, đông ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu đạt hiệu quả cao?
Sản xuất nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
Ap dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Gắn chặt sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Giải thích vì sao có sự khác biệt giữa khí hậu phía tây và đông dãy Xcandinavi?
	- Phía đông bị dãy Xcandinavi chắn nên khí hậu mang tính chất lục địa (ít mưa và lạnh).
	- Phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng bắc đại tây dương và gió tây ôn đới.
Hoạt động 3 Củng cố 	Giáo viên chốt lại câu hỏi.
C . Hướng dẫn về nhà	ôn tập đề kiểm tra học kỳ.
 Tiết 70 - KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Thi theo đề chung của phòng giáo dục ra đề
 4.CủNG Cố HDVN 
Tiết 67 - ÔN TậP KIểM TRA HọC Kì II
Tiết 68 - KIểM TRA HọC Kì II

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.doc