Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU: HS đạt được:

1. Kiến thức:

- Nêu được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

2. Kĩ năng:

- Đọc các bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư thế giới, phân bố dân cư Châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dântrên thế giới và ở châu Á

3. Thái độ:

- Có tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu thương con người, không phân biệt màu da.

4. Định hướng năng lực:

- Tự học, tự sáng tạo, giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:

1. GV: Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh các chủng tộc, bảng phụ , phiếu học tập

2. HS: Chuẩn bị máy tính, tìm hiểu về các chủng tộc trên thế giới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Hoạt động khởi động:

- GV cho hs nghe một đoạn của bài hát “ Trái đất này là của chúng mình”.

Yêu cầu HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những màu sắc nào được nhắc đến trong đoạn nhạc trên? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn bài hát em vừa nghe?

- HS trả lời. Gv chốt lại và dẫn dắt vào bài mới.

 

docx 184 trang cucpham 02/08/2022 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019
Tuần: 1	 Ngày soạn: 19/08/2018
Tiết: 1	 Ngày dạy : 21/08/2018
PHẦN 1 :
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: HS đạt được: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Kĩ năng: 
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tuyên truyền và vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh...
5. Tích hợp: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
1. GV: H.1.2 phóng to, bản đồ dân số TG
2. HS: Vở, SGK, tìm hiểu trước nội dung bài học, đọc tài liệu tham khảo.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hiểu biết gì về vấn đề dân số? Muốn biết về dân số người ta cần phải làm gì?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động (cá nhân, nhóm)
.GV Giới thiệu một vài số liệu về DS.
+ Năm 2002 dân số VN là 78,7 triệu.
+Năm 2002 dân số Lào là 5, 5 triệu
+ Năm 2017: DSVN là: 94,970,597 người
- Làm thế nào để biết số dân của một địa phương?
- Theo em, công tác điều tra DS cho ta biết điều gì?
( Tổng số dân, nguồn lao động, số người trong độ tuổi lao động, giới tính, nguồn lao động.....)
- Vậy, em hiểu thế nào là DS?
 ( Dựa vào thuật ngữ SGK Tr186 để trả lời )
- Dân số có vai trò gì với việc phát triển kinh tế - xã hội ?
- Vậy, dân số và nguồn lao động có mqh như thế nào ?
- DS đông - nguồn LĐ dồi dào và ngược lại
- Dân số thường được biểu hiện bằng cách nào?
.HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS
.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.
.GV đánh giá và chốt kiến thức
* GV cho HS thảo luận nhóm: 
.GV yêu cầu HS quan sát H1.1, hướng dẫn cách đọc: màu sắc, độ tuổi, giới tính
 - Quan sát H1.1 cho biết:
+ Hãy so sánh số người dưới độ tuổi lđ, trong độ tuổi lao động,ngoài độ tuổi lđ ở 2 tháp tuổi?
+ Nhận xét về tháp tuổi?
. HS Thảo luận, trả lời ,nhận xét, bổ sung
.GV chốt nội dung, đánh giá kết quả của HS
- Vậy tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới TK XIX – XX (cá nhân,cặp)
.GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ 1.2 và xem H1.2 nhận xét tình hình tăng DS giai đoạn trước thế kỉ XIX (1804)? Giải thích nguyên nhân. 
- Dân số bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Nguyên nhân? 
- Tăng nhanh từ 1804, tăng vọt từ 1960
- Em có nhận xét gì về sự gia tăng ds thế giới?
* Tích hợp giáo dục môi trường.
- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng ntn đến tài nguyên, môi trường? 
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả 
- GV đánh giá và chốt kiến thức
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bùng nổ dân số. (cá nhân,cặp)
.GV giới thiệu về sự bùng nổ dân số trong thời gian gần đây.
- Yêu cầu HS quan sát hình1.3 và hình 1.4
- Nhận xét chung về tình hình tăng dân số ở hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?
- Trong giai đoạn từ 1950- 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?
.HS nghe và rút ra kiến thức.
.HS quan sát- HS nhận xét.
.GV chốt.
- Vậy sự bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường .
- Hậu quả của sự bùng nổ dân số?
- Phương hướng đề ra và giải quyết?
.HS nghe và rút ra kết luận.
.GV chốt kiến thức
1. Dân số, nguồn lao động:
- Điều tra DS cho biết tình hình DS, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia...
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của DS qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương hay 1 quốc gia. 
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX:
- Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH, y tế nên DS thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây.
3. Sự bùng nổ dân số:
- Bùng nổ DS là sự gia tăng DS tự nhiên nhanh và đột ngột.
- Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân của DS thế giới lên đến 2,1%.
- Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao.
- Bằng các chính sách DS và phát triển KT-XH, nhiều nước đã hạ thấp được tỉ lệ gia tăng DS hợp lí.
3. Hoạt động luyện tập:
- HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khoảng thời gian nào dân số TG tăng gấp đôi DSTG đầu công nguyên?
 A.Thế kỉ X B. Thế kỉ XIV
 C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII
Câu 2: Tại sao trong những năm gần đây DSTG tăng nhanh?
 A.Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục.
 B.Nhừ những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế -xã hội.
 C.Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế.
 D.Câu B- C đúng.
Câu 3: Hiện nay dân số thế giới có xu hướng như thế nào?
 A. Tăng nhanh B. Tăng dần
 C. Giảm dần D. Không tăng
Câu 4: Làm bài tập 2 /sgk ( gv hướng dẫn hs làm )
 + Châu Phi ( cao nhất)
 + Châu Âu ( thấp nhất)
 + GTDSTN của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng là do: Tỉ lệ sinh vần cao hơn tỉ lệ tử ( vì y học phát triển), trước kia châu Á đã có sự bùng nổ ds, nhập cư từ các châu lục khác
4. Hoạt động vận dụng:
 - Cho biết tình hình dân số nước ta những năm gần đây?
 - Nhà nước ta cần có những chính sách gì về dân số?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
 - Làm BT còn lại và BT trong tập bản đồ
 - Học thuộc bài 
 - Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới ”.
 + Quan sát lược đồ, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 + Tìm hiểu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới
Tuần: 1	 Ngày soạn: 21/08/2018
Tiết: 2	 	 Ngày dạy : 23/08/2018
BÀI 2:
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU: HS đạt được: 
1. Kiến thức:
- Nêu được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc các bản đồ, lược đồ: phân bố dân cư thế giới, phân bố dân cư Châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dântrên thế giới và ở châu Á
3. Thái độ:
- Có tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu thương con người, không phân biệt màu da.
4. Định hướng năng lực:
- Tự học, tự sáng tạo, giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS:
1. GV: Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh các chủng tộc, bảng phụ , phiếu học tập
2. HS: Chuẩn bị máy tính, tìm hiểu về các chủng tộc trên thế giới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:
- GV cho hs nghe một đoạn của bài hát “ Trái đất này là của chúng mình”.
Yêu cầu HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những màu sắc nào được nhắc đến trong đoạn nhạc trên? Nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn bài hát em vừa nghe?
- HS trả lời. Gv chốt lại và dẫn dắt vào bài mới.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới (cá nhân, cặp)
- GV: yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ Mật độ DS”
* HS thảo luận theo cặp bàn
.Tính Mật độ DS BT2.
- DS(người)/DT(km2)=MĐDS (người/km2)
. HS Thảo luận, trả lời- HS nhận xét, bổ sung
. GV Chuẩn xác
Nhận xét về MDDS của một số quốc gia ?
- Các khu vực đông dân chủ yếu phân bố tập trung ở đâu? Giải thích?
(Vì điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như ĐB, đô thị, khí hậu ấm áp) 
- Khu vực thưa dân chủ yếu nằm ở khu vực nào? Nguyên nhân ?
- Nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các khu vực trên thế giới ?
- Sự phân bố dân cư phụ thuộc những yếu tố nào ?.
- Phụ thuộc: khí hậu, địa hình, nguồn nước
- Tại sao ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất.
.HS nêu. GV quan sát trợ giúp HS
.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.
.GV đánh giá và chốt kiến thức
- Liên hệ sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các chủng tộc (nhóm)
.GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “các chủng tộc”
- Căn cứ vào đâu chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc ? Có mấy chủng tộc ?
* Học sinh thảo luận theo 6 nhóm
- HS quan sát tranh sgk, so sánh đặc điểm hình thái cơ thể người của 3 chủng tộc ?
. HS Thảo luận, trả lời ,nhận xét, bổ sung
. GV Chuẩn xác
- Nhận xét chung về các chủng tộc trên thế giới?
- Khái quát về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới ?
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát trợ giúp HS
.HS báo cáo kết quả thực hiện được. HS khác đối chiếu, tham gia bổ sung, điều chỉnh.
*GV:sơ kết bài học
1. Sự phân bố dân cư trên thế giới:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
+ Tập trung đông ở những đồng bằng, những đô thị, những nơi có khí hậu tốt...
+ Dân cư thưa thớt: vùng núi, vùng sâu, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc 
2. Các chủng tộc:
- Dân cư thế giới thuộc 3 chủng tộc chính:
 + Môngôlôit: Chủ yếu ở Châu Á.
 + Ơrôpêôit: Chủ yếu ở Châu Au.
 + Nêgrôit: Chủ yếu ở Châu Phi.
- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các chủng tộc đã dần dần chung sống khắp mọi nơi trên Trái đất
3. Hoạt động luyện tập:
. HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số cao :
A. Vùng sâu, vùng xa có khí hậu ấm áp.
B. Nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, mưa thuận gió hòa.
C. Nơi có giao thông thuận lợi, khí hậu ấm áp.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 2: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số thấp :
A. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.
B. Vùng hoang mạc có khi hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn.
C. Vùng đài nguyên có khí hậu rất lạnh.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Nước nào có mật độ dân số cao nhất châu Á :
A. Ấn Độ. B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc. D. In-đô-nê-xi-a.
 ... : 
- Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hóa chất
- Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu: vàng, kim cương, uranium, crôm
 + Nông nghiệp:
 - Sản phẩm nông nghiệp chiếm ¾ tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô 
Câu 5: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ?
- Trước thế kỉ XV ở Châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-ít, đó là người Anh điêng và người E-xki-mô. Từ thế kỉ XV đến nay, ở Châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-ít (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-ít (các dân tộc ở Châu Âu), người Nê-grô-ít (nô lệ da đen từ Châu Phi) và người nhập cư từ Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản) Ngoài ra còn có sự hòa huyết giữa các chùng tộc đã hình thành dạng người lai ở Châu Mĩ.
Câu 6: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
- Địa hình Bắc Mĩ chia làm 3 khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến:
+ Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9.000 km, chạy theo hướng Bắc – Nam; gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
+ Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Câu 7: Những điều kiện nào làm cho nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.
- Diện tích đất nông nghiệp lớn.
- Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ.
Câu 8: Nêu ý nghĩa của Hiệp định mâu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) đối với các nước Bắc Mĩ.
- NAFTA được thiết lập để kết hợp thế mạnh của 3 nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca- na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của quốc gia này, tập trung phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì, Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Câu 9: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
Giống nhau: Về cấu trúc địa hình.
Khác nhau:
+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lát ở phía đông, trong khi Nam Mĩ là các cao nguyên.
+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.
+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.
Câu 10: Những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở một số quốc gia Trung và Nam Mĩ.
 - Ban hành luật cải cách ruộng đất.
 - Tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài chia lại cho nông dân.
Câu 11: Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?
Vì: Chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ôxtrâylia, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ôxtrâylia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông lục địa Ôxtrâylia lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy từ Bắc xuống Nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu phần lớn lục địa Ôxtrâylia là khô hạn.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG NĂM 2001
Nước 
Mật độ dân số (người/km2)
Pa-pua Niu-ghi-nê
10,8
Ôxtrâylia
2,5
Va-nu-a-tu
16,6
Niu Di-len
14,4
 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số một số nước châu Đại Dương năm 2001 và nêu nhận xét.
 * Vẽ biểu đồ hình cột.
 * Nhận xét:
 Năm 2001, mật độ dân số ở châu Đại Dương không đều giữa các nước. Va-nu-a-tu có mật độ dân số cao nhất (16,6 người/km2), tiếp theo là Niu Di-len (14,4người/km2), Pa-pua Niu-ghi-nê (10,8 người /km2) và thấp nhất là Ôxtrâylia (2,5 người /km2).
Câu 13: Nêu đặc điểm địa hình châu Âu.
Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích lục địa.
+ Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.
+ Núi trẻ ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh thung lũng sâu.
Câu 14: Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông.
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
Câu 15: Nêu đạc điểm khí hậu, sông ngòi, thự vật của châu Âu?
- Khí hậu: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới, chỉ có một diện tích nhỏ ớ phía Bắc vòng cực có khí hậu hàn đới, phía nam có khí hậu Địa Trung Hải.
- Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông qun trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ, Von-ga.
- Thực vật phân bố theo nhiệt độ và lượng mưa. Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, đi sâu vào nội địa có rừng lá kim, phía đông nam có thảo nguyên và ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng.
Câu 16: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao.
 Ba nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao: 
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển trình độ cao.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
- Gắn chặt với công nghiệp chế biến.
Câu 17: Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất.
- Khí hậu giá lạnh về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng vào mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Câu 18: Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu.
- Khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất theo qui mô nhỏ.
- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao, I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc của đất nước.
Câu 19: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung (đồng ơ-rô).
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.
Tuần: 36	Ngày soạn: 09/05/2018
Tiết: 70	Ngày dạy : 11/05/2018
KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Thời gian 45’)
I. Mục tiêu: - Thông qua bài kiểm tra học kì II, gv nắm được chất lượng học tập của học sinh về kiến thức địa lí .
- Học sinh thấy được mức độ tiếp thu kiến thức địa lí của mình
- Rèn tính trung thực, tự giác trong kì kiểm tra học kì
II. Phương tiện dạy học:- đề kiểm tra và đáp án
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
 - Tiến hành kiểm tra bài- thời gian : 45’
 - Đề thi ( đính kèm đáp án & biểu điểm)
IV. Củng cố: Thi và chấm bài
V. Dặn dò: Đã kết thúc chương trình
VI. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 37	Ngày soạn: 13/05/2018
Tiết: 68	Ngày dạy : 15/05/2018
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Củng cố, hệ thống hóa lại các kiến thức đă học trong chương trình , nhằm khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm, tạo điều kiện cho các em trả lời các câu hỏi khó
-Rút ra được những phần học sinh chưa nắm được để bổ sung kịp thời.
-Rèn luyện thêm các kĩ năng về biểu đồ, bảng số liệu, phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên.
II.Chuẩn bị:Các lược đồ có liên quan đến bài học.
III.Hoạt động trên lớp
* Cho các em trả lời các câu hỏi khó như sau:
- So s¸nh ®Þa h×nh b¾c MÜ vµ nam MÜ cã nh÷ng ®iÓm gièng nhau vµ kh¸c nhau c¬ b¶n nµo?
- Giải thích tại sao đại bộ phận đại lục Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?
- Sù kh¸c biÖt vÒ kinh tÕ cña ¤-xtr©y-li-a vµ Niu Di-len víi c¸c quèc ®¶o cßn l¹i trong ch©u §¹i D­¬ng
- H·y gi¶i thÝch t¹i sao vïng phÝa t©y ch©u ¢u cã khÝ hËu Êm ¸p vµ m­a nhiÒu h¬n phÝa ®«ng?
- Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc, Tây và Trung Âu?
III.Củng cố
- Học sinh tự nghiên cứu bài.
- Giáo viên giải đáp 1 số câu hỏi khó.
IV. Dặn dò
-Học kĩ bài
VI. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.docx