Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 1-32

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HV cần :

- Biết được khái niệm Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Mô tả hình dạng, biết được kích thước của Trái Đất.

- Hiểu và trình bày được các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, cách viết toạ độ địa lí của một địa điểm và ý nghĩa của mạng lưới kinh vĩ tuyến.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét về vị trí của Trái Đất.

- Rèn luyện kĩ năng xác định các yếu tố trên quả địa cầu.

3. Thái độ, tình cảm:

- Có niềm tin vào khoa học, có ý thức khám phá thế giới xung quanh.

- Tin vào sự tồn tại khách quan của các hiện tượng, sự vật tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học.

- Quả địa cầu, tranh vẽ về Trái đất và các hành tinh.

- Các hình vẽ trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1 Ổn định tổ chức: (1/)

2 Giới thiệu: (1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.

 

doc 82 trang cucpham 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 1-32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 1-32

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 1-32
Chương I: 	TRÁI ĐẤT
GV: Giới thiệu qua về Trái Đất và cho HV quan sát hình Trái Đất ở trang 5 SGK.
Tuần 1/ Tiết 1 	 Ngày soạn:16/9/08
Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
Mục tiêu:
1. Kiến thức: HV cần :
Biết được khái niệm Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Mô tả hình dạng, biết được kích thước của Trái Đất.
Hiểu và trình bày được các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, cách viết toạ độ địa lí của một địa điểm và ý nghĩa của mạng lưới kinh vĩ tuyến.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét về vị trí của Trái Đất.
Rèn luyện kĩ năng xác định các yếu tố trên quả địa cầu. 
3. Thái độ, tình cảm:
Có niềm tin vào khoa học, có ý thức khám phá thế giới xung quanh.
Tin vào sự tồn tại khách quan của các hiện tượng, sự vật tự nhiên.
Thiết bị dạy học.
- Quả địa cầu, tranh vẽ về Trái đất và các hành tinh.
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức: (1/)
Giới thiệu:	(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV: Treo tranh TĐ và các hành tinh lên bảng và yêu cầu HV quan sát kết hợp với SGK.
Cho HV thảo luận nhóm với yêu cầu: “ Kể tên 9 hành tinh trong hệ MT và cho biết TĐ nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần MT ?”
GV: Quan sát, hướng dẫn HV làm việc.
Cho một số nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
H: Cho biết ngoài 9 hành tinh trên, trong hệ MT còn có những thiên thể nào?
GV: Cho HV trả lời tìm ra một số thiên thể (Mặt trăng )
GV: Chuyển ý: bằng cách đặt câu hỏi: Vị trí thứ
10/
1. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
TĐ ở vị trí thứ 3 trong 9 hành tinh theo thứ tự xa dần MT.
3 của TĐ có ý nghĩa như thế nào?
GV: Hướng dẫn : vị trí thứ 3 có ý nghĩa giúp cho TĐ có được sự sống.
GV: Vậy TĐ có hình dạng và kích thước như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 2.
- Là hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ MT.
Hoạt động 2.
GV: Cho HV quan sát hình TĐ ở trang 5 SGK, kết hợp với quả địa cầu.
H: TĐ có hình dạng như thế nào?
- GV giới thiệu về quả địa cầu
* Cho HV quan sát hình 2 SGK.
H: Nêu độ dài của đường xích đạo và bán kính TĐ ?
H: Từ số liệu trên cho biết kích thước của TĐ như thế nào?
- Cho HV trả lời GV chẩn xác kiến thức.
- Cho HV xác định đường xích đạo trên quả địa cầu.
* Quan sát hình 3 SGK kết hợp với quả địa cầu.
H: Cho biết đường nối liền 2 cực Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? 
H: Đường tròn trên quả địa cầu vuông góc với đường kinh tuyến là những đường gì?
H: Vậy đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường như thế nào?
- HV trả lời, nhận xét. GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
- GV: giảng giải về hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu và nhấn mạnh hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu chỉ là quy ước. Ngoài thực tế không có những đường này.
- GV: Giảng về kinh vĩ tuyến gốc và nhấn mạnh ý nghĩa phân chia ra nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây
* Cho HV xác định kinh vĩ tuyến gốc, xác định nửa cầu Bắc, Nam, Đông, Tây trên quả địa cầu.
- GV giới thiệu về nơi kinh tuyến gốc đi qua và đường vĩ tuyến gốc.
H: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
- GV: hướng dẫn HV trả lời và chuẩn xác kiến thức (1800).
H: Hệ thống kinh vĩ tuyến có ý nghĩa như thế nào?
- GV: Hướng dẫn HV trả lời. Tìm ra ý nghĩa quan trọng nhất là xác định vị trí các địa điểm trên quả địa cầu.
GV tổng kết bài học.
28/
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến.
a. Hình dạng.
- TĐ có hình cầu.
- Qủa địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ.
b. Kích thước.
 TĐ có kích thước rất lớn. Độ dài đường xích đạo là 40.076 km, bán kính dài 6.370 km.
c. Hệ thống kinh vĩ tuyến.
- Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam trên quả địa cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến.
- Trên quả địa cầu có 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến.
- Các kinh, vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu đều được ghi số 00.
- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh).
- Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo
- Hệ thống kinh vĩ tuyến giúp chúng ta xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả địa cầu.
 4. Củng cố:(4/)	GV cho HV xác định trên QĐC kinh, vĩ tuyến gốc, các nửa cầu và đọc bài đọc thêm.
 5. Dặn dò:(1/)	Học bài, làm các câu hỏi bài tập SGK (GV hướng dẫn). Soạn trước bài 2 và bài 3.
Tuần 2/ Tiết 2 Ngày soạn: 23/9/2008
Bài 2: BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN BỀ MẶT HÌNH CẦU CỦA TRÁI ĐẤT LÊN MẶT PHẲNG. TỈ LỆ BẢN ĐỒ. (Bài 2 và bài 3 trong SGK)
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HV cần:
Trình bày được khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau.
Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách và dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
Hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ và cách biểu hiện tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính toán số liệu, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng so sánh.
Kĩ năng phân biệt được các phép chiếu đồ, đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ.
3. Thái độ, tình cảm:
- Ý thức tôn trọng khoa học hiện đại, nhìn nhận đúng đắn về các thành tựu của con người.
Thiết bị dạy học.
- Quả địa cầu, bản đồ thế giới, châu lục, bán cầu (Đông, Tây)
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	 GV sử dụng lời tựa ở đầu bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
* GV: Treo bản đồ thế giới lên bảng, cho HV quan sát, so sánh hình dáng các lục địa trên bản đồ với hình vẽ trên quả địa cầu.
- GV: gợi ý chúng đều là hình ảnh thu nhỏ của TĐ.
H: Chúng khác nhau ở điểm nào?
- GV: Gợi ý: bản đồ vẽ trên mặt phẳng, quả địa cầu được vẽ trên mặt cong.
H: Hình vẽ trên bề mặt cong của quả địa cầu nếu dàn phẳng ra mặt giấy thì sẽ như thế nào? 
H: So sánh H.4 và H.5 bạn thấy khác nhau ở điểm nào?
- GV: Hướng dẫn, dẫn dắt HV so sánh diện tích đảo Grơn-len và lục địa Nam Mỹ.
H: Vậy bản đồ là gì?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức:
H: Tìm sự khác nhau về phương hướng, hình dạng, diện tích của châu Á trên bản đồ và trên quả địa cầu?
- GV: Hướng dẫn HV trả lời, nhận xét.
- GV: Tổng hợp và chuẩn xác kiến thức : Phương pháp chiếu đồ nào cũng có nhược điểm. Với các phương pháp chiếu đồ khác nhau, các bản đồ sẽ có lưới kinh vĩ tuyến khác nhau.
H: Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở các biểu đồ hình 5, 6, 7 ?
GV giới thiệu một số phép chiếu đồ và ưu, nhược điểm của nó (Mec-ca-tô).
GV: Chuyển ý : Như vậy để vẽ được bản đồ người ta phải chuẩn bị những gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần 2.
Hoạt động 2
-GV: Để vẽ được những bản đồ chính xác hơn, người ta đã không dùng phương pháp chiếu các điểm trên mặt cong lên giấy, mà lập ra các phương pháp chiếu đồ dựa vào toán học để vẽ.
VD: Chiếu đồ có các đường kinh tuyến chụm ở cực, chiếu đồ bán cầu,
GV : Cho HV đọc SGK phần 2.
H: Để vẽ được bản đồ, người ta phải làm những việc gì?
-HV trả lời, nhận xét, bổ sung .
GV tổng hợp, nhận xét và chuẩn xác kiến thức 
Hoạt động 3:
GV cho HV quan sát 2 lược đồ cùng 1 lãnh thổ nhưng có tỉ lệ khác nhau (Hình 8 và H: 9).
Yêu cầu HV đọc mục 1 SGK.
H: Tỉ lệ bản đồ là gì ? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ?
GV hướng dẫn HV trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV giảng giải : Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực địa.
GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức
GV treo 2 bản đồ có cách thể hiện tỉ lệ khác nhau lên bảng.
Yêu cầu HV quan sát kết hợp với H.8, H.9 trong SGK.
H: Có các dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ nào ?
HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và kết luận.
GV: Giải thích 2 loại tỉ lệ trên.
H: Cho biết 1 cm trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa ?
GV cho HV tính toán. GV đưa ra số liệu đúng.
H: Quan sát H.8 và H.9 cho biết 1 cm trên bản đồ bằng bao nhiêu m trên thực địa ?
H: bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn ?
GVHD: Mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của nó càng cao.
GV cho HV đọc SGK để biết sự phân loại bản đồ theo tỉ lệ.
GV cho HV xếp các bản đồ dùng ở trên lớp trong giờ dạy vào từng loại, dựa vào cách phân loại bản đồ theo tỉ lệ.
GV yêu cầu HV dựa vào SGK nêu trình tự cách đo tính khoảng cách dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ.
GV cho HV thực hành : Đo tính khoảng cách thực tế dựa vào số tỉ lệ trên bản đồ theo bài tập ở cuối mục trong SGK.
GV dựa vào bài tập trong SGK đưa ra một số bài tập cho HV làm.
GV nhắc HV đo đạc khoảng cách theo đường chim bay từ đie ... ùi độ, tình cảm:
Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
Có tinh thần khai thác, sử dụng đất hợp lí, hiệu quả.
II. Thiết bị dạy học.
Tranh ảnh về mẫu đất.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV cho HV quan sát H. 66 SGK. Cho HV nhận xét về độ dày của các tầng trong mẫu đất.
GV giảng về lớp đất trên bề mặt các lục địa, về khái niệm đất (thổ nhưỡng) và đất trồng.
Hoạt động 2:
Cho HV đọc mục a phần 2.
H: Đất có những thành phần nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
H: Cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất ?
5/
20/
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.
- Trên bề mặt Trái Đất có 1 lớp vật chất mỏng. Đó là lớp đất (thổ nhưỡng).
- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
a. Thành phần của thổ nhưỡng.
- Lớp đất nào cũng có 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng.
+ Thành phần hữu cơ.
Thành phần khoáng.
HV trả lời, nhận xét. GV nhận xét, bổ xung và chuẩn xác.
Cho HV đọc mục b trong SGK.
H: Cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Chất mùn là gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và giải thích về vai trò của chất mùn.
H: Ngoài các thành phần trên, trong dất còn có thành phần nào ?
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
GV giới thiệu về vai trò của các thành phần trong đất.
GV cho HV hoạt động cá nhân với yêu cầu: “Tìm đặc điểm của thổ nhưỡng”?
Cho 1 số HV trả lời, nhận xét, bổ xung.
GV tổng hợp và chuẩn xác.
H: Độ phì có vai trò như thế nào ?
HV trả lời. GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
H: Trình bày 1 số biện pháp làm tăng độ phì cho đất mà em biết ?
HV trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác và giáo dục cho HV việc bảo vệ, cải tạo làm cho đất tốt.
Hoạt động 3:
Cho HV đọc mục 3 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Tìm các nhân tố hình thành đất”?
GV hướng dẫn và quan sát HV thảo luận. Cho 1 số HV lên trình bày, nhận xét, bổ xung. GV nhận xét, bổ xung và chuẩn xác.
GV liên hệ đất ở Tây Nguyên.
H: Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhân tố nào ?
HV trả lời, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
GV giới thiệu tác động tích cực và tiêu cực của con người đến việc hình thành các loại đất xấu tốt. GV tổng kết.
10/
- Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to nhỏ khác nhau.
Thành phần hữu cơ.
- Chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu trong tầng trên cùng, tầng này có màu xám thẫm hoặc đen, là màu của chất mùn.
Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.
b. Đặc điểm của thổ nhưỡng.
- Có độ phì.
Có vai trò quan trọng trong canh tác nông nghiệp của con người.
3. Các nhân tố hình thành đất.
- Gồm: Đá mẹ(đá gốc), sinh vật, khí hậu:
+ Đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Có nhiều loại đá mẹ khác nhau sinh ra nhiều loại đất khác nhau.
+ Sinh vật: Là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu: Là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và hữu cơ trong đất.
- Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian hình thành đất.
	4. Củng cố:(4/)	Cho HV nhắc lại nội dung bài học. GV hướng dẫn HV làm bài tập.
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, làm các câu hỏi bài tập. Chuẩn bị trước bài 27, vẽ hình 66 vào vở.
Tuần 31/ Tiết 31 Ngày soạn: 15/03/2006
Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ 
THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
Mục tiêu:
1. Kiến thức: HV cần :
Biết được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.
Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực, động vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ thực, động vật trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và rút ra nhận xét.
3. Thái độ, tình cảm :
Có ý thức bảo vệ nguồn động, thực vật trên Trái Đất, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm.
Hiểu được hành động phá rừng là nguyên nhân dẫn đến một số hiện tượng như: xói mòn đất, thay đổi khí hậu
II. Thiết bị dạy học.
Tranh ảnh động, thực vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan trên thế giới.
Băng hình.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HV đọc mục 1 SGK.
H: Lớp vỏ sinh vật là gì ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
GV giới thiệu tranh về thực, động vật.
Hoạt động 2:
GV cho HV đọc phần a mục 2 SGK. Quan sát hình 67, 68 và tranh treo bảng.
H: Cho biết sự phát triển của thực vật ở 2 nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao lại như vậy?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và giảng giải về sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với thực vật qua hình vẽ. GV lấy ví dụ và chuẩn xác.
H: Ngoài khí hậu, thực vật còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác.
GV lấy ví dụ chứng minh và liên hệ thực tế.
Cho HV quan sát H. 69, 70 SGK.
H: Cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền ? Vì sao các loài động vật giữa 2 miền lại có sự khác nhau ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng giải và kết luận.
H: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Hãy kể tên một số loài động vật ngủ đông và di cư theo mùa ?
HV trả lời. GV giảng giải thêm và chuẩn xác.
Cho HV đọc mục c SGK.
GV cho HV hoạt động cá nhân với yêu cầu: “Thực vật và động vật có quan hệ với nhau như thế nào ? Cho ví dụ ?
GV hướng dẫn, quan sát HV làm việc.
Cho HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác.
GV lấy ví dụ về quan hệ giữa động vật và thực vật.
Hoạt động 3:
GV cho HV quan sát tranh ảnh : “Hoạt động sản xuất của con người có ảnh hưởng đến sự phân bố động, thực vật”
Cho HV đọc SGK mục 3.
Cho HV thảo luận nhóm với nội dung:“Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố động thực vật như thế nào?”
GV hướng dẫn HV tìm hiểu theo 2 hướng tích cực và tiêu cực.
Cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác.
H: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong ?
HV trả lời, nhận xét. GV giảng giải và chuẩn xác kiến thức.
H: Vậy con người phải làm gì ?
HV trả lời, GV giảng và giáo dục HV bảo vệ động, thực vật và chuẩn xác.
H: Lấy ví dụ về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đến động, thực vật ?
HV trả lời. GV chuẩn xác và giáo dục, liên hệ thực tế ở địa phương.
GV tổng kết toàn bài.
5/
20/
10/
1. Lớp vỏ sinh vật.
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất, ở trong các lớp đất đá, không khí, nước tạo thành lớp vỏ sinh vật (Sinh vật quyển).
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật.
a. Đối với thực vật.
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật. Tuỳ theo đặc điểm ở mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau, mức độ nhiều hay ít cũng khác nhau.
- Ngoài khí hậu còn có địa hình, đặc điểm của đất cũng ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật.
b. Đối với động vật.
- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa.
c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật.
- Thực vật và động vật có quan hệ chặt chẽ, tương tác với nhau. sự phân bố của thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật.
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
- Con người có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến sự phân bố của động, thực vật.
- Con người phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ những vùng sinh sống của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
	4. Củng cố:(4/)	GV cho HV nhắc lại nội dung bài học. GV hướng dẫn làm bài tập.
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, làm các câu hỏi bài tập. Ôn tập hệ thống kiến thức từ bài 15 đến hết bài 27. Giờ sau tổng kết.
Tuần 32/ Tiết 32 Ngày soạn: 22/03/2006
TỔNG KẾT
Mục tiêu:
1. Kiến thức: HV cần :
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và rút ra nhận xét.
3. Thái độ, tình cảm :
II. Thiết bị dạy học.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_1_32.doc