Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn địa lí 6.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

2. Phẩm chất

Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6.

b) Nội dung:

Gv cho Hs quan sát quả Địa cầu và trả lời các câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?

c) Sản phẩm:

HS trình bày được các hiểu biết của mình về Trái Đất.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS xem quả địa cầu và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?

Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp.

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, các kĩ năng được hình thành của môn địa lí 6

a) Mục đích:

- Biết được nội dung chính của môn địa lí 6.

- Giúp Hs hình thành và rèn luyện các kĩ năng của môn địa lí ở lớp 6.

b) Nội dung:

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì?

+ Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì?

c) Sản phẩm:

- Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.

- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất.

- Nội dung về bản đồ

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng: bản đồ, thu thập, phân tích số liệu, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức liên hệ thực tế, .

 

docx 131 trang cucpham 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn địa lí 6.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.
2. Phẩm chất
Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích: 
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6.
b) Nội dung: 
Gv cho Hs quan sát quả Địa cầu và trả lời các câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?
c) Sản phẩm: 
HS trình bày được các hiểu biết của mình về Trái Đất.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem quả địa cầu và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?
Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp.
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, các kĩ năng được hình thành của môn địa lí 6 
a) Mục đích:
- Biết được nội dung chính của môn địa lí 6.
- Giúp Hs hình thành và rèn luyện các kĩ năng của môn địa lí ở lớp 6.
b) Nội dung:
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì?
+ Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì?
c) Sản phẩm:
- Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất.
- Nội dung về bản đồ 
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng: bản đồ, thu thập, phân tích số liệu, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức liên hệ thực tế, ...
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Trái Đất.........trong cuộc sống” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì?
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Môn Địa lí .........thêm phong phú” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì
Bước 2: HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Giới thiệu quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và giới thiệu về bản đồ.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học môn địa lí
a) Mục đích:	
Biết được các phương pháp giúp học tốt môn địa lí 6.
b) Nội dung:
Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào?
c) Sản phẩm:
- Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.
- Liên hệ thực tế vào bài học.
- Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ cùng thảo luận câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào?
Bước 2: Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến.GV theo dõi hỗ trợ.
Bước 3: Đại diện các nhóm học sinh đưa ra ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
Củng cố kiến thức về môn Địa lí 6
b) Nội dung:
Nghe và trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học.
Câu 1. Nội dung nào sau đây không nằm trong chương trình lớp 6?
A. Trái Đất.	
B. Bản đồ.
C. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.	
D. Thành phần nhân văn của môi trường.
Câu 2. Kĩ năng nào sau đây chưa hình thành ở lớp 6?
A. Đọc bản đồ.	
B. Vẽ biểu đồ.
C. Thu thập, phân tích, xử lí thông tin.	
D. Giải quyết vấn đề.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng?
 Để học tốt môn Địa lí
A. Liên hệ thực tế vào bài học.
B. Chỉ cần khai thác thông tin từ bản đồ.
C. Khai thác cả kênh hình và kênh chữ trong SGK.
D. Tham khảo thêm tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Sản phẩm:
Câu 1: D. 
Câu 2: B. 
Câu 3: B.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV đọc câu hỏi
Bước 2: HS trả lời cá nhân và HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 3: Gv chốt lại kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau
b) Nội dung:
Định hướng nội dung cho tiết học sau.
c) Sản phẩm:
- Tìm hiểu bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
+ Tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
+ Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh vĩ tuyến.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài mới.
Bước 2: HS về nhà thực hiện
Bước 3: GV kiểm tra mức độ soạn bài của HS vào tiết học sau.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết các quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyếh Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam. 
- Biết được cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất
- Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Phân tích hình ảnh, bản đồ để xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời và xác định được các kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.
+ Phân tích hình ảnh nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất
+ Khai thác văn bản sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung và Trái Đất.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
- Nhân ái: biết cảm thông và chia sẻ với các nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của GV
- H1,2,3 SGK phóng to
- Quả địa cầu
- Các video về nghiên cứu Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng, sự va chạm các mảng lục địa.
- Bảng phụ, bản đồ.
Chuẩn bị của HS
Sách giáo khoa, tập viết để ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (6 phút)
a) Mục đích:
- Tạo phấn khởi cho Hs trước khi vào bài mới.
- Cho các em nhận thức ban đầu về hình dạng của Trái Đất.
b) Nội dung:
- Học sinh lắng nghe nội dung câu chuyện của Gv tóm tắt để trả lời các câu hỏi liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi
+ Không đồng nhất.
+ Chưa đúng với kiến thức khoa học.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dày
Qua câu chuyện Em nhận thấy quan niệm của người xưa về hình dạng của Trái đất như thế nào?
 Quan niệm đó có đúng với kiến thức khoa học không?
Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (70 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (10 phút)
a) Mục đích:
- Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
b) Nội dung:
- Hs đọc đoạn văn bản SGK trang 6 kết hợp quan sát hình 1 để xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Nội dung chính:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ HMT gồm 8 hành tinh (sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương)
+ Trái Đất nằm vị trí thứ 3.
+ Không. Vì khoảng cách không thích hợp để nước tồn tại ở thể lỏng.
+ Không
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ. Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi:
Hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời?
Nếu Trái Đất không nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì Trái Đất có sự sống không? Vì sao?
Ngoài hệ Mặt Trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giống Trái Đất của chúng ta không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
Bước 3: Học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước cuả Trái Đất (12 phút)
a) Mục đích: 
- Xác định được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 1 và hình 2 kết hợp với đoạn văn bản SGK trang 7, 8 để tìm hiểu về hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Nội dung chính:
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
a. Hình dạng:
 - TĐ có dạng hình cầu .
b. Kích thước:
 - TĐ có kích thước rất lớn
+ Bán kính:6370 km.
+ Đường Xích đạo dài 40076 km.
c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến 
- Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau
 - Các đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến là những đương vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về  ... rên bề mặt các lục địa.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
a. Thành phần của đất
-Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng to nhỏ khác nhau
- Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng
- Nước
- Không khí
b. Đặc điểm của đất
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí và các chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: em thường thấy đất có ở những đâu?
 - Quan sát hình vẽ, kết hợp với hiểu biết thực tế của bản thân, em hãy cho biết đất là gì? 
- Theo em, trong các tầng đất trên, tầng nào quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật? Vì sao?
Bước 2. HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: HS đọc SGK cho biết các thành phần của đất? Đặc điểm, vai trò của từng thành phần? 
Bước 4.  HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 5: Gv nhận xét chốt ý mở rộng.
Độ phì là gì? Con người đã làm gì để tăng độ phì?
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng (15 phút)
a) Mục đích:
- Kể tên  được 5 nhân tố hình thành đất.
- Trình bày được vai trò của đá mẹ, sinh vật, khí hậu đến quá trình hình thành đất. 
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 78, 79 kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành sản phẩm của nhóm mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, chia lớp thành 5 nhóm
Nhiệm vụ tìm hiểu của từng nhóm. Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới việc hình thành đất.
Nhóm 1: Đá mẹ 
Nhóm 2: Sinh vật
Nhóm 3: Khí hậu
Nhóm 4: Địa hình
Nhóm 5: Thời gian 
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm. Trình bày ra giấy A2.
Bước 3: Hs trình bày sản phẩm trước lớp, nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 1. GV tổ chức trò chơi: 
Bước 2: HS động não suy nghĩ và trả lời câu hỏi của HS.
Bước 3. GV nhận xét , khen ngợi HS
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu:
- Tìm những giải pháp nhằm nâng cao độ phì cho đất. 
- Yêu cầu hs học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
-Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
- Giải thích được tại sao sao mỗi một khu vực trên trái đất lại có những sinh vật nhất định.  
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh, khai thác văn bản.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh khác nhau về các cảnh quan trên Thế giới. 
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và và quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Qua hình ảnh đó hãy cho biết những hiểu biết của mình về giới sinh vật trên Trái Đất?
Bước 2: Học sinh trả lời.
Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu lớp vỏ sinh vật (5 phút)
a) Mục đích:
Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 80 kết hợp quan sát các hình ảnh và hiểu biết của mình để hoàn thanh phiếu học tập.
Nội dung chính
1. Lớp vỏ sinh vật
- Khái niệm: Lớp vỏ sinh vật hay sinh vật quyển là lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất, được hình thành từ các sinh vật sống trong các lớp nước, không khí và đất đá.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành các nhóm  nhỏ và phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh điền tên các loài sinh vật và đánh dấu x  vào các ô  tương ứng; thời gian hoàn thành là 3 phút.
HÌNH ẢNH
TÊN GỌI
ĐÃ TUYỆT CHỦNG CHƯA?
SỐNG Ở
TRÊN TRỜI
TRÊN CẠN
DƯỚI NƯỚC
Bước 2: Qua hoạt động ở bước 1, giáo viên dẫn dắt các câu hỏi để HS trả lời
Những sinh vật đơn giản nhất bắt đầu xuất hiện từ lúc nào? 
Theo em tại sao có những loài bị tuyệt chủng?
Em hãy cho biết sinh vật có thể sống ở các môi trường nào?
=> Nêu khái niệm lớp vỏ sinh vật?
Bước 3: Hs trả lời câu hỏi.
Bước 4: Gv chốt kiến thức cho học sinh.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 80, 81 kết hợp quan sát các hình ảnh và hiểu biết của mình để hoàn thanh phiếu học tập.
Nội dung chính
 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực - động vật:
a. Đối với thực vật: 
- Khí hậu: Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (lượng mưa, nhiệt độ)
- Địa hình:
+ Chân núi: Rừng lá rộng
+ Núi cao: Rừng lá kim
- Đất:
+ Phù sa: lúa, rau ...
+ Feralit: Cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp ...
b. Đối với động vật: 
- Ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn (vì động vật có khả năng di chuyển) 
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật 
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV giới thiệu H67, 68 
- Hãy cho biết sự khác nhau của thực vật ở 2 nơi này?
- Tại sao có sự khác nhau đó?
* Bước 2: Quan sát hình ảnh sau. Cho biết:
- Ngoài khí hậu ra còn yếu tố nào nữa?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
- Cho ví dụ về mỗi loại đất khác nhau sẽ có cây trồng phù hợp.
Liên hệ: Địa phương em có cây trồng nào? 
Cây lúa nước thích hợp với đất phù sa
Cây cà phê phù hợp với đất đỏ Badan và đất feralit
* Bước 3: Giáo viên dùng bộ câu hỏi để giúp học sinh thấy được sự phân bố của động  vật phụ thuộc vào yếu tố thực vật, nhiệt độ, nguồn thức ăn nhưng vì có khả năng di chuyển nên ít phụ thuộc hơn thực vật. 
Tại sao các loài sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới lại phong phú hơn ở hoang mạc? 
Em hãy kể tên một số loài động vật trốn rét bằng cách ngủ đông, cư trú theo mùa (gấu, chim...)
Cho ví dụ về mối quan hệ giữa thực vật và động vật? 
2.3. Hoạt động 3: Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được ảnh hưởng của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 82 kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Nội dung chính
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:
Tích cực
- Tìm giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để mở rộng sự phân bố
- Cải tạo giống để đạt -> hiệu quả kinh tế cao
=> Phát huy
Tiêu cực
- Phá rừng, săn bắt thú, ô nhiễm môi trường
- Thu hẹp nơi sinh sống của động - thực vật.
=> Ngăn chặn, nghiêm cấm 
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Gv chia lớp 8 nhóm. Thảo luận theo nội dung, 
+ Nhóm lẻ: Tìm những tác động tích cực của con người đến sự phân bố động vật - thực vật trên trái đất? Ví dụ?
+ Nhóm chẵn: Tìm những tác động tiêu cực của con người đến sự phân bố động vật - thực vật trên trái đất? Ví dụ? 
Bước 2: Hs làm việc theo nhóm trong thời gian 3 phút
Bước 3: Các nhóm thi đua liệt kê các hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đến sinh vật  bằng những cụm từ 2 đến 3 tiếng; giáo viên đánh giá so sánh các nhóm có cùng nội dung và chốt kiến thức;  mở rộng cho học sinh.
Bước 4: 
- Trước tình hình đó thì con người cần phải làm gì để bảo vệ động - thực vật? Liên hệ?
(sách đỏ, sách xanh ... )
Bước 5: Gv nhận xét, khen ngợi
Tích hợp giáo dục tình yêu thiên nhiên bảo vệ tài nguyên sinh vật cho học sinh.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Hãy nêu ảnh hưởng của tự nhiên và con người đối với sự phân bố thực - động vật trên Trái Đất?
Cho ví dụ về mối quan hệ giữa thực vật và động vật?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu:
- Yêu cầu hs học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK.
- Hướng dẫn học sinh về nhà học bài, ôn tập 
Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx