Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài mở đầu
Nội dung kiến thức:
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn địa lí 6.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.
2. Phẩm chất
Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6.
b) Nội dung:
Gv cho Hs quan sát quả Địa cầu và trả lời các câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?
c) Sản phẩm:
HS trình bày được các hiểu biết của mình về Trái Đất.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xem quả địa cầu và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất?
Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp.
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, các kĩ năng được hình thành của môn địa lí 6
a) Mục đích:
- Biết được nội dung chính của môn địa lí 6.
- Giúp Hs hình thành và rèn luyện các kĩ năng của môn địa lí ở lớp 6.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài mở đầu
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn địa lí 6. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học. 2. Phẩm chất Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6. b) Nội dung: Gv cho Hs quan sát quả Địa cầu và trả lời các câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất? c) Sản phẩm: HS trình bày được các hiểu biết của mình về Trái Đất. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem quả địa cầu và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất? Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp. Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, các kĩ năng được hình thành của môn địa lí 6 a) Mục đích: - Biết được nội dung chính của môn địa lí 6. - Giúp Hs hình thành và rèn luyện các kĩ năng của môn địa lí ở lớp 6. b) Nội dung: - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: + Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì? + Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì? c) Sản phẩm: - Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó. - Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. - Nội dung về bản đồ - Hình thành và rèn luyện kĩ năng: bản đồ, thu thập, phân tích số liệu, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức liên hệ thực tế, ... d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Trái Đất.........trong cuộc sống” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì? - Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Môn Địa lí .........thêm phong phú” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì Bước 2: HS đọc SGK và tìm câu trả lời. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Giới thiệu quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và giới thiệu về bản đồ. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học môn địa lí a) Mục đích: Biết được các phương pháp giúp học tốt môn địa lí 6. b) Nội dung: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào? c) Sản phẩm: - Khai thác cả kênh hình và kênh chữ. - Liên hệ thực tế vào bài học. - Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ cùng thảo luận câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào? Bước 2: Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến.GV theo dõi hỗ trợ. Bước 3: Đại diện các nhóm học sinh đưa ra ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: Củng cố kiến thức về môn Địa lí 6 b) Nội dung: Nghe và trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học. Câu 1. Nội dung nào sau đây không nằm trong chương trình lớp 6? A. Trái Đất. B. Bản đồ. C. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất. D. Thành phần nhân văn của môi trường. Câu 2. Kĩ năng nào sau đây chưa hình thành ở lớp 6? A. Đọc bản đồ. B. Vẽ biểu đồ. C. Thu thập, phân tích, xử lí thông tin. D. Giải quyết vấn đề. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng? Để học tốt môn Địa lí A. Liên hệ thực tế vào bài học. B. Chỉ cần khai thác thông tin từ bản đồ. C. Khai thác cả kênh hình và kênh chữ trong SGK. D. Tham khảo thêm tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng. c) Sản phẩm: Câu 1: D. Câu 2: B. Câu 3: B. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV đọc câu hỏi Bước 2: HS trả lời cá nhân và HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 3: Gv chốt lại kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau b) Nội dung: Định hướng nội dung cho tiết học sau. c) Sản phẩm: - Tìm hiểu bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất. + Tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. + Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh vĩ tuyến. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài mới. Bước 2: HS về nhà thực hiện Bước 3: GV kiểm tra mức độ soạn bài của HS vào tiết học sau.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_bai_mo_dau.docx