Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Phân biệt được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi.

- Trình bày được được giá trị kinh tế đồng bằng, cao nguyên và đồi

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích tranh ảnh để phân biệt các dạng địa hình.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên VN và thế giới

- Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi bài và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh quan sát các hình ảnh và ghi tên các dạng địa hình.

c) Sản phẩm:

- Học sinh ghi ra tên các dạng địa hình.

+ Bờ biển, Đồng bằng, Cao nguyên, Đồi.

 

docx 7 trang cucpham 6440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo)

Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (Tiếp theo)
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo) 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Phân biệt được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi.
- Trình bày được được giá trị kinh tế đồng bằng, cao nguyên và đồi 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích tranh ảnh để phân biệt các dạng địa hình.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên VN và thế giới
- Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi bài và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát các hình ảnh và ghi tên các dạng địa hình.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra tên các dạng địa hình.
+ Bờ biển, Đồng bằng, Cao nguyên, Đồi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV đưa ra các hình ảnh yêu cầu Hs quan sát và ghi ra tên dạng địa hình của hình 1, 2, 3, 4.
Châu thổ của sông Dvina, chảy vào Biển Trắng ở Nga.
Đồng bằng sông Cửu Long
(Việt Nam)
Cao nguyên Mộc Châu (Việt Nam)
Đồi chè Phú Thọ (Việt Nam)
Bước 2: Hs quan sát trao đổi điền dạng địa hình tương ứng gắn với hình 1, 2, 3, 4, tranh luận giữa các nhóm
Bước 3: GV nhận xét, dẫn dắt Hs vào tìm hiểu tiếp 3 dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dạng địa hình bình nguyên (đồng bằng) (15 phút)
a) Mục đích:
- Biết được dạng địa hình đồng bằng.
- Trình bày được giá trị kinh tế của đồng bằng.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 39, 40 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình bình nguyên.
Nội dung chính
1. Bình nguyên (Đồng bằng)
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gơn sóng có độ cao tuyệ đối dưới 200m
- Gồm hai dạng:
+Bình nguyên do băng hà bào mòn.
+Bình nguyên bồi tụ do phù sa các con sông bồi tụ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Đặc
điểm
Bình nguyên (đồng bằng)
Độ cao
Độ cao tuyệt đối < 200m (đồng bằng có độ cao tuyệt đối 500m)
Đặc điểm hình thái
Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ:
+ Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng.
+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (châu thổ)
Kể tên một số nổi tiếng
- Đồng bằng bào mòn: đồng bằng phía Bắc Âu, Canađa
- Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (VN)
Giá trị kinh tế
- Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV yêu cầu quan sát hình ảnh, hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1, 3
Địa hình 
Bình nguyên (đồng bằng)
Khái niệm 
Độ cao 
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2, 4
Địa hình 
Bình nguyên (đồng bằng)
Phân loại 
Thế mạnh kinh tế 
Bước 2: Hs thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét. 
Bước 4: Giáo viên nhận xét và mở rộng giá trị kinh tế của đồng bằng; chốt kiến thức của mục 1. 
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu dạng địa hình cao nguyên (10 phút)
a) Mục đích:
- Biết đặc điểm dạng địa hình cao nguyên.
- Trình bày được giá trị kinh tế của cao nguyên.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 40, 41 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình cao nguyên.
Nội dung chính
- Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.
- Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sống, sườn dốc.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Đặc điểm
Cao nguyên
Độ cao
Độ cao tuyệt đối 500m
Đặc điểm hình thái
- Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- Sườn dốc 
Kể tên khu vực nổi tiếng
- Cao nguyên Pleiku, Kontum
Gía trị kinh tế
Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia hs thành các nhóm nhỏ (thời gian 3 phút)
PHIẾU HỌC TẬP – HOẠT ĐỘNG 2
Quan sát hình ảnh, kết hợp SGK và phần đầu (tình huống xuất phát), viết 1 đoạn mô tả về cao nguyên gồm:
Độ cao
Mô tả bề mặt của cao nguyên. 
Thuận lợi trồng những cây gì? Nuôi con gì? 
Bước 2: Hs các nhóm trao đổi viết báo cáo, trình bày, bổ sung cho nhau
Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dạng địa hình đồi (10 phút)
a) Mục đích:
- Biết đặc điểm dạng địa hình đồi.
- Trình bày được giá trị kinh tế của đồi.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 40 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình đồi.
Nội dung chính
- Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
- Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. cây ăn quả.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy những điểm giống và khác nhau của địa hình đồi với cao nguyên và đồi với bình nguyên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. GV yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh, kết hợp SGK hoặc phần bổ sung trong hộp thông tin, tìm ra những nét giống và khác của dạng địa hình đồi với cao nguyên, đồi và bình nguyên; giáo viên ghi nhanh trên bảng. HỘP THÔNG TIN
Đồi là một dạng địa hình dương được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Đá mẹ thường là loại chịu ảnh hưởng mạnh của phong hóa như đá trầm tích cơ học, magma... Đồi thường có độ dốc nhỏ và có lượng tàn tích hữu cơ cao đẫn đến sự có mặt phổ biến của các loại cây và sinh vật. Đồi có độ cao thường không quá 200m.
Giữa miền núi và bình nguyên (đồng bằng) thường có một vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi. Đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành vùng.
Bước 2: Sau khi học sinh nêu nhanh các ý kiến, giáo viên phân tích loại trừ ý sai/ chốt ý với các ý kiến chính xác. 
Bước 3: GV nhận xét, chốt ý và mở rộng dạng địa hình phổ biến ở Việt Nam là vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, tiêu biểu là đồi chè ở Phú Thọ.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu trắc nghiệm. (1C, 2D)
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Câu 1: Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là:
   A. Sông Thái Bình, sông Đà
   B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
   C. Sông Cửu Long, sông Hồng
   D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Câu 2: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
   A. Từ 300 – 400m
   B. Từ 400- 500m
   C. Từ 200 – 300m
   D. Trên 500m
Bước 2: Hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 3: Giáo viên tổng kết, khen ngợi.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thiết kế được một sản phẩm trên giấy A4
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ
Thiết kế giá trị kinh tế tốt nhất cho mỗi dạng địa hình đã học.
Bước 2. HS tiếp nhận vấn đề về nhà tìm hiểu. 
Bước 3: Gv tổng kết.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_bai_14_dia_hinh_be_mat_trai.docx