Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"
1.Tác giả
- KL là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông chuyên viết truyện ngắn và có biệt tài tạo tình huống truyện
- Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống, con người ở thôn quê.
- “Làng” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Trong tác phẩm này, bằng tình huống truyện độc đáo, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả đã khắc hoạ thành công tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: truyện ngắn “Làng” được viết vào năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b.Tóm tắt
- Truyện “Làng” của KL kể về ông Hai –là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình nhưng lại phải đi tản cư. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương, tự hào hãnh diện khoe về cái làng của mình, vui mừng thấy quân ta thắng lợi ở khắp nơi.
- Tại quán nước, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc từ một người đàn bà tản cư, ông rất khổ tâm và xấu hổ.
- Về nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Suốt mấy ngày, ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy
- Khi mụ chủ nhà đã đuổi khéo, ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Rồi ông quyết định: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông đau khổ tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình.
- Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá.
Có thể nói truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gay gắt. Từ đó mà nhân vật bộc lộ được cả tình yêu làng và tình yêu nước. Đồng thời, tác phẩm còn cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
c.Bố cục: 3 phần
- Từ đầu->ruột gan ông cứ múa cả lên: trước khi nghe tin làng theo giặc
- Tiếp -> vợi đi được đôi phần: khi nghe tin làng theo giặc
- Còn lại: khi nghe tin cải chính
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Làng"
LÀNG -Kim Lân- I/ Khái quát chung 1.Tác giả KL là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông chuyên viết truyện ngắn và có biệt tài tạo tình huống truyện Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống, con người ở thôn quê. “Làng” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Trong tác phẩm này, bằng tình huống truyện độc đáo, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả đã khắc hoạ thành công tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời: truyện ngắn “Làng” được viết vào năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. b.Tóm tắt Truyện “Làng” của KL kể về ông Hai –là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình nhưng lại phải đi tản cư. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương, tự hào hãnh diện khoe về cái làng của mình, vui mừng thấy quân ta thắng lợi ở khắp nơi. Tại quán nước, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc từ một người đàn bà tản cư, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Suốt mấy ngày, ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy Khi mụ chủ nhà đã đuổi khéo, ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Rồi ông quyết định: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông đau khổ tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Có thể nói truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gay gắt. Từ đó mà nhân vật bộc lộ được cả tình yêu làng và tình yêu nước. Đồng thời, tác phẩm còn cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. c.Bố cục: 3 phần - Từ đầu->ruột gan ông cứ múa cả lên: trước khi nghe tin làng theo giặc - Tiếp -> vợi đi được đôi phần: khi nghe tin làng theo giặc - Còn lại: khi nghe tin cải chính c.Tình huống truyện - Tình huống: Tác phẩm « Làng » của Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện vô cùng độc đáo: Ông Hai – nhân vật chính trong truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình nhưng phải đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, hãnh diện, tự hào khoe về làng mình. Ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc từ những người tản cư dưới xuôi lên. -Tác dụng Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt. Trong ông luôn có sự xung đột giữa tình yêu làng quê với tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở ông Hai. Đồng thời cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tạo nút thắt gây sự giằng xé trong tâm trạng ông Hai, bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, khắc họa được chủ đề tác phẩm. Đây cũng là cách tạo nên sự cuốn hút, hấp dẫn cho tác phẩm. d.Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Chợ Dầu". Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ? Truyện xây dựng nhân vật chính – Ông Hai, luôn hướng về làng Chợ Dầu của mình (ông luôn yêu quý, tự hào, hãnh diện khoe về cái làng Chợ Dầu, đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc, sung sướng tột cùng khi nghe tin ấy được cải chính) nhưng Kim Lân lại đặt nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Chợ Dầu”. Vì: « Làng Chợ Dầu” là một danh từ riêng có ý nghĩa cụ thể. Nếu đặt tên như vậy thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Trong khi đó, dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" – một danh từ chung, là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả, bộc lộ chủ đề của văn bản. Nó vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, đồng thời ca ngợi được tình yêu làng quê, yêu đất nước tha thiết của tất cả những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. II/Phân tích 1.Nhân vật ông Hai * Giới thiệu khái quát Truyện “Làng” được viết vào năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện được kể bằng ngôi thứ 3, nhân vật chính là ông Hai. Truyện kể về ông Hai là người làng chợ Dầu nhưng buộc phải đi tản cư. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn nhớ, tự hào, hãnh diện khoe về cái làng của mình. Tại quán nước, ông Hai nghe tin làng Dầu làm Việt gian theo giặc từ 1 người đàn bà đi tản cư, ông rất đau xót và nhục nhã vô cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà, lo sợ. Khi mụ chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông, ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc, ông rất đau khổ tâm sự với đứa con nhỏ. Đột nhiên, ông chủ tịch làng ông lên cải chính là ông vui vẻ và phấn chấn,ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Có thể nói nhân vật ông Hai được đặt vào một tình huống éo le, đầy kịch tính. Từ đó mà tác giả khắc họa được diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai một cách sinh động. a.Trước khi nghe tin làng theo giặc Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc. Tình yêu ấy rất đặc biệt và cách thể hiện nó cũng rất độc đáo. Trước hết, tình yêu ấy được thể hiện ngay từ khi ông Hai chưa nghe tin làng theo giặc. Là người suốt cuộc đời ông sống, gắn bó máu thịt với quê hương vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Lòng ông đau đáu nhớ quê. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường đắp ụ “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!” Ở phòng thông tin, ông tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. + Ông nghe thấy: một em nhỏ xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa + Anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc. + Đội nữ du kích bắt sống một tên quan ngay giữa chợ. +Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa.. Những tin tốt lành đó làm cho ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Đó là biểu hiện tình yêu thương, gắn bó với làng của người nông dân với làng quê, có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng; hạnh phúc trước thành quả của cách mạng. b.Khi nghe tin làng theo giặc: Đặc biệt, tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ chi tiết hơn khi tác giả đặt ông vào tình huống vô cùng gay gắt: ông nghe đươc tin làng theo giặc từ những người tản cu đang trò chuyện ven đường. Mới nghe: Là một người yêu cái làng, luôn hãnh diện, say mê khoe về làng mình như vậy nhưng đột nhiên ông Hai lại nghe được cái tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà tản cư. Đối với ông, tin này quá đột ngột khiến ông vô cùng sững sờ, xấu hổ, uất ức, tái tê: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Trời ơi, niềm tự hào về làng thế là đã sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy! Sau giây phút choáng váng ấy, ông chèm chẹp miệng, trả tiền nước vươn vai nói to “Hà, nắng gớm về nào”. Là người rất thích kể về làng, rất thích nghe tin tức kháng chiến trong đó có tin tức về làng mình thế mà giờ ông Hai phải giả vờ k liên quan, giả vờ lảng về, “cúi gằm xuống mà đi”. -> Có lẽ ông ra về vì ông đang vô cùng đau khổ nên ông k muốn nghe, vì ông sợ người ta phát hiện ra mình là người làng CD người ta sẽ nhìn ông với con mắt khinh bỉ, coi thường và ông k dám đối diện với những ánh mắt đó. Ông đã đi thẳng rồi. Nhưng tai ông thì vẫn nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của tiếng người đàn bà cho con bú: "Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !". Những lời nói ấy như những nhát dao chém vào ông, tim ông se thắt lại. Về nhà, Ông nằm vật ra giường, nỗi đau đớn, nỗi sợ hãi làm ông như người không còn chút sức sống nào nữa. Nghĩ đến những đứa con mà nước mắt ông trào ra. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục này.(Và ở đây, ta gặp nước mắt của người nông dân. Người nông dân khóc không phải vì nỗi niềm riêng của mình, của gđ mình mà vì nỗi niềm chung. Ông Hai biết đau nỗi đau của dân tộc, của đất nước.) Sau đó, ông rít lên “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà lại đi làm cái giống Việt gian bán nước.”. Ông Hai rít lên như để mắng bọn Việt gian - chính bọn chúng đã làm cho dân làng tủi hổ, đau đớn, làm ông phải khốn khổ thế này. Chao ôi, có biết bao nỗi căm giận của ông H trút vào lời độc thoại ấy! Rồi ông lại kiểm điểm từng người trong làng vì ông tin vào anh em đồng chí của ông, vì họ đã cùng ông kháng chiến. Nhưng ông cũng phân vân đặt ra hàng loạt câu hỏi: k có lửa làm sao có khói. Càng hoài nghi, bối rối ông càng đau khổ. Lòng ông như có lửa đốt. Chiều và đêm hôm đó, cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí căng thẳng, nặng nề, u ám, ảm đạm: Chiểu bà Hai về : bước uể oải, mặt bần thần; đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh; xếp hàng xong bà lẳng lặng ôm má nghĩ ngợi; Đêm, "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão”. “Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.” Còn ông Hai thì kh ... lên tình cảm với làng quê. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. Người nông dân lúc này đã bước ra khỏi ranh giới lũy tre làng để đến với 1 khái niệm lớn hơn đó là khái niệm đất nước, khái niệm dân tộc, cuộc kháng chiến của toàn dân. Đây chính là sự thay đổi lớn lao trong suy nghĩ của người nông dân với cách mạng, với kháng chiến. Quyết định dứt khoát là vậy nhưng ông Hai vẫn rất đau khổ, không biết trò chuyện với ai, ông đành trút nỗi lòng với đứa con út ngây thơ để tự giãi bày nỗi lòng mình. Ông hỏi con câu hỏi rất vu vơ “Thế nhà con ở đâu?” bởi đơn giản ông muốn được nghe về làng Chợ Dầu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý. Đồng thời ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ“nhà ta ở làng chợ Dầu”. Điều đó chứng tỏ tình yêu làng, nỗi nhớ quê hương luôn da diết, đau đáu, không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê trong ông Hai . Tiếp theo, ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ” . Dường như, ông Hai đang đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt của ông với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi. Trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn và luôn thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ “Anh em đồng chí có biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông” Tình cảm ấy thật là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng biết bao: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Như vậy, bằng những chi tiết tiêu biểu, chọn lọc; bằng cách đặt nhân vật vào một tình huống gay gắt; bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật hết sức chân thực, sinh động; KL đã diễn tả diễn biến tâm trạng của ông H từ chỗ bàng hoàng, sững sờ khi nghe tin làng mình theo giặc cho đến cảm xúc sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã đau đớn, xót xa rồi căm giận trào dâng đến hoài nghi bối rối, và cuối cùng là ám ảnh, tuyệt vọng. Càng trong tâm trạng đau đớn ấy, người đọc càng thấy ông Hai một lòng một dạ hướng về quê hương và một lòng một dạ hướng về kháng chiến. Đây cũng chính là yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong biến cố này. c.Khi nghe tin cải chính Đang vô cùng đau khổ trước cái tin làng mình theo giặc thì đột nhiên ông Hai lại được ông chủ tịch làng mình lên cải chính. Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, ông Hai vui mừng của vô bờ. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng cùa ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ông Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đối cùa trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy..." Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình. Mới đọc, ta thấy chi tiết này tưởng như rất vô lí bởi ngôi nhà là cả một tài sản rất lớn của mỗi người. Hơn thế, nó còn gắn với bao kỉ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi gia đình. Mất nó, ai mà chẳng đau đớn, xót xa? Nhưng đọc kĩ ta lại thấy rất có lí Bởi đó là bằng chứng hùng hồn cho thấy làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp, đó là làng kháng chiến to lớn biết chừng nào! Đối với ông Hai, tài sản riêng bị phá huỷ chắc hẳn ông cũng đau đớn lắm chứ, xót xa lắm chứ nhưng nó làm sao sánh được với danh dự thiêng liêng của làng mình vì dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại. Tuy ông Hai mất đi căn nhà - cơ nghiệp của cả đời mình nhưng bù vào đó ông lại có niềm tự hào về làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu quý. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia rõ ràng là chẳng thấm vào đâu. Dường như, niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của làng Dầu và có thế ta mới biết ông yêu làng quê tha thiết, sâu nặng và thiêng liêng biết bao nhiêu! Cũng qua chi tiết này chúng ta còn thấy tình yêu làng và yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm và việc làm của ông Hai. Hai tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện nhưng tình yêu nước đặt cao hơn, rộng lớn, bao trùm lên tình yêu làng. Đây là nét đẹp truyền thống và cũng là tinh thần thời đại. Như vậy, chi tiết khoe làng tuy mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân. Nhận xét chung Từ sự tìm hiểu trên ta thấy tình yêu làng là cơ sở, là biểu hiện hùng hồn nhất của tình yêu nước trong ông Hai. Quả đúng như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê làm nên lòng yêu Tổ quốc.” Nếu so với lão Hạc của Nam Cao hay chị Dậu của Ngô Tất Tố trước Cách mạng tháng Tám – những người nông dân cả cuộc đời đầu tắt mặt tối trong ruộng vườn thì nhân vật ông Hai đã có nhận thức rõ ràng về cách mạng, về kháng chiến. Ông đã nhận ra rằng : Đất nước còn thì làng còn, đất nước mất thì làng cũng mất. Đây không chỉ là sự thay đổi trong suy nghĩ người nông dân, mà còn là suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam thời điểm đó. Họ sẵn sàng hy sinh những cái riêng, những cái nhỏ vì sự nghiệp chung, vì cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Họ không hề quên đi cội nguồn của mình mà gìn giữ nơi ấy ở trong tim, biến thành động lực chiến đấu để giải phóng đất nước, giải phóng quê hương.. d.Nghệ thuật: Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ tài nghệ xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí của Kim Lân. Tác giả đã xây dựng được tình huống truyện vô cùng độc đáo để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Từ đó, ông miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật, bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, khắc họa được chủ đề tác phẩm. Nhà văn cũng vô cùng thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả cử chỉ hành động, khi thì độc thoại nội tâm, độc thoại, đối thoại để lột tả tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện rất linh hoạt, tự nhiên, lúc dềnh dàng, lúc đột ngột tùy theo diễn biến. VD1 (tâm trạng) : Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : « Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. thôi lại chuyện ấy rồi ». Khi tin đồn được cải chính thì « cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên ». VD2 : Miêu tả đúng các « phản ứng » bằng hành động của một người nông dân hiền lành, chất phác và chưa đọc thông, viết thạo : Khi muốn biết tin tức thì : « ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm ». Khi nghe tin làng theo giặc thì « ông Hai cứ cúi gằm mặt xuống mà đi » rồi « nắm chặt hai bàn tay mà rít lên : « chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ». Khi tin đồn được cải chính thì « ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin đồn ấy với mọi người. VD3 : Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong mối quan hệ với các nhân vật khác như : Bà Hai, các con, mụ chủ nhà. Bên cạnh đó, tác giả vốn am hiểu cuộc sống nông thôn nên ngôn ngữ của ông Hai là khẩu ngữ, rất bình dị và gần gũi, đậm chất nông dân. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân quả thực rất xứng đáng là một cây bút “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. (Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai, đặc biệt qua tình huống làng Chợ Dầu bị đồn là theo Tây. Nguyễn Minh Châu từng nói : “Tình huống là một loại sự kiện đặc biệt của đời sống, được sáng tạo ra theo hướng lạ hóa. Tại đó, vẻ đẹp nhân vật hiên ra sắc nét, ý nghĩa tư tưởng phát lộ toàn diện.” Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống truyện có tính căng thẳng, độc đáo như vậy để thử thách nhân vật. Nó đã cho ta thấy chiều sâu của nhân vật ông Hai, những nét tính cách, những chuyển biến trong nhận thức và tính cảm của ông, và hơn hết là tình yêu làng, yêu nước tha thiết. Nhà văn cũng vô cùng thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, khi thì miêu tả cử chỉ hành động, khi thì độc thoại nội tâm, độc thoại, đối thoại để lột tả tính cách nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện rất linh hoạt, tự nhiên, lúc dềnh dàng, lúc đột ngột tùy theo diễn biến. Bên cạnh đó, tác giả vốn am hiểu cuộc sống nông thôn nên ngôn ngữ của ông Hai là khẩu ngữ, rất bình dị và gần gũi, đậm chất nông dân. Với nhân vật ông Hai, Kim Lân quả thực rất xứng đáng là một cây bút “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.) III/Tổng kết Nguyễn Đình Thi từng viết rằng : “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Tác phẩm đã được viết nên từ những điều nhà văn từng trải nghiệm, khắc họa một cách chân thực nhất những tháng ngày đi tản cư của nhân dân miền Bắc trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của họ.. Thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, Kim Lân đã mang đến cho bạn đọc nhân vật ông Hai với tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm. Truyện giúp ta hiểu, yêu mến và khâm phục biết bao những người nông dân bình dị, chất phác mà lại có lòng yêu nước tha thiết và cao cả đến thế.
File đính kèm:
- giao_an_day_them_ngu_van_lop_9_van_ban_lang.docx