Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

 - Nêu được vai trò của nhà ở.

 - Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được vai trò của nhà ở. Nhận biết được đặc điểm chung của nhà ở.

2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Đề kiểm tra. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)

a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;

b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

 

doc 276 trang cucpham 27/07/2022 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
Ngày giảng: /09/2021
TIẾT 1. BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Nêu được vai trò của nhà ở.
	- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được vai trò của nhà ở. Nhận biết được đặc điểm chung của nhà ở. 
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Đề kiểm tra. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; 
b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cuộc sống con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Trả lời được câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Để biết được vai trò của nhà ở, dặc điểm chung của nhà ở thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Tìm hiểu vai trò của nhà ở(12’)
a.Mục tiêu: Nêu được các vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
b. Nội dung: Vai trò của nhà ở.
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và cho biết vì sao con người cần nhà ở. Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
1. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở(16’)
a.Mục tiêu: Nêu được cấu tạo của ngôi nhà. Trình bày được cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà.
b. Nội dung: Đặc điểm chung của nhà ở
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cấu tạo chung của ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
Móng nhà
Cửa số
Sàn nhà
Khung nhà
Tường
Cửa ra vào
Mái nhà
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
II. Đặc điểm chung của nhà ở
1. Cấu tạo chung của ngôi nhà
 Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và Nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà?
Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
2. Cách bố trí không gian bên trong
- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,...
- Nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Hoạt động 3: Luyện tập(8’)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái quát về nhà ở
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.
Hoàn thành bài kiểm tra
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.
HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Bản ghi trên giấy A4.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
PHỤ LỤC 1. ĐỀ KIỂM TRA
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Vai trò của nhà ở đối với con người là
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Câu 2. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A.móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C.móng nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D.móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Câu 3. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem
Ngày giảng: /09/2021
TIẾT 2. BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở(T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ:. Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Sử dụng công nghệ: Phân biệt được các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; 
b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
Em hãy xác định tên gọi các kiểu kiến trúc nhà ở trên
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Trả lời được câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, tr ... ợi ý và các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1.
Câu 1. Điện năng được sử dụng ở các đồ dùng điện nào?
Câu 2. Điện năng có vai trò như thế nào?
Câu 3. Kể tên những hành động sử dụng điện năng không an toàn và tiết kiệm? 
Câu 4. Để khắc phục những hành động sử dụng điện năng không an toàn và tiết kiệm cần thực hiện biện pháp nào?
Phiếu học tập số 2
Câu 1. 
1. Lập danh sách các đồ dùng điện trong gia đình
STT
Tên đồ dùng điện
Công suất
(W)
Số lượng
Thời gian sử dụng trong ngày t(h)
1
2
3
2.Tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong gia đình
TT
Tên đồ dùng điện
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong ngày A(Wh)
Chi phí sử dụng điện năng của đồ dùng điện trong ngày
1
2
3
4
Ghi chú:
- Điện năng tiêu thụ của một đồ dùng điện = công suất X thời gian sử dụng của đồ dùng điện.
- Điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện= tổng điện năng tiêu thụ của từng đồ dùng điện trong gia đình.
- Chi phí sử dụng điện năng = điện năng tiêu thụ X giá tiền điện sinh hoạt hiện hành
* Tiêu thụ điện năng của gia đình trong tháng.
Nếu điện năng tiêu thụ các ngày trong tháng như nhau thì điện năng tiêu thụ trong tháng (30 ngày)là A=................................
3. Nguyên nhân gây lãng phí điện năng 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Đề xuất việc làm cụ thể để sử dụng điện năng trong gia đình an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
PHỤ LỤC 2. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hoạt động 1: Tiết 1
Hoạt động 2: Thực hiện ở nhà 1 tuần
Hoạt động 3, 4: Tiết 2.
PHỤ LỤC 3. CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Hồ sơ của nhóm
Tên nhóm:..
Danh sách và vị trí nhân sự:
Vị trí
Mô tả nhiệm vụ
Tên thành viên
Nhóm trưởng
Quản lí các thành viên trong nhóm, hướng dẫn, góp ý, đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ
..............
..
..
.
Thư kí
.
.
Thành viên
.
.
Thành viên
.
.
Thành viên
.
.
2.Phiếu đánh giá kết quả báo cáo dự án trước lớp
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1: ĐÁNH GIÁ BẢN BÁO CÁO DỰ ÁN AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
Phiếu này được sử dụng để đánh giá nhóm khi báo cáo dự án an toàn và tiết kiệm điện năng
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đạt dược
Cấu trúc bài báo cáo đầy đủ nội dung, rõ ràng, chặt chẽ. 
7
Diễn đạt tự tin trôi chảy, thuyết phục
2
Hình thức báo cáo đẹp, phong phú, hấp dẫn
1
Tổng điểm
10
Ngày giảng / /2021
 TIẾT 34. ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Hệ thống hóa kiến thức về trang phục và thời trang
- Hệ thống hóa kiến thức về đồ dùng điện trong gia đình.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được thời trang trong cuộc sống. Nhận biết được sử dụng và bảo quản trang phục. Nhận biết được thời trang. Nhận biết và nêu được chức năng của các bộ phận chính. Nhận biết được nguyên lý làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá việc lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi và công việc. Lựa chọn được đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.
- Thiết kế kỹ thuật: Vẽ đượ sơ đồ khối của một số đồ dùng điện.
- Sử dụng công nghệ: Lựa chọn được phương pháp sử dụng và bảo quản trang phục phù hợp. Xây dựng phong cách thời trang phù hợp với bản thân và các thành viên trong gia đình. Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến trang phục trong gia đình, đồ dùng điện trong gia đình lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giấy A0.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Hoạt động ôn tập (33’)
a.Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về trang phục và thời trang, đồ dùng điện trong gia đình
b. Nội dung: Trang phục và thời trang. Đồ dùng điện trong gia đình
c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp làm 7 nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau (thời gian 10phút)
Nhóm 1
1. Trang phục có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
2. Hãy phân loại trang phục theo một số tiêu chí và trình bày đặc điểm của trang phục
Nhóm 2:
3.Trang phục có thể được làm từ các loại vải nào?
Nhóm 4:
4. Có thể lựa chọn trang phục dựa trên những tiêu chí nào?
Nhóm 3:
5.Kể tên một số loại trang phục em thường mặc và đề xuất phương án phù hợp để bảo quản chúng.
6. Thời trang là gì? Hãy lựa chọn phong cách thời trang em yêu thích và giải thích tại sao?.
Nhóm 4
7. Hãy kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình và nêu công dụng của chúng
8. Liệt kê tên các bộ phận chính của bếp hồng ngoại. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại
Nhóm 5:
9. Trình bày chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của nồi cơm điện
10.Với cùng độ sáng, bóng đèn nào trong ba loại (sợi đốt, huỳnh quang, LED) tiêu thụ năng lượng ít nhất?
Nhóm 6:
11. Trình bày một số lưu ý khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình để tiết kiệm năng lượng và phù hợp với điều kiện gia đình
Nhóm 6:
12. Liệt kê một số tình huống không an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
Nhóm 7
13. Tính toán chi phí sử dụng điện năng trong một tháng của một số đồ dùng điện trong gia đình
 14. Hãy đề xuất một số biện pháp cụ thể để việc sử dụng điện trong gia đình được an toàn và tiết kiệm
HS nhận nhiệm vụ.
HS nhận nhiệm vụ.
1. Trang phục trong đời sống
- Vai trò của trang phục.
- Một số loại trang phục
- Đặc điểm của trang phục
2. Sử dụng và bảo quản trang phục
- Lựa chọn trang phục
- Sử dụng trang phục
- Bảo quản trang phục
3. Thời trang
- Thời trang trong cuộc sống
- Một số phong cách thời trang
4.Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình
- Đồ dùng điện trong gia đình
- Thông số kỹ thuật của đồ dùng điện trong gia đình
- Lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
5. Bếp hồng ngoại
- Cấu tạo
- Nguyên lý làm việc
- Lựa chọn và sử dụng
6. Nồi cơm điện
- Cấu tạo
- Nguyên lý làm việc
- Lựa chọn và sử dụng
7. Đèn điện
- Khái quát chung
- Một số loại bóng đèn thông dụng
8. Dự án. An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Hoạt động 2: Luyện tập(8’)
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về trang phục và thời trang
b. Nội dung: Trang phục và thời trang. Đồ dùng điện trong gia đình
c. Sản phẩm: Hoàn thành sơ đồ
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV phân chia nhóm, phát giấy A0 cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra sơ đồ tư duy gồm trang phục và thời trang; đồ dùng điện trong gia đình. Thời gian là 4 phút.
Hoàn thành sơ đồ
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy gồm trang phục và thời trang; đồ dùng điện trong gia đình 
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3: Vận dụng(3’)
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Trang phục và thời trang. Đồ dùng điện trong gia đình
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà mô tả phong cách thời trang của bản thân và các thành viên trong gia đình. Ghi vào giấy A4. Giờ sau nộp GV.
Bản ghi giấy A4.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc