Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.

- Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực

- Nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở

- Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà.

- Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu: Sách giáo khoa

- Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, thiết bị trình chiếu, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về vật liệu xây dựng nhà, video clip tóm tắt quy trình xây dựng nhà (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

b. Nội dung: Những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người

c. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu một số bức ảnh về nhà ở và yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để xác định tên của các kiểu nhà trong từng bức ảnh.

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.

- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.

 

docx 165 trang cucpham 27/07/2022 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
Tuần: 01	Ngày soạn: 10/6/2021
Số tiết: 02	Ngày dạy:.	
CHƯƠNG I: NHÀ Ở
BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.
- Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.
- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
2. Năng lực
- Nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở
- Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà..
- Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tài liệu: Sách giáo khoa 
- Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, thiết bị trình chiếu, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về vật liệu xây dựng nhà, video clip tóm tắt quy trình xây dựng nhà (nếu có)....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
b. Nội dung: Những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người
c. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu một số bức ảnh về nhà ở và yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để xác định tên của các kiểu nhà trong từng bức ảnh.
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở
a. Mục tiêu: Giới thiệu vai trò của nhà đối với con người
b. Nội dung: Những lợi ích của nhà ở mang lại cho con người
c. Sản phẩm học tập: Vai trò của nhà ở đối với con người.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem Hình 1.1 hoặc video clip về các hiện tượng thiên nhiên, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Nhà ở giúp ích gì cho con người khi xảy ra các hiện tượng thiên nhiên như trên?
- GV bổ sung thêm vai trò của nhà ở: bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,
- GV tổ chức cho các nhóm quan sát Hình 1.2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Kể các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình?Hãy kể thêm một số hoạt động khác không có trong hình?
+ Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ GV kết luận: Nhà ở có vai trò đảm bảo con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nhà ở
a. Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở
b. Nội dung: cấu tạo bên ngoài và bên trong của nhà ở
c. Sản phẩm học tập: Đặc điểm chung của nhà ở
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Phần nào của ngôi nhà nằm dưới đất?
+ Phần nào che chắn cho ngôi nhà?
+ Thân nhà có những bộ phận chính nào?
- GV yêu cầu HS nêu cấu trúc chung bên trong của nhà ở bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Các hoạt động thường ngày của gia đình được thể hiện ở những khu vực nào trong ngôi nhà như minh họa ở Hình 1.4?
- GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm những khu vực khác trong nhà ở và so sánh nhà ở với trường học, công sở để nhận biết những khu vực chỉ có trong nhà ở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
+ GV kết luận: Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần: phần móng nhà, mái nhà và thân nhà. Nhà ở có các khu vực chính trong nhà:nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh
Hoạt động 3: Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
a. Mục tiêu: Nêu được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
b. Nội dung: Tìm hiểu một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam 
c. Sản phẩm học tập: Mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và hoàn thành bài tập trong SGK: chọn nội dung mô tả kiến trúc nhà ở mỗi hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (H.1.5) phù hợp với nội dung mô tả bên dưới hình
- GV yêu cầu HS mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở khu vực nông thôn,thành thị và ven sông?
+ Theo em, vì sao kiến trúc nhà nêu trên lại phổ biến ở mỗi khu vực?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ HS hoàn thành bài tập trên vào bảng nhóm 
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
+ GV kết luận: Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Nhà ở nông thôn hay thành thị hay miền núi hoặc ven sông sẽ được xây dựng theo các kiểu kiến trúc riêng biệt
Hoạt động 4: Vật liệu xây dựng nhà
a. Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.
b. Nội dung: Tìm hiểu các loại vật liệu dùng để xây dựng ngôi nhà và cách liên kết các vật liệu xây dựng 
c. Sản phẩm học tập: Trình bày một số vật liệu xây dựng ngôi nhà
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những vật liệu nào dùng để xây nền nhà, tường nhà?
+ Vật liệu nào có thể dùng để lợp mái nhà?
+ Gỗ có thể dùng để xây phần nào của ngôi nhà?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7 và hình 1.8 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách liên kết các vật liệu xây dựng:
+ Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta dùng vật liệu gì? Và chúng được tạo ra nhằm mục đích gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ HS thảo luận hoàn thành 
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
+ GV kết luận: Các loại vật liệu xây dựng như: cát, đá, xi-măng, thép, gạch, ngói (tôn), vôi, nước sơn, gỗ, nhôm, kính,.
Hoạt động 5: Quy trình xây dựng nhà ở
a. Mục tiêu: Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
b. Nội dung: Tìm hiểu các các bước xây dựng một ngôi nhà 
c. Sản phẩm học tập: Trình tự xây dựng ngôi nhà
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS sắp xếp về trình tự xây dựng ngôi nhà: Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà – Chuẩn bị xây dựng nhà.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.9 và trả lời câu hỏi sau:
+ Theo em, các công việc trong hình 1.9 thuộc bước nào trong quy trình xây dựng nhà ở?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả: Trình tự xây dựng ngôi nhà: 
- Bước 1: Chuẩn bị xây dựng nhà 
- Bước 2: Thi công xây dựng ngôi nhà 
- Bước 3: Hoàn thiện ngôi nhà 
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
+ GV kết luận: Quy trình xây dựng ngôi nhà: Chuẩn bị xây dựng nhà - Thi công xây dựng ngôi nhà - Hoàn thiện ngôi nhà 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn vai trò và đặc điểm chung của nhà ở
b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 13 SGK:
Câu 1: Ngoài các khu vực chính, trong nhà còn có những khu vực nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực như phòng tập thể dục, phòng tranh, phòng xem phim riêng giải trí, phòng cho khách, phòng đọc sách, phòng thay đồ...
Câu 2: Trong nhà ở, một vài khu vực có thể được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí với nhau trong khu vực sau: nơi thờ cũng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: nơi nhà bếp + ăn uống, ngủ nghỉ + học tập, nơi thờ cúng + tiếp khách, tắm giặt + vệ sinh
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu Hs quan sát hình ảnh của câu hỏi 3 trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
Câu 3: Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong từng hình?
- HS hoàn thành câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 4: Trong các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam thì kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng  ... ìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
- giấy, màu chì hoặc màu nước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu: Thông qua trò chơi học sinh tò mò về nghề thiết kế thời trang
Nội dung: Tìm hiểu một số nhà thiết kế thời trang
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
+ Cho học sinh tham gia trò chơi “Họ là ai”
+ Giáo viên đưa ra hình ảnh một số nhà thiết kế kế thời trang nổi tiếng trong nước, yêu cầu học sinh nêu tên những nhà thiết kế này
Đỗ Mạnh Cường 
Năm 2008, anh được một tờ tạp chí bình chọn là một trong 15 nhân vật và sự kiện của năm. Anh đã từng tham gia rất nhiều show thời trang trong nước và quốc tế Elle show 2010, Đẹp Fashion show... Ngoài ra anh còn đảm nhận vai trò ban giám khảo trong cuộc thi người mẫu Vietnam Next Top Model.
Nguyễn Công Trí
Công Trí là kiểu nhà thiết kế luôn tìm tòi nhiều hướng đi mới trong trang phục thời trang cũng như các bộ ảnh thời trang
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3 báo cáo thảo luận: giáo viên gọi một số học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung
Bước 4 kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và tuyên dương. Giáo viên đặt câu hỏi các em có biết những người này làm công việc gì?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án để trải nghiệm là một nhà thiết kế thời trang
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giới thiệu dự án
 Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết chủ đề dự án, các nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành dự án
Nội dung: Chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Sản phẩm: mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên giới thiệu: thiết kế thời trang hiện nay là một ngành rất hot, nước ta có rất nhiều nhà thiết kế thời trang thành công trong và cả ngoài nước như là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Công Trí.... Họ không chỉ tạo nên những bộ trang phục đẹp mà còn còn làm cho thời trang Việt Nam có chỗ đứng trên thế giới.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trải nghiệm là những nhà thiết kế qua dự án vẽ thiết kế đồng phục học sinh
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá kết quả dự án: 
+Thứ nhất kiểu dáng phù hợp với xu hướng thời trang về đồng phục học sinh 
+ Thứ hai kiểu may thoải mái tiện dụng 
+ Thứ ba màu sắc và hoa văn nếu có phù hợp cho các hoạt động học tập tại trường 
+ Thứ tư loại vải thấm hút mồ hôi dễ giặt mau khô thứ năm các vật dụng đi kèm mũ giày tất phải đồng bộ với quần áo
Để thực hiện dự án lớp sẽ được chia thành 4 nhóm
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh tập hợp theo nhóm thảo luận 2 phút chọn nhóm trưởng, thư ký 
Bước 3 Báo cáo thảo luận: Các nhóm công bố nhóm trưởng và thư ký
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên chốt lại danh sách nhóm
Bốn nhóm có đủ tổ trưởng, thư ký
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án
Nội dung: Các công việc phải thực hiện, mốc thời gian hoàn thành, dụng cụ, vật liệu cần thiết, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Sản phẩm: Kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ của dự án
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tổ chức thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án
- Các công việc cần làm:
 + Nghiên cứu xác định xu hướng đồng phục học sinh Trung học cơ sở, thảo luận để thống nhất bộ kiểu dáng màu sắc trang phục mà nhóm lựa chọn vẽ phác thảo bộ trang phục trên giấy.
+ Soạn bài thuyết minh ý tưởng thiết kế đồng phục 
+ Lập kế hoạch thời gian, mốc thời gian cho từng công việc.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm 
+ Liệt kê các dụng cụ vật liệu cần thiết: giấy màu, vẽ rập thân người
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm
Bước 3 báo cáo thảo luận: Các nhóm công bố kế hoạch của nhóm
Bước 4 kết luận nhận định
Giáo viên kiểm tra tính khả thi trong kế hoạch của các nhóm
kế hoạch của các nhóm
Hoạt động 3: Thực hiện dự án
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án
Nội dung: Các công việc phải thực hiện để thiết kế hoàn chỉnh bộ đồng phục cho học sinh trung học cơ sở
Sản phẩm: hình vẽ hai bộ đồng phục nam và nữ trên giấy
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên cung cấp các thông tin cần thiết, mẫu rập thân người để hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
Mẫu rập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra vật liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện dự án
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra và sự phân công các thành viên trong nhóm
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
(1) Đồng phục học sinh Trung học Cơ sở thường có đặc điểm thế nào?
(2) Loại vải nào phù hợp để may đồng phục học sinh?
(3) Kiểu may và màu sắc của trang phục như thế nào để phù hợp với các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường?
(4) Bộ đồng phục có họa tiết trang trí ra sao để tạo điểm nhấn và đạt yêu cầu thẩm mỹ?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo thảo luận: Cá nhân trả lời, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Câu trả lời của học sinh
(1) Màu sắc đặc trưng, có logo riêng, thiết kế phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự năng động
(2) Loại vải thường thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton, katê....
(3) Kiểu may đơn giản
Màu sắc phù hợp với đặc điểm địa phương
(4) Họa tiết tinh tế mà không cầu kỳ
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO DỰ ÁN
Mục tiêu: Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập
Nội dung: Bộ đồng phục cho học sinh trung học cơ sở đã được thiết kế 
Sản phẩm: Bản vẽ phác thảo và nội dung thuyết minh giới thiệu bộ trang phục của mỗi nhóm học sinh 
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên mời 1 bạn làm người dẫn chương trình 
- Người dẫn chương trình mình đều động các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm mình
Các nhóm trình bày sản phẩm em của nhóm theo các bước
- Ý tưởng thiết kế theo xu hướng thời trang 
- Ý tưởng chọn kiểu dáng bộ trang phục 
- Ý tưởng chọn màu sắc và hoa văn bộ trang phục 
- Ý tưởng chọn vật dụng đi kèm nếu có
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm báo cáo
Bước 3 Báo cáo thảo luận
Các nhóm tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện rút kinh nghiệm
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét đánh giá quá trình thực hiện dự án và sản phẩm của mỗi nhóm theo tiêu chí đã đề ra ban đầu
Sản phẩm của các nhóm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có những kiểu thời trang nào được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống
IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Bảng theo dõi thực hiện dự án của nhóm
Tên nhóm: 	
TIÊU CHÍ
MỨC ĐỘ
1
2
3
4
Tham gia thảo luận, đưa ý kiến
Không có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm nhưng không đầy đủ thành viên hoặc không có biên bản thảo luận nhóm.
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm với đầy đủ thành viên, có biên bản thảo luận nhóm nhưng ghi chép sơ sài.
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm với đầy đủ thành viên và ghi chép chi tiết biên bản thảo luận nhóm.
Có thành viên không quan tâm tham gia thảo luận với các bạn nhưng không nhận được sự nhắc nhở của nhóm
Các thành viên đều tham gia thảo luận, góp ý kiến nhưng chưa có sự đồng đều giữa các thành viên
Các thành viên đều hăng hái, tích cực tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến cá nhân
Các thành viên đều hăng hái, tích cực tham gia thảo luận, có sự tranh luận sôi nổi và đưa ra ý kiến sáng tạo, hiệu quả có thể sử dụng
Thái độ hợp tác, cộng tác nhóm
Không có tinh thần hợp tác, lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. 
Có tinh thần hợp tác, lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. 
Có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe và học hỏi ý kiến của các bạn, bảo vệ quan điểm cá nhân.
Có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe và học hỏi ý kiến của các bạn, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời giúp cho các bạn hợp tác tốt với nhau
Kế hoạch làm việc
Không có kế hoạch
Kế hoạch sơ sài, không thực tế
Có kế hoạch chi tiết, rõ ràng nhưng không thực tế
Kế hoạch chi tiết rõ ràng, thực tế, sáng tạo, khả năng ứng dụng cao
Năng lực làm việc
Không thực hiện các công việc được giao hoặc thực hiện không đạt yêu cầu
Tích cực thực hiện các công việc được giao, đạt yêu cầu
Thực hiện các công việc được giao một cách sáng tạo, đạt hiệu quả cao
Thực hiện các công việc được giao một cách sáng tạo, hiệu quả. Xung phong thực hiện những công việc khó.
Thời gian hoàn thành công việc
Thường xuyên không hoàn thành công việc đúng hạn
Hoàn thành các công việc không giao đúng thời hạn quy định
Hoàn thành các công việc được giao sớm so với thời hạn quy định
Hoàn thành các công việc được giao sớm, giúp đỡ các bạn khác trong nhóm hoàn thành công việc đúng hạn
Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên nhóm: 	
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
Bài báo cáo
Giới thiệu nhóm ấn tượng.
8
Nêu được mục đích của buổi báo cáo.
8
Trình bày rõ ràng, dễ hiểu quy trình làm sản phẩm.
8
Đánh giá được ưu, nhược điểm của sản phẩm.
8
Hình thức đẹp, hợp lý, bố cục rõ ràng.
8
Sản phẩm 
Đặt tên phù hợp, ấn tượng cho sản phẩm.
8
Chất lượng sản phẩm.
8
Mức độ sáng tạo thể hiện trong sản phẩm.
8
Sản phẩm thiết thực, có tác động tích cực tới sức khỏe con người và môi trường.
8
Chi phí tạo thành sản phẩm phù hợp.
8
Sắm vai hoạt động
Trình bày mạch lạc, thuyết phục trong thời gian quy định; phù hợp với sự phân vai hoạt động.
10
Thu hút được sự chú ý của mọi người.
10
Tổng điểm
100
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx