Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Trình bày được vài trò của nhà ở đối với đời sống con người.

- Nêu được các đặc điểm chung của nhà ở hiện nay.

- Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Kể được tên một số vật liệu dùng để xây nhà.

- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Về năng lực:

2.1 Năng lực chung:`

- Tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực học tập.

+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về nhà ở, xây dựng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.

+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

2.2 Năng lực công nghệ:

- Nhận thức công nghệ:

+ Nhận biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.

+ Nhận biết được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở.

+ Bước đầu hình thành ý niệm về quy trình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở.

- Giao tiếp công nghệ:

+ Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà.

+ Biết được một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở.

- Đánh giá công nghệ:

+ Xác định được kiểu nhà ở đặc trưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam.

+ Xác định được loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái:

+ Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.

+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình.

- Chăm chỉ:

+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu mục tiêu bài học.

- Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.

- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:

+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.

+ Tranh ảnh các kiểu nhà.

+ Tranh ảnh các hiện tượng thiên nhiên.

+ Tranh ảnh về các vật liệu xây dựng nhà

+ Video về các kiểu thời tiết xấu; video tóm tắc quy trình xây dựng nhà.

2. Học sinh

- Đọc trước bài “nhà ở đối với con người” ở nhà.

- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.

- Tìm hiểu những vật liệu xây dựng tại địa phương

 

docx 165 trang cucpham 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Công nghệ Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
KHBD CÔNG NGHỆ 6 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
..
TÊN BÀI DẠY: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 
Môn học: Công nghệ ; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được vài trò của nhà ở đối với đời sống con người. 
- Nêu được các đặc điểm chung của nhà ở hiện nay.
- Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Kể được tên một số vật liệu dùng để xây nhà.
- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
2. Về năng lực: 
2.1 Năng lực chung:`
- Tự chủ và tự học: 
+ Chủ động, tích cực học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về nhà ở, xây dựng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.
+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
2.2 Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ:
+ Nhận biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
+ Nhận biết được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở.
+ Bước đầu hình thành ý niệm về quy trình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở.
- Giao tiếp công nghệ:
+ Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà.
+ Biết được một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở.
- Đánh giá công nghệ:
+ Xác định được kiểu nhà ở đặc trưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam.
+ Xác định được loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: 
+ Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.
+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình.
- Chăm chỉ:
+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
+ Tranh ảnh các kiểu nhà.
+ Tranh ảnh các hiện tượng thiên nhiên.
+ Tranh ảnh về các vật liệu xây dựng nhà
+ Video về các kiểu thời tiết xấu; video tóm tắc quy trình xây dựng nhà.
2. Học sinh
- Đọc trước bài “nhà ở đối với con người” ở nhà.
- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.
- Tìm hiểu những vật liệu xây dựng tại địa phương. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
b) Nội dung: 
- Thông qua xem video, tranh ảnh về tầm quan trọng của nhà ở đối với con người gắn với các tình huống trong thực tiễn, học sinh tham gia trả lời các câu hỏi để tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học.
- Từ tầm quan trọng của nhà ở giáo viên dẫn dắt học sinh về các kiểu nhà ở đặc trưng theo từng vùng miền ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời của học, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
+ Phát phiếu trả lời.
+ Yêu cầu các nhóm xem video (về mưa gió, bão, hạn hán) và tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Yêu cầu các nhóm ghi lại những tác động xấu của thiên nhiều vào bảng con trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của nhà ở.
+ Sau đó giáo viên trình chiếu ảnh về các kiểu nhà ở đặc trưng ỏ Việt Nam dẫn dắt vì sao lại có những kiểu nhà khác nhau ở từng vùng miền
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS xem xong video (về mưa gió, bão, hạn hán)
+ Ghi lại những tác động xấu của thiên nhiều vào bảng con nhóm. Đồng thời trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của nhà ở.
+ HS xem ảnh về các kiểu nhà ở theo từng vùng miền để tham gia trả lời.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên đưa ra đáp án của trò chơi.
+ HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng. 
+ HS bổ sung cho nhau tầm quan trọng của nhà ở và vì sao lại có các kiểu nhà khác nhau thoe từng vùng miền theo hiểu biết cá nhân.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò nhà ở
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu về vai trò của nhà ở đối với con người.
b) Nội dung: 
- Thông qua xem các video về các kiểu thời tiết xấu tác động đến con người kết hợp với các tình huống thực tiễn để học sinh biết và hiểu vai trò của nhà ở trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên bằng phiếu làm việc nhóm.
- Sau đó các nhóm HS sẽ quan sát các tranh ảnh liên quan để biết và hiểu về nhà ở đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình thông qua phiếu làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 1, các em cần nêu được:
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường. 
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Phân thành 6 nhóm như hoạt động khởi động.
+ Giáo viên phát phiếu làm việc nhómvà nói rõ các yêu cầu cần thực hiện trong phiếu học tập này.
+ Cho học sinh xem video các kiểu thời tiết xấu: mưa bão, hạn hán, rét... trong thời gian khoản 3 phút.
 + Sau khi xem video yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập số 1. Thời gian để học sinh ghi nhận nội dung video là 2 phút.
+ Kết thúc thời gian hoàn thiện phiếu học tập, giáo viên chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo: N1-N3; N3-N5; N5-N1; N2-N4; N4-N6; N6-N2.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS nhận phiếu làm việc nhóm.
+ HS tập trung xem video về các kiểu thời tiết xấu: mưa bão, hạn hán, rét...và thực hiện nhiệm vụ được giao trên phiếu làm việc nhóm.
+ HS nhận xét chéo theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, các thành viên khác trong nhóm có thể hỗ trợ đại diện nhóm.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án của hoạt động 1. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ các phiếu làm việc nhómcủa các nhóm. Thông qua đó đánh giá từng nhóm và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 1 và khởi động.
+ Làm rõ thêm vai trò nhà ở để học sinh ghi nhận, thực hiện.
+ GV đặt vấn đề về các đặc đểm chung của nhà ở để đi đến hoạt động 2.
2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm chung của nhà ở
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu về đặc điểm chung của nhà ở.
b) Nội dung: 
- HS sẽ quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi ở nội dung 2.1 theo yêu cầu của Gv; Từ đó HS sẽ nêu được cấu trúc chung của ngôi nhà, đồng thời nêu được nhiệm vụ của phần dùng để làm gì.
- HS tiếp tục quan sát hình 1.4 và trả lời các câu hỏi ở nội dung 2.2; Từ hình 1.4 HS sẽ kể được tên những hoạt động thường ngày của gia đình diễn ra ở những khu vực nào. 
- Sau đó, HS tiến hành so sánh các khu vực nhà ở với trường học đang học rồi ghi vào phiếu làm việc nhóm để nhận biết một số khu vực chỉ có trong nhà ở. 
- HS tập trung nghe GV đặt vấn đề những khu vực cần thiết không thể thiếu trong nhà ở dù rộng hay hẹp. Thông qua việc trả lời, trao đổi HS sẽ biết được các khu vực thiết yếu trong nhà ở.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 2, các em cần nêu được:
- Nhà ở thường cấu tạo bởi 3 phần chính: móng nhà, thân nhà và mái nhà.
- Bên trong nhà thường có các khu vực chính: nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nhà bếp, nơi tắm giặt, nhà vệ sinh,
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Phân nhóm làm việc: cặp đôi (2 bạn cùng bàn lập thành nhóm) và phát bản con.
+ GV chiếu hình 1.3, nên các công việc cần hoàn thành ở nhiệm vụ này. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV chốt vấn đề. Sau đó, yêu cầu HS ghi nhận nội dung cấu trúc chung của nhà ở.
+ GV dẫn dắt HS liên hệ thực tiễn ở gia đình để kể được tên các khu vực là nơi diễn ra các hoạt động thường ngày. GV đặt vấn đề để đi đến các khu chính thường có trong nhà ở.
+ Nhiệm vụ ở hình 1.4 GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi (bạn bàn trên và bạn bàn dưới là một cặp). 
+ GV chiếu hình 1.4 và yêu cầu các cặp đôi ghi nội dung trả lời vào bảng còn. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV chốt vấn đề.
+ GV đặt vấn đề: Nhà ở và trường các em đang học thì những khu vực nào nhà ở có còn trường học thì không?; Những khu vực nào được xem không thể thiếu dù nhà rộng hay hẹp? Sau khi trả lời xong GV chốt vấn đề, yêu cầu HS ghi nhận nội dung.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS kếp hợp thành cặp đôi và nhận bảng con.
+ HS quan sát hình 1.3, hoàn thành các công việc được giao. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, ghi nhận nội dung.
+ HS liệt kê các khu vực là nơi diễn ra các hoạt động thường ngày. Từ đó, HS hiểu được các khu vực chình thường có trong nhà ở.
+ Sau khi thay đổi thành viên cặp đôi, HS quan sát hình 1.4, hoàn thành các công việc được giao. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
+ HS tham gia trả lời các câu hỏi từ vấn đề GV nêu. HS khác nhận xét, bổ sung. Sau đó ghi nhận nội dung.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Đại diện cặp đôi báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các nhiệm vụ của hoạt động 2. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của các cặp đôi. Thông qua đó đánh giá từng cặp đôi và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 2 và khởi động.
+ Làm rõ thêm đặc điểm chung của nhà ở để học sinh ghi nhận, thực hiện.
+ GV đặt vấn đề về một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam để đi đến hoạt động 3.
2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu v ... ìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
- giấy, màu chì hoặc màu nước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
Mục tiêu: Thông qua trò chơi học sinh tò mò về nghề thiết kế thời trang
Nội dung: Tìm hiểu một số nhà thiết kế thời trang
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
+ Cho học sinh tham gia trò chơi “Họ là ai”
+ Giáo viên đưa ra hình ảnh một số nhà thiết kế kế thời trang nổi tiếng trong nước, yêu cầu học sinh nêu tên những nhà thiết kế này
Đỗ Mạnh Cường 
Năm 2008, anh được một tờ tạp chí bình chọn là một trong 15 nhân vật và sự kiện của năm. Anh đã từng tham gia rất nhiều show thời trang trong nước và quốc tế Elle show 2010, Đẹp Fashion show... Ngoài ra anh còn đảm nhận vai trò ban giám khảo trong cuộc thi người mẫu Vietnam Next Top Model.
Nguyễn Công Trí
Công Trí là kiểu nhà thiết kế luôn tìm tòi nhiều hướng đi mới trong trang phục thời trang cũng như các bộ ảnh thời trang
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
Bước 3 báo cáo thảo luận: giáo viên gọi một số học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung
Bước 4 kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và tuyên dương. Giáo viên đặt câu hỏi các em có biết những người này làm công việc gì?
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án để trải nghiệm là một nhà thiết kế thời trang
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Giới thiệu dự án
 Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết chủ đề dự án, các nhiệm vụ phải thực hiện để hoàn thành dự án
Nội dung: Chủ đề, mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Sản phẩm: mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên giới thiệu: thiết kế thời trang hiện nay là một ngành rất hot, nước ta có rất nhiều nhà thiết kế thời trang thành công trong và cả ngoài nước như là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Công Trí.... Họ không chỉ tạo nên những bộ trang phục đẹp mà còn còn làm cho thời trang Việt Nam có chỗ đứng trên thế giới.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trải nghiệm là những nhà thiết kế qua dự án vẽ thiết kế đồng phục học sinh
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá kết quả dự án: 
+Thứ nhất kiểu dáng phù hợp với xu hướng thời trang về đồng phục học sinh 
+ Thứ hai kiểu may thoải mái tiện dụng 
+ Thứ ba màu sắc và hoa văn nếu có phù hợp cho các hoạt động học tập tại trường 
+ Thứ tư loại vải thấm hút mồ hôi dễ giặt mau khô thứ năm các vật dụng đi kèm mũ giày tất phải đồng bộ với quần áo
Để thực hiện dự án lớp sẽ được chia thành 4 nhóm
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh tập hợp theo nhóm thảo luận 2 phút chọn nhóm trưởng, thư ký 
Bước 3 Báo cáo thảo luận: Các nhóm công bố nhóm trưởng và thư ký
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên chốt lại danh sách nhóm
Bốn nhóm có đủ tổ trưởng, thư ký
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch thực hiện dự án
Nội dung: Các công việc phải thực hiện, mốc thời gian hoàn thành, dụng cụ, vật liệu cần thiết, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Sản phẩm: Kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ của dự án
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tổ chức thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án
- Các công việc cần làm:
 + Nghiên cứu xác định xu hướng đồng phục học sinh Trung học cơ sở, thảo luận để thống nhất bộ kiểu dáng màu sắc trang phục mà nhóm lựa chọn vẽ phác thảo bộ trang phục trên giấy.
+ Soạn bài thuyết minh ý tưởng thiết kế đồng phục 
+ Lập kế hoạch thời gian, mốc thời gian cho từng công việc.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm 
+ Liệt kê các dụng cụ vật liệu cần thiết: giấy màu, vẽ rập thân người
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm
Bước 3 báo cáo thảo luận: Các nhóm công bố kế hoạch của nhóm
Bước 4 kết luận nhận định
Giáo viên kiểm tra tính khả thi trong kế hoạch của các nhóm
kế hoạch của các nhóm
Hoạt động 3: Thực hiện dự án
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án
Nội dung: Các công việc phải thực hiện để thiết kế hoàn chỉnh bộ đồng phục cho học sinh trung học cơ sở
Sản phẩm: hình vẽ hai bộ đồng phục nam và nữ trên giấy
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ :
- Giáo viên cung cấp các thông tin cần thiết, mẫu rập thân người để hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
Mẫu rập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra vật liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện dự án
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra và sự phân công các thành viên trong nhóm
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
(1) Đồng phục học sinh Trung học Cơ sở thường có đặc điểm thế nào?
(2) Loại vải nào phù hợp để may đồng phục học sinh?
(3) Kiểu may và màu sắc của trang phục như thế nào để phù hợp với các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường?
(4) Bộ đồng phục có họa tiết trang trí ra sao để tạo điểm nhấn và đạt yêu cầu thẩm mỹ?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo thảo luận: Cá nhân trả lời, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Câu trả lời của học sinh
(1) Màu sắc đặc trưng, có logo riêng, thiết kế phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự năng động
(2) Loại vải thường thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt như vải cotton, katê....
(3) Kiểu may đơn giản
Màu sắc phù hợp với đặc điểm địa phương
(4) Họa tiết tinh tế mà không cầu kỳ
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO DỰ ÁN
Mục tiêu: Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập
Nội dung: Bộ đồng phục cho học sinh trung học cơ sở đã được thiết kế 
Sản phẩm: Bản vẽ phác thảo và nội dung thuyết minh giới thiệu bộ trang phục của mỗi nhóm học sinh 
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên mời 1 bạn làm người dẫn chương trình 
- Người dẫn chương trình mình đều động các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm mình
Các nhóm trình bày sản phẩm em của nhóm theo các bước
- Ý tưởng thiết kế theo xu hướng thời trang 
- Ý tưởng chọn kiểu dáng bộ trang phục 
- Ý tưởng chọn màu sắc và hoa văn bộ trang phục 
- Ý tưởng chọn vật dụng đi kèm nếu có
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm báo cáo
Bước 3 Báo cáo thảo luận
Các nhóm tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện rút kinh nghiệm
Bước 4 Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét đánh giá quá trình thực hiện dự án và sản phẩm của mỗi nhóm theo tiêu chí đã đề ra ban đầu
Sản phẩm của các nhóm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có những kiểu thời trang nào được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống
IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Bảng theo dõi thực hiện dự án của nhóm
Tên nhóm: 	
TIÊU CHÍ
MỨC ĐỘ
1
2
3
4
Tham gia thảo luận, đưa ý kiến
Không có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm nhưng không đầy đủ thành viên hoặc không có biên bản thảo luận nhóm.
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm với đầy đủ thành viên, có biên bản thảo luận nhóm nhưng ghi chép sơ sài.
Có các buổi thảo luận, đưa ý kiến nhóm với đầy đủ thành viên và ghi chép chi tiết biên bản thảo luận nhóm.
Có thành viên không quan tâm tham gia thảo luận với các bạn nhưng không nhận được sự nhắc nhở của nhóm
Các thành viên đều tham gia thảo luận, góp ý kiến nhưng chưa có sự đồng đều giữa các thành viên
Các thành viên đều hăng hái, tích cực tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến cá nhân
Các thành viên đều hăng hái, tích cực tham gia thảo luận, có sự tranh luận sôi nổi và đưa ra ý kiến sáng tạo, hiệu quả có thể sử dụng
Thái độ hợp tác, cộng tác nhóm
Không có tinh thần hợp tác, lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. 
Có tinh thần hợp tác, lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. 
Có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe và học hỏi ý kiến của các bạn, bảo vệ quan điểm cá nhân.
Có tinh thần hợp tác, biết lắng nghe và học hỏi ý kiến của các bạn, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời giúp cho các bạn hợp tác tốt với nhau
Kế hoạch làm việc
Không có kế hoạch
Kế hoạch sơ sài, không thực tế
Có kế hoạch chi tiết, rõ ràng nhưng không thực tế
Kế hoạch chi tiết rõ ràng, thực tế, sáng tạo, khả năng ứng dụng cao
Năng lực làm việc
Không thực hiện các công việc được giao hoặc thực hiện không đạt yêu cầu
Tích cực thực hiện các công việc được giao, đạt yêu cầu
Thực hiện các công việc được giao một cách sáng tạo, đạt hiệu quả cao
Thực hiện các công việc được giao một cách sáng tạo, hiệu quả. Xung phong thực hiện những công việc khó.
Thời gian hoàn thành công việc
Thường xuyên không hoàn thành công việc đúng hạn
Hoàn thành các công việc không giao đúng thời hạn quy định
Hoàn thành các công việc được giao sớm so với thời hạn quy định
Hoàn thành các công việc được giao sớm, giúp đỡ các bạn khác trong nhóm hoàn thành công việc đúng hạn
Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên nhóm: 	
TIÊU CHÍ
ĐIỂM
Bài báo cáo
Giới thiệu nhóm ấn tượng.
8
Nêu được mục đích của buổi báo cáo.
8
Trình bày rõ ràng, dễ hiểu quy trình làm sản phẩm.
8
Đánh giá được ưu, nhược điểm của sản phẩm.
8
Hình thức đẹp, hợp lý, bố cục rõ ràng.
8
Sản phẩm 
Đặt tên phù hợp, ấn tượng cho sản phẩm.
8
Chất lượng sản phẩm.
8
Mức độ sáng tạo thể hiện trong sản phẩm.
8
Sản phẩm thiết thực, có tác động tích cực tới sức khỏe con người và môi trường.
8
Chi phí tạo thành sản phẩm phù hợp.
8
Sắm vai hoạt động
Trình bày mạch lạc, thuyết phục trong thời gian quy định; phù hợp với sự phân vai hoạt động.
10
Thu hút được sự chú ý của mọi người.
10
Tổng điểm
100
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh.docx