Đề văn tự sự Lớp 9
Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy.
Đề 2: Hãy đóng vai ông Hai kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin cải chính.
Đề 3: Em hãy đóng vai cô kĩ sư nông nghiệp trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn ThànhLong để kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa ba người: cô gái, họa sĩ già và anh thanhniên trên trạm khí tượng Yên Sơn.
Đề 4: Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
Đề 5: Hãy tưởng tượng mình là người được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và kể lại cuộc trò chuyện đó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn tự sự Lớp 9
Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy. Đề 2: Hãy đóng vai ông Hai kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin cải chính. Đề 3: Em hãy đóng vai cô kĩ sư nông nghiệp trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn ThànhLong để kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa ba người: cô gái, họa sĩ già và anh thanhniên trên trạm khí tượng Yên Sơn. Đề 4: Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương. Đề 5: Hãy tưởng tượng mình là người được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và kể lại cuộc trò chuyện đó. Đề 6: Đóng vai bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và kể lại câu chuyện. Đề 7: Vũ Nương Kể chuyện người con gái Nam Xương Đề 8: Đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng chí” để kể chuyện Đề 9: Tưởng tượng mình được gặơ gỡ và trò chuyện với nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy. Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi. Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi: _ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ! Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt: _ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ? Bác cười và đáp: _ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác. _ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác? _ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác. _ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ? _ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài, vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à. Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố: _ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ? Bác sôi nổi tiếp lời: _ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy! Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng. Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói: _ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương. Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động: _ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng. Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm. _ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước. Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm! ------------------o0o-------------------- Đề 2: Hãy đóng vai ông Hai kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin cải chính. Ôi cái làng Dầu của tôi! Vẫn cái phong vị ngọt ngào của lúa non đồng nội. Vẫn con đường gạch đá xanh rơn. Bầu trời cao thẳm, rộng bao la, vương chút nắng xuống mái đình cổ kính. Tôi đã yêu và yêu biết nhường nào cái mảnh đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Bọn giặc đáng khinh kia đã tàn nơi đây. Làng Dầu không còn như ngày tôi phải rời làng đi tản cư nữa. Nhưng giờ trở lại, lòng tôi vẫn thế, vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi. Trong tôi có cái gì nao nao rất lạ. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự hào. Tôi như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên. Đó là một ngày nắng. Cũng cách đây mấy năm rồi. Và tôi thì cũng không còn nhớ rõ cho lắm. Trưa ấy, trời nắng ghê lắm. Nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa. Nắng như muốn thiêu rụi cả con người. Có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Tiếng lũ ve thì ngân mãi không thôi, não lòng. Xong việc, tôi có cả một khoảng thời gian mà nằm nghĩ vẩn vơ. Và thế là tôi nhớ về cái làng Dầu của tôi, nhớ ghê gớm. Tôi ngóng đứa con gái lớn từng lúc một. Mong nó về nhanh nhanh để trông nhà trông cửa, để tôi còn được làm cái việc mà tôi vẫn làm. Một lúc sau, nó về. Tôi dặn dò con vài câu rồi bước vội ra ngoài. Đường vắng hẳn người qua lại. Trời lồng lộng gió nhưng vẫn không đủ để thổi đi cái nắng nóng của mùa hè. Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó. Tôi nghĩ rồi nói lớn. Có người đi ngang qua, bỡ ngỡ hỏi lại: - Chúng nó nào? - Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi vị trí giờ bằng ngồi tù. Nói rồi tôi bước thẳng. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Vui quá! Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông tố nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng Chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi ... đêm rét chung chăn đã khiến chúng tôi hiểu rõ hoàn cảnh của nhau hơn thành đôi tri kỉ. Tôi nhớ hoài lời anh tâm sự: -Anh biết không, nơi quê nhà tôi còn cha già,mẹ yếu, vợ dại con thơ.. Nói là mặc kệ, gát lại tất cả để lên đường chiến đấu nhưng tôi nhớ quê làng với giếng nước gốc đa sân đình, gia đình, bạn bè. Chao ôi, nhớ quá! Lời của anh cũng là lời của tôi , của bao người lính chống Pháp. Anh ơi, tôi cũng thương nhớ lắm quê nhà lắm chứ, nhưng đất nước có chiến tranh thì làm sao đành lòng sống yên phận cho riêng mình. Bác Hồ đã nói bọn giặc rất dã man, ta nhân nhượng chúng càng lấn tới, hạnh phúc cá nhân không còn khi đất nước bị xâm lăng. Rồi tôi cũng sẻ chia với anh những nỗi niềm thầm kín. Tình đồng đội của chúng tôi gắn liền với lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do dân tộccùng đứng chung hàng ngũ cách mạng.. Lúc đó chúng tôi gọi nhau là đồng chí. Ôi, hai tiếng đồng chí thật thật thiêng liêng, nói lên được sự gắn bó của chúng tôi rất nhiều trong cuộc đời người lính. Người đồng chí của tôi đã cùng tôi vượt qua bao gian khổ, thử thách ở những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tôi nóng sốt do cơn sốt rét rừng hành hạ trong hoàn cảnh thiếu thốn thuốc men, anh đã chăm sóc tôi chu đáo, anh lấy khhăn ướt lau trán cho tôi để hạ sốt. Khi tôi ré runt, anh chẳng ngại nhường chiếc chăn duy nhất của mình cho tôi giữ ấm mình. Rồi anh cũng ngã bệnh vì cơn sốt rét rừng hoành hành ở Việt Bắc, tôi cũng chăm sóc anh bằng cả tấm chân tình..Làm sao có thể quên được những ngày tháng cơ cực ấy! Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày nhưng chúng tôi vẫn mỉm cười vui vẻ, lạc quan. Chúng tôi yêu thương nhau, hiểu nhau thật nhiều. Chỉ cần bàn tay nắm lấy, chúng tôi hiểu mình đã có đồng chí ở bên cạnh cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm với mình, cùng đoàn kết chiến đấu. Bàn tay nắm lấy động viên nhau vượt qua gian khổ đối với tôi còn quý hơn lòi nói. Có ai hỏi tôi kỉ niệm nào đáng nhớ nhất của tình đồng chí, tôi không cần phải suy nghĩ Đó là những đêm phục kích nơi rừng hoang sương muối, chúng tôi vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc đến, tay cầm chắc súng, tinh thần vững mạnh vì cảm thấy có đồng chí bên cạnh. Lúc đó, mũi súng di động quan sát, đầu súng chênh chếch hướng lên trời. Chao ôi! Ánh trăng , vầng trăng nơi núi rừng Việt bắc mới sáng rõ làm sao! Ánh trăng vằng vặc như chiếc đĩa bạc to đang lung linh như treo đầu ngọn súng. Mũi súng hướng dến đâu, trăng cũng theo đến đó. Giữa núi rừng tĩnh mịch chỉ có chúng tôi :“ đôi bạn lính, súng và cả ánh trăng trên cao”. Chúng tôi như được gắn kết với nhau. Thật tuyệt diệu. Tình đồng chí đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi về cho Tổ quốc Người đồng chí của tôi ơi! Chúng ta đã cùng nhân dân viết nên những trang vàng lịch sử trong quá trình giữ nước.. Từ chiến dịch Việt Bắc thu đông đến chiến dịch Điện Biên Phủ vẻ vang, hai tiếng đồng chí luôn cất lên trên bước đường hành quân của người lính. Quá khứ sẽ qua đi nhưng lịch sử vẫn còn mãi những âm vang hào hùng của một thời chống giặc. Chính tình đồng chí, tình yêu nước đã giúp cho những người lính đa phần gốc nông dân đã làm nên chiến thắng vang dội. Đó là chân lí, là sức mạnh của dân tộc tộc. Tình đồng chí đã được phát huy trong thời chống Mĩ và cả thời hòa bình. Hai tiếng đồng chí thật thiêng liêng, cao đẹp luôn gợi nhiều xúc động trong tôi- người lính đã tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Pháp năm xưa... ------------------------------------------------o0o---------------------------------------- Đề 9: Tưởng tượng em gặp lại anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hãy lể lại cuộc gặp gỡ đó. Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị “Sa Pa”. Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. - Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác. Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.
File đính kèm:
- de_van_tu_su_lop_9.docx