Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Suy nghi gì khi những cánh rừng bị tàn phá
TB:
- Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường
- Chứng minh việc phá rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt. )
- Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có không khí trong lành, thực vật héo khô. )
- Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại
3/KB:
- Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn
- Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình.
Đề bài: Vai trò của cây cối ( hoặc của rừng, của các loài động vật) hoang dã, nguyên liệu sạch. trong môi trường sống.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Rừng là một trong những yếu tố tạo nên môi trường sống của con người
- Rừng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người
2. Thân bài:
a. Giải tích ngắn gọn: Rừng là gì? ( Là một quần sinh lạc địa bao gồm sinh vật rừng, đất và khí hậu. tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tuơng hỗ chặt chẽ với nhau. Rừng được tạo nên bởi nhiều thành phần, trong đó cây là thành phần chính)
b. Đánh giá vai trò của rừng với cuộc sống con người:
Cuộc sống con người chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên khách quan, trong đó có rừng.
- Rừng hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, chắn gió ( gió làm giảm 30-90% sự đồng hóa thực vật, giảm khả năng thụ phấn của cây, gió tạo những đụn cát che lấp nhà cửa), điều tiết dòng chảy trên mặt đất.
- Rừng cung cấp gỗ, củi, hoa quả. Rừng là nơi sinh sống của những loài thú, là nơi cung cấp dược liệu quý cho con người
- Rừng còn là tài nguyên đối với các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Suy nghi gì khi những cánh rừng bị tàn phá
SUY NGHI GÌ KHI NHỮNG CÁNH RỪNG BỊ TÀN PHÁ 1/MB: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. - Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau 2/TB: - Nêu vắn tắt khái niệm về môi trường - Chứng minh việc phá rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người (mất nguồn lâm sản quý, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt... ) - Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng ko nhỏ tới con người và xã hội (không có nước sạch, không có không khí trong lành, thực vật héo khô... ) - Liên hệ tới việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương - Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại 3/KB: - Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn - Khuyến khích, vận động mọi người bảo vệ rừng, môi trường chính là bảo vệ bản thân mình. Đề bài: Vai trò của cây cối ( hoặc của rừng, của các loài động vật) hoang dã, nguyên liệu sạch... trong môi trường sống. Dàn ý: 1. Mở bài: - Rừng là một trong những yếu tố tạo nên môi trường sống của con người - Rừng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người 2. Thân bài: a. Giải tích ngắn gọn: Rừng là gì? ( Là một quần sinh lạc địa bao gồm sinh vật rừng, đất và khí hậu... tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tuơng hỗ chặt chẽ với nhau. Rừng được tạo nên bởi nhiều thành phần, trong đó cây là thành phần chính) b. Đánh giá vai trò của rừng với cuộc sống con người: Cuộc sống con người chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên khách quan, trong đó có rừng. - Rừng hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, chắn gió ( gió làm giảm 30-90% sự đồng hóa thực vật, giảm khả năng thụ phấn của cây, gió tạo những đụn cát che lấp nhà cửa), điều tiết dòng chảy trên mặt đất. - Rừng cung cấp gỗ, củi, hoa quả. Rừng là nơi sinh sống của những loài thú, là nơi cung cấp dược liệu quý cho con người - Rừng còn là tài nguyên đối với các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... c. Thực trạng về rừng ở nước ta: - Nước ta có 3/4 diện tích là rừng, đồi, núi. Song trên thực tế, diện tích rừng bị thu hẹp do nạn tàn phá, khai thác gỗ bừa bãi, thiếu quy củ; do tập quán phát nương làm rẫy... Nạn cháy rừng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng (VD rừng U Minh) - Hết rừng đồng nghĩe với môi trường sống bị hủy hoại - Biện pháp quản lí rừng: phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác hợp lí, tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng. 3. Kết luận: Rút ra bài học thiết thực, thái độ sống đúng đắn: Hãy yêu quý và bảo vệ rừng. b. Các đề nghị luận xã hội ( lớp 11): * Đề 1 (Nâng cao): Anh (chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá? Dàn bài: 1. Mở bài: - Những năm gần đây, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do sự tàn phá của con người - Thực trạng đó khiến người dân có trách nhiệm phải lưu tâm 2. Thân bài: - Rừng là một hệ sinh thái, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay... - Vai trò, tầm quan trọng của rừng - Thực trạng rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, hậu quả và nguyên nhân. - Suy nghĩ của bản thân: + Bài học sâu sắc về mối quan hệ cộng sinh giũa con người và rừng, giữa rừng với tương lai của nhân loại. + Tiếc nuối và đau xót khi nhìn rừng bị tàn phá và hậu quả của nó. + Trách nhiệm của bản thân đối với việc trồng rừng và bảo vệ rừng. 3. Kết luận: - Khẳng định vai trò của rừng đối với sự sống. - Nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người đối với công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. BÀI THAM KHẢO 1.Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ, U Minh là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: “ Núi giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ( Tố Hữu) Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp.Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt. Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừngCảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng. Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cấy quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu.Ngoài ra,từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ,báo, hươu,nai và cả những động, thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống. Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và nhả ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế ? Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng.Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ và lấy đâu ra “ rừng vàng” cho con cháu mai sau ?! Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại. của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca 2. Chưa bao giờ vấn đề bảo vệ thiên nhiên trở nên bức xúc như hiện nay. Trên báo chí, truyền hình thậm chí trong chương trình học phổ thông, việc bảo vệ thiên nhiên trong đó có bảo vệ rừng được nhắc đến như bảo vệ sự sống còn của trái đất. Quả thực, khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, khôn một con người chân chính nào có thể làm ngơ. Là một hệ sinh thái cân bằng, nhắc đến rừng ta nhắc đến những loại cây cối lâu năm rậm rạp, tầng tầng, lớp lớp chen chúc nhau, nhắc đến những loài động vật phong phú, quí hiếmThế giới có những cánh rừng lớn nổi tiếng: Rừng Amazon (châu Mĩ), rừng lá kim (Nga), rừng Nauy (Bắc Mĩ)Việt Nam trong thời gian dài cũng có những cánh rừng đáng tự hào, tổng diện tích chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ: rừng Việt Bắc, rừng Tây Nguyên Chiếm một phần đáng kể trong số diên tích đất liền ít ỏi của trái đất, rừng có vai trò lớn trong việc điều hòa sinh thái, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của con người. Ta thử tưởng tượng nếu màu xanh của rừng biến mất thì ai sẽ thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống? Con người vẫn ca ngợi không khí ở vùng rừng núi trong lành, mát mẻ mà mệt mỏi sợ hãi sự ngột ngạt, yếm khí ở các vùng thành thịRừng, lá phổi của trái đất, một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơcàng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí. Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ của cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt. Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quí giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loài thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được. Vậy mà trong những năm gần đây con người với những suy nghĩ ấu trĩ thiển cận đã tàn sát không thương tiếc những cánh rừng trên khắp thế giới. Nạn lâm tặc hoành hành, hàng triệu cây cổ thụ nối nhau sụp đổ. Những vùng núi đồi trơ trọi, nham nhở; gốc cây bị cưa, bị chặt như vết cứa vào lá phỏi của trái đất. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin, đưa hình hàng triệu lượt thú rừng bị săn bắt, buôn bán trái phépChưa hết, còn những vạt rừng bị chặt, bị đốt vì thói quen du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí ở nhiều nơi, do tốc độ đô thi hóa quá nhanh mà diện tích rừng cũng bị thu hẹpLinh hồn rừng xanh đang bị con người cắt xén, làm cho què quặt, yếu ớt. Thiên nhiên với con người có mối giao hòa từ mấy vạn năm. Thiên nhiên làm nảy mầm sự sống, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nay con người tàn phá thiên nhiên dữ dội, điều đó không khỏi khiến ta lo lắng. Quả thực, rừng xanh đã đáp trả bằng một tiếng trách móc, ai oán. Song song với việc hàng vạn ha rừng đổ xuống, mất đi là việc tầng ozon bị thủng. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ được “hưởng” nhiều loại tia có hại của mặt trời: tia cực tím. Chưa kể đến những thiệt hại về kinh tế, chỉ cần nhắc đến những cơn lũ quét ào ạt, bất ngờ, những vụ sạt lở đất, sự xói mòn, nghèo nàn của đấtđiều đó cũng nói đến những mất mát to lớn do việc rừng bị tàn phá gây ra. Thú rừng bị săn bắt bừa bãi, động rừng sẽ diễn ra, mối họa này không ai lường hết được. Thực tế ở Việt Nam, sự kiện những con voi ở Tánh Linh là một lời cảnh báo sinh động cho những ai dám xúc phạm sự uy nghiêm của rừng thẳm. Nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, thấy lo lắng vô cùng cho sự sống của con người. Xuất phát từ mối lo ngại trên, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của chính mình. Chúng ta có thể bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất: trồng cây xanh ở chính khu vực mình sống. Các cấp ngành tăng cường tuyên truyền về vấn đề bảo vệ rừng; xử lí nghiêm khắc các vi phạm bảo vệ rừng đồng thời cần phải định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số Màu xanh đất nước có sạch đẹp mãi được không điều đó phụ thuộc vào tôi, vào bạn, vào tất cả chúng ta. Mỗi người hãy thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiên nhiên.
File đính kèm:
- de_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_11_suy_nghi_gi_khi_nhung_canh_ru.docx