Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 nâng cao - Lẽ ghét thương trong cuộc sống

a) giải thích khái niệm (từ ngữ)

 - Ghét: Có tình cảm khó chịu khi đối diện với một đối tượng nào đó và cảm thấy hài lòng, thoải mái khi đối tượng ấy bị hủy hoại, triệt tiêu.

 - Thương: Trái lại với ghét, là tình cảm yêu mến, gắn bó với một đối tượng nào đó và cảm thấy đau đớn, xót xa khi đối tượng đó bị xâm hại, hủy hoại.

 - Ý thơ Nguyễn Đình Chiểu: Một bài học tư tưởng, đạo lí về yêu và ghét. Con người phải biết yêu thương cũng như biết căm ghét. Yêu thương và căm ghét là hai mặt luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Yêu thương càng dạt dào, sâu sắc thì căm ghét càng sẽ mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt.

b) Phân tích, lý giải

 - Tại sao phải biết yêu và biết ghét?

 + Yêu và ghét là những tình cảm tự nhiên, xuất hiện như một bản năng của con người, nó là sự phản ứng của tâm hồn con người trước những hiện tượng của đời sống, nó làm nên sự phong phú trong đời sống tâm hồn.

 + Khi con người có học thức, có văn hóa, bản năng tự nhiên sẽ được dẫn dắt bởi ý thức, được kiểm soát bởi ý thức và sự hiểu biết thì tình cảm sẽ là tình cảm đẹp, tình cảm đúng, tình cảm chân chính.

 + Biết yêu và biết ghét nghĩa là biết chọn đối tượng để yêu-ghét, hiểu vì sao mình yêu-ghét và cần yêu-ghét. Khi đó yêu-ghét không còn là một bản năng tự nhiên mà trở thành một ứng xử văn hóa của con người trong cuộc sống, nó góp phần nâng cao tầm văn hóa của con người.

 - Tại sao người biết yêu cũng là người biết ghét?

 + Đời sống tâm hồn, tình cảm của con người vốn rất phức tạp và phong phí. Sự biểu hiện của đời sống ấy lại càng phong phú hơn: có biểu hiện thuận chiều, biểu hiện nghịch chiều.

 + Người biết yêu sẽ biết chon đối tượng để yêu và biết bảo vệ những gì mình yêu thương, biết phản ững, đấu tranh lại với những gì đố kị với đối tượng của tình yêu thương ấy. Người biết ghét sẽ nhìn thấy những gì cần căm ghét và đấu tranh để loại bỏ nó. Khi có ý thức văn hóa thì yêu-ghét không tách rời nhau mà là hai biểu hiện thuận, nghịch chiều của ý thức văn hóa, tinh thần nhân văn ở con người. Khi ấy, người biết yêu sẽ biết ghét những gì đố kị với đối tượng của tình yêu cà đấu tranh loại bỏ nó. Người biết ghét là bởi có tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt.

 

docx 2 trang cucpham 02/08/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 nâng cao - Lẽ ghét thương trong cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 nâng cao - Lẽ ghét thương trong cuộc sống

Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 nâng cao - Lẽ ghét thương trong cuộc sống
NGHỊ LUÂN XH- VĂN 11-NÂNG CAO
1.Về lẽ ghét thương trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu
a) giải thích khái niệm (từ ngữ) 
       - Ghét: Có tình cảm khó chịu khi đối diện với một đối tượng nào đó và cảm thấy hài lòng, thoải mái khi đối tượng ấy bị hủy hoại, triệt tiêu.
      - Thương: Trái lại với ghét, là tình cảm yêu mến, gắn bó với một đối tượng nào đó và cảm thấy đau đớn, xót xa khi đối tượng đó bị xâm hại, hủy hoại.
     - Ý thơ Nguyễn Đình Chiểu: Một bài học tư tưởng, đạo lí về yêu và ghét. Con người phải biết yêu thương cũng như biết căm ghét. Yêu thương và căm ghét là hai mặt luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Yêu thương càng dạt dào, sâu sắc thì căm ghét càng sẽ mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt.
b) Phân tích, lý giải
      - Tại sao phải biết yêu và biết ghét?
     + Yêu và ghét là những tình cảm tự nhiên, xuất hiện như một bản năng của con người, nó là sự phản ứng của tâm hồn con người trước những hiện tượng của đời sống, nó làm nên sự phong phú trong đời sống tâm hồn.
     + Khi con người có học thức, có văn hóa, bản năng tự nhiên sẽ được dẫn dắt bởi ý thức, được kiểm soát bởi ý thức và sự hiểu biết thì tình cảm sẽ là tình cảm đẹp, tình cảm đúng, tình cảm chân chính.
    + Biết yêu và biết ghét nghĩa là biết chọn đối tượng để yêu-ghét, hiểu vì sao mình yêu-ghét và cần yêu-ghét. Khi đó yêu-ghét không còn là một bản năng tự nhiên mà trở thành một ứng xử văn hóa của con người trong cuộc sống, nó góp phần nâng cao tầm văn hóa của con người.
      - Tại sao người biết yêu cũng là người biết ghét?
     + Đời sống tâm hồn, tình cảm của con người vốn rất phức tạp và phong phí. Sự biểu hiện của đời sống ấy lại càng phong phú hơn: có biểu hiện thuận chiều, biểu hiện nghịch chiều.
     + Người biết yêu sẽ biết chon đối tượng để yêu và biết bảo vệ những gì mình yêu thương, biết phản ững, đấu tranh lại với những gì đố kị với đối tượng của tình yêu thương ấy. Người biết ghét sẽ nhìn thấy những gì cần căm ghét và đấu tranh để loại bỏ nó. Khi có ý thức văn hóa thì yêu-ghét không tách rời nhau mà là hai biểu hiện thuận, nghịch chiều của ý thức văn hóa, tinh thần nhân văn ở con người. Khi ấy, người biết yêu sẽ biết ghét những gì đố kị với đối tượng của tình yêu cà đấu tranh loại bỏ nó. Người biết ghét là bởi có tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt.
2. Về lẽ ghét thương trong cuộc sống hôm nay
a) Vì sao cần biết  yêu- biết ghét ?
       - Trong cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt đẹp và những thứ xấu xa - cơ sở nảy sinh tình cảm yêu và ghét.
       - Khi đối diện và hòa nhập thực tế của đời sống phong phú, phức tạp, khả năng nhận thức và ý nghĩa văn hóa khiến ta không thể không nhận thấy sự tồn tại của những gì đáng yêu cũng như đáng ghét.
      - Trước cái đáng yêu và đáng ghét,. yêu và ghét không chỉ là một phản ững của đời sống tâm hồn, tình cảm mà còn cần được sự biểu hiện như một thái độ sống tích cực, chủ động của một cá nhân có ý thức về sự sống.
b) Để yêu và ghét đúng, cần làm gì?
      - Trang bị kiến thức văn hóa. pháp luật.
      - Rèn luyện khả năng nhận thức sâu sắc trước mọi vấn đề của đời sống.
      - Sống sâu sắc, trọn vẹn với cuộc sống xung quanh mình.
c) Cần yêu - ghét những gì trong cuộc sống hôm nay?
      - Yêu con người và những phẩm chất tốt đẹp của con người (nêu dẫn chứng)
      - Ghét những gì đố kị với sự sống, với hạnh phúc, với sự tự do và với những giá trị của con người (nêu dẫn chứng cụ thể).
     - Yêu và ghét đã trở thành biểu hiện cụ thể của tinh thần nhân văn, phản ánh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống, về xã hội, góp phần nâng cao những phẩm chất đạo đức của con người.

File đính kèm:

  • docxde_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_11_nang_cao_le_ghet_thuong_trong.docx