Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

1. Giải thích ý kiến

- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.

- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.

2. Luận bàn về ý kiến

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.

- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).

- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.

- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.

 

docx 3 trang cucpham 02/08/2022 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Đề văn nghị luận xã hội Lớp 11 - Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – Văn 
 Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
1. Giải thích ý kiến
- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. 
- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. 
2. Luận bàn về ý kiến
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. 
- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh). 
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách. 
- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). 
3. Bài học nhận thức và hành động 
- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 
- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.
Bài 2:
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn.
            - Giải thích :
            + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
            + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác.
            + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn.
            - Phân tích, chứng minh :
            + Tự hào là cần thiết :
            × Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.
            × Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
            + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :
            × Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.
            × Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.
            × Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.
            × Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người.
            × Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống.
            - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống.
            - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn.
            - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng :
            + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống.
            + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.
            + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt.
 BÀI THAM KHẢO
MB: Bản thân con người từ khi sinh ra đã là một niền tự hào lớn cho gia đình, khi lớn lên đi học là niềm tự hào của nhà trường và khi chúng ta ra trường đi làm lại là niềm tự hào của xã hội.  vậy có bao giờ chúng ta ngừng lại và suy nghĩ thử có bao giờ chúng ta cảm thấy xấu hổ về bản thân ta về điều gì chưa? Vâng, biết tự hào về bản thân mình  là một điều cần thiết, nhưng biết xâu hổ lại là một điều quan trọng hơn. Nhưng tự hào là gì?, xấu hổ là như thế nào? Vì sao chúng  ta lại phải tự hào và đi kèm đó là phải biết xấu hổ? để biết được vì sau thì bây giờ chúng ta hãy đi sâu vào để tìm hiểu và phân tích vấn đề trên, để chúng ta biết hoàn thiện bản thân mình hơn.
TB:         Người ta thường nói về sự “tự hào” trong hình dung về cảm xúc mạnh, niềm vui trào dâng có được nhờ những thành quả được đánh giá là tốt, vượt trội. Có những người bình dị. Họ không tỏ ra ”phơi phới” mà chỉ lặng lẽ lấy làm vui, thoang thoảng chút phấn chấn trong lòng, được gọi là khiêm tốn. Trái lại, không hiếm người lạm dụng thứ cảm xúc mạnh này, đẩy đến việc bị đánh giá là cao ngạo “tự sướng tinh thần”.Biết tự hào là một điều tốt, nhưng chúng ta không thể lạm dụng nó mà tỏ ra cao ngạo được. nếu như chúng ta không có lòng tự hào, thì chúng ta chỉ còn là một con gián thảm hại. niềm tự hào là  truyền thống tốt dẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta, đã từ lâu chúng ta quen sống với lòng tự hào. Tự hào về cái gì? Về đất nước “rừng vàng bể bạc”, về những chiến thắng vang dội lịch sử, về cái đức chịu khó, chịu cực, cần cù, về đức hi sinh cha truyền con nối, tóm lại về những hào quang phát ra từ quá khứ lẫy lừng... Niềm tự hào ấy là chính đáng, không giả tạo, không bịa đặt và được lịch sử cũng như loài người công nhận. Chúng ta dựa vào đó mà sống, mà kiêu hãnh, mà... tự hào!. Vì vậy sao chúng ta không tiếp tục phát huy truyền thống tốt đêp đó, không cảm thấy tự hào về bản thân mình khi mình làm một việc tốt hay một việc làm gì đó có ý nghĩa. Niềm tự hòa đó không có nghĩa là cao ngạo, kheo khoan mà là người hiểu rõ bản thân mình, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó bản thân chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn để phát huy những việc làm tốt, đẹp đó.
Ví dụ như bản thân bạn là một người tốt, luôn biết giúp đỡ người khác, thì bạn phải biết tự hào và phát huy điều đó, bạn không nên khiêm tốn mà che giấu nó đi, vì đó là một đặc điểm tốt. vào một tháng trước đây tôi có đọc trên mạng một câu chuyện về lòng dũng cảm của một nhân viên gác tàu. Chị nguyễn thị Xuân là một nhân viên viên gác tàu, bản tính lương thiện, hay giúp đỡ người khác. Trong khi đang làm nhiệm vụ thì chị phát hiện có một bé gần 20 tháng tuổi đang đứng giữa đường ray khi đoàn tàu đang lau nhanh tới. mang trong mình một tấm lòng yêu thương người, biết giúp đỡ người khác. Chị đã không ngần ngại, không kip suy nghĩ mà đã ra bế xốc cháu bé chạy ra khỏi đường ray, cả hai thoát chết trong gang tấc. lúc dó chị xuân có nói “Lúc đó tôi chẳng kịp nghĩ gì, chỉ biết tính mạng đứa trẻ đang gặp nguy hiểm. Vừa ôm đứa bé thoát ra khỏi đường sắt, mà chân có cảm giác đụng thân tàu. Khi hoàn hồn trở lại chỉ biết đứng khóc thôi”. Đó là niềm tự hào của chị xuân và cũng là một tấm gương  tốt để chúng ta noi theo.
×Tự hào còn mang lại cho chúng ta  những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
 Ví dụ như bản thân bạn luôn phấn đấu để trở thành một học sinh xuất xắc, một học sinh gương mẫu trong lớp. bạn được thầy, cô và bạn bè ca ngợi và khen thưởng,thì  lúc đó bạn cảm thấy rất tự hào về bản thân mình, về những việc mà mình đã làm, nó là một việc làm đúng. Bạn cảm thấy một niềm vui nhỏ len lỏi trong tâm hồn của mình, cảm thấy phấn khởi hơn và tiếp tục phấn đấu hơn nữa. để không phụ lòng mong mỏi của mọi người vì đã đặt niềm tin vào mình.
Bên cạnh niềm tự hào đó chúng ta cũng phải kể sự xấu hổ, vì tự hào và xấu hổ là hai từ đi song song với nhau mà. Biết xấu hổ quan trọng với chúng ta bởi khi mỗi con người biết xấu hổ vì những gì không xứng đáng, thì niềm tự hào sẽ không lụi đi mà được nuôi dưỡng, được tiếp tục thăng hoa đến những đỉnh cao mới.
Biết xấu hổ, bản thân chúng ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái. Khi làm một việc làm sai trái nào đó mà chúng ta vẩn hiển nhiên coi đó là một chuyện bình thường không có gì?, chúng ta không có cảm giác ân nân, hối lỗi, không biết thế nào là xấu hổ thì liệu chúng ta có biết sửa sai những sai lầm đó hay không. Vì thế chúng ta phảo biết xấu hổ về những chuyên sai trái mà chúng ta đã làm để cúng ta tránh những việc làm đó,để nó không lập lại nữa.
Biết xấu hổ, giúp chúng ta  nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân. Khi chúng ta cảm thấy học lực, hay hạnh kiểm của mình không bằng các bạn trong lớp thì các bạn có cảm thấy xấu hổ không? Nếu cảm thấy xấu hổ sao chúng ta không tự vươn lên, phấn đấu để đạt được thành tích nhưng bạn của mình. Còn nếu bạn rả lời không tì tôi nghĩ suốt dời này bạn chẳng bao giờ tiến bộ nổi, và không bao giờ có thể bằng bạn mình được. vì thế xấu hồ về bản than mình là động lực giúp cho chúng ta biết vươn lên để hoàn thiện bản thân mình hơn. Khắc phục những ưu điểm của mình.
Biết xấu hổ, giúp chúng ta có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm. Khi chuẩn bị làm một việc xấu mà chúng khi suy nghĩ chúng ta cảm thấy xấu hổ với mọi người, cảm thấy xấu hổ vời lương tâm của mình, thì lúc đó chúng ta sẽ không lam nữa. khi được co giáo giao cho Bạn một công việc làm đó, vì ham chơi mà bạn có ý định là không làm, nhưng khi suy nghĩ lại thì bạn cảm thấy xấu hổ với cô không dám nhìn mặt cô thì lúc đó cảm giác xấu hổ không cho bạn chơi nữa, mà bắt bạn phải làm bài. Dần dần, thì bạn sẽ có một thói quen là có tinh thần trách nhiệm hơn.
Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người. nếu không biết xấu hồ, biết sai mà vẫn làm, thì chúng ta là một người không có phẩm chất, không có nhận thức về cái đúng, cái sai.
Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống. biết xấu hổ thì chúng ta, cho dù ở mọi thời điểm đang tức giận hay vui vẻ cũng biết kiềm chế bản than mình, không làm những chuyện có hại cho người khác, và bản thân mình.
Nhưng Trong thực tế, lại có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống. họ không biết mình đang làm gì và điều đó có ảnh hưởng như hế nào. Họ chỉ biết là có lợi cho bản than của mình hay không mà thôi, mặc cho người khác có nói gì, lương tâm của họ có nói gì đichăng nữa. họ luôn tự kỉ, tự khép mình trong cái vỏ bọc vô cảm đó, họ không tự tin với những gì mình làm du cho điều đó có đúng đi chăng nữa.
KB: Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn.
Muốn có được diều đó thì chúng ta Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống. Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.
Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt. vì thế muốn hoàn thiện mình thì ngay từ bây giờ tôi và các bạn hãy cùng nhau cố gắng các bạn nhé!

File đính kèm:

  • docxde_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_11_biet_tu_hao_ve_ban_than_la_ca.docx