Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Thành phố Hồ Chí Minh môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012

Câu 1 : (1 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.

Câu 2 : (1 điểm)

 Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

 Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

 Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?

Câu 3 : (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng :

 1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

 Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

 

doc 6 trang cucpham 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Thành phố Hồ Chí Minh môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Thành phố Hồ Chí Minh môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Thành phố Hồ Chí Minh môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 : (1 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.
Câu 2 : (1 điểm)
	Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
	Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
	Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
	(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
	Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?
Câu 3 : (3 điểm)
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng :
	1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
	2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
	Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 4 : (5 điểm)
	Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 : (1 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc chọn ngôi kể theo ngôi thứ nhất (tự xưng là “tôi”) có tác dụng làm cho lời kể có màu sắc chủ quan, thể hiện những cảm xúc riêng. Tuy nhiên điểm nhìn của người kể bị hạn chế : chỉ có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy,
Câu 2 : (1 điểm)
	Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
	Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
	Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
	(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
	Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên là thành phần cảm thán. Thành phần ấy được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói : yêu quí vẻ đẹp của tiếng Việt.
Câu 3 : (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết các làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí ; cần làm rõ được các ý chính sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Thói vô cảm của người con trong gia đình.
- Giải thích :
 Thói vô cảm là một lối sống chỉ nhằm phục vụ cho chính bản thân mình, ích kỉ chỉ lo cho mình, thờ ơ, vô trách nhiệm với những người chung quanh mà cụ thể là hai bài báo trên : hai đứa con vô cảm, thờ ơ với cha mẹ.
- Bàn luận :
+ Biểu hiện : thói vô cảm đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong giới trẻ, trong xã hội với nhiều biểu hiện đau lòng
+ Tác hại : thói vô cảm làm cho bản thân xấu xa, gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, nền đạo đức xuống dốc
+ Phê phán, đấu tranh để loại bỏ thói vô cảm trong mỗi cá nhân và trong nhận thức xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động : cần thấy sự nguy hại của thói vô cảm của con cái trong gia đình ; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống vị tha “mình vì mọi người”. 
Câu 4 : (5 điểm)
	Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết các làm bài văn nghị luận văn học : phân tích một đoạn thơ kết hợp với chứng minh một đặc điểm nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9, thí sinh có thể chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ nhưng cần làm rõ được ý cơ bản sau :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận : vẻ đẹp con người Việt Nam.
- Ví dụ : Chọn khổ thơ thứ hai trong bài “Nói với con” của Y Phương :
“Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn”. 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : có chí lớn, vượt qua mọi nỗi buồn khổ.
- “Cao đo nỗi buồn” “Xa nuôi chí lớn” : So sánh à Lấy cái "cao", "xa" của trời đất làm chiều kích diễn tả nỗi buồn vì sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ, thiên tai nhưng luôn ấp ủ “chí lớn” : đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. 
”Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sống nghĩa tình, thủy chung
- “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh” ; “Sống trong thung không chê thung nghèo đói” : Điệp ngữ “không chê”à Không chê bai, phản bội quê hương, sống phải có nghĩa tình, chung thủy với dù quê hương còn nghèo, còn vất vả.
“Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sức sống mạnh mẽ.
- “Sống như sông như suối” : so sánh à sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ.
- “Lên thác xuống ghềnh” à thành ngữ : những gian khổ, thử thách nguy hiểm. 
-”Không lo cực nhọc” : sẵn sáng chịu đựng
-  “Người đồng mình thô sơ da thịt” :  ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn nhưng “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” :  không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục.” 
- Vẻ đẹp con người Việt Nam : tình yêu quê hương, dân tộc.
- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” à Tữ ngữ gởi tả : xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.
- Nghệ thuật : thể thơ tự do diễn tả cảm xúc dâng trào, nhịp điệu âm thanh hài hòa, giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
	HOÀNG ĐỨC HUY
	(Trường tư thục Nguyễn Khuyến)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :
1.  Những câu thơ trích dẫn trong đề bài thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác vào năm 1969 (trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ).
2. Từ phủ định trong câu thơ : không có, không phải. Việc dùng liên tiếp từ phủ định không nhằm khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ. Trước hết, xét về nguồn gốc những chiếc xe này cũng có kính bình thường như tất cả mọi chiếc xe. Cho nên, xe không kính không phải vì xe không có kính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, xe đã trở nên bất thường : không có kính. Cái điều này góp phần nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, không biết sợ, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt. Từ đó, nó góp phần tạo nên một giọng điệu vừa gần gũi tự nhiên, vừa ngang tàng khí phách của người chiến sĩ trong tiểu đội những chiếc xe không kính.
3.  Thí sinh có thể viết những đoạn văn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính. Đoạn văn đó phải có sử dụng câu phủ định và phép thế. Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế. Đây chỉ là một ví dụ :
 - Người chiến sĩ lái xe có rất nhiều cảm giác khi điều khiển những chiếc xe không kính.
 - Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái.
 - Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu.
 - Nhưng bên cạnh đó, lái những chiếc xe không kính lại mang tới những cảm giác thú vị.
 - Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn.
 - Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim.
 - Nó nối liền trái tim của người chiến sĩ với miền Nam ruột thịt.
 - Ngoài ra, nó còn nối liền người ngồi trong xe với thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài.
 - Người chiến sĩ thấy ánh sao, cánh chim trên bầu trời như trở nên gần gũi.
 - Không có kính ngăn trở, chúng như sa, như ùa vào buồng lái.
 - Tâm hồn của người lính lái xe không kính lãng mạn biết bao!
4.   Không có kính, rồi xe không có đèn
   Không có mui xe, thùng xe có xước,
Phần II:
1.  Câu hỏi yêu cầu thí sinh giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong khoảng nửa trang giấy thi. Đáp ứng câu hỏi này, thí sinh cần nêu một số những nội dung căn bản sau :
 - Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Thành Long và khẳng định Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của ông.
 - Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của truyện : được sáng tác trong dịp đi thực tế  ở Lào Cai vào tháng 6 và 7 năm 1970 và được in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972.
 - Giá trị nội dung của truyện được thể hiện ở sự khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Đó là một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc; có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình; khiêm tốn, thành thật; có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. Đó là những người lao động khác: ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu về sét Qua đó, truyện còn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
 - Giá trị nghệ thuật của truyện được thể hiện trong tình huống truyện hợp lý, trong cách kể chuyện tự nhiên, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sống động và trong sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
2.  Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặng lẽ Sa Pa thay vì Sa Pa lặng lẽ) nhằm làm nổi bật tính chất lặng lẽ của Sa Pa và tinh thần lao động thầm lặng đáng quý của những con người trên vùng đất Sa Pa đúng với cảm hứng của nhà văn Nguyễn Thành Long khi sáng tác truyện : « Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc » , hy sinh, yêu thương và mơ ước.
3.  Thí sinh có thể ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học có biện pháp đảo ngữ. Câu hỏi chỉ yêu cầu nêu rõ tên tác phẩm và dẫn chứng không giới hạn năm học. Do vậy, học sinh có thể lấy dẫn chứng ở chương trình lớp 9 mà cũng có thể ở các lớp dưới. Đây là một vài ví dụ :
 - Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
 - Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
 - Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).
 Điều này cho thấy đảo ngữ là một biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn.
Nguyễn Hữu Dương
(TT Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn – TP.HCM) 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_thanh_pho_ho_chi_minh_mon_ngu.doc