Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bà hành khất đến ngõ tôi

Bà tôi cung cúc ra mời vào trong

Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu

Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm

Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm

Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa.

Lá tre rụng xuống sân nhà

Thoảng hương nụ vối.chiều qua.cùng chiều.”

 (Bà tôi - Kao Sơn)

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Câu 2: Từ “cung cúc” trong câu thơ “Bà tôi cung cúc ra mời vào trong” là từ tượng hình hay tượng thanh?

Câu 3: Em có đồng ý với cách cư xử của “bà tôi” đối với bà hành khất hay không? Vì sao?

 Câu 4: Qua bài thơ trên, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

 

doc 5 trang cucpham 7140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT HỆ ĐẠI TRÀ
(SẢN PHẨM TẬP HUẤN CỦA ĐOÀN NINH BÌNH)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc hiểu:
- Ngữ liệu: Văn bản nhật dụng/văn bản nghệ thuật. 
- Tiêu chí lựa chọn:
01 văn bản hoặc đoạn trích; có độ dài khoảng 100 đến 200 chữ; tương đương với kiều văn bản được học.
- Nhận diện được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về tập làm văn, tiếng Việt.
- Thu thập thông tin trong văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ được sử dụng trong ngữ liệu.
- Khái quát chủ đề, nội dung chính hay vấn đề chính mà ngữ liệu đê cập.
- Biết phân tích giá trị của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.
- Biết nhận xét đánh giá, hoặc bộc lộ quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả hoặc của nhân vật trong ngữ liệu.
- Nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của ngữ liệu.
- Biết rút ra bài học về tư tưởng nhận thức được gợi ra từ ngữ liệu.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
4
3.0
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội liên quan đến ngữ liệu ở phần đọc hiều.
Viết một bài nghị luận văn học. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
5.0
50%
2
7.0
70%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10%
1
1.0
10%
2
3.0
30%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT HỆ ĐẠI TRÀ
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút 
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa...
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối...chiều qua...cùng chiều.”
 (Bà tôi - Kao Sơn)
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ? 
Câu 2: Từ “cung cúc” trong câu thơ “Bà tôi cung cúc ra mời vào trong” là từ tượng hình hay tượng thanh? 
Câu 3: Em có đồng ý với cách cư xử của “bà tôi” đối với bà hành khất hay không? Vì sao?
 Câu 4: Qua bài thơ trên, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay. 
Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con”
 	 (Trích văn bản Nói với con – Y Phương)
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT HỆ ĐẠI TRÀ
MÔN: NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, trân trọng bài làm của học sinh. 
II. Hướng dẫn cụ thể
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Nhân vật trữ tình: Nhân vật tôi - tác giả
0.5
2
- Từ “cung cúc” trong câu thơ là từ tượng hình.
(gợi dáng điệu vừa vội vàng lại vừa cung kính của “bà tôi” khi mời bà hành khất vào nhà...)
0.5
3
HS có thể đưa ra ý kiến và lập luận để bảo vệ ý kiến của mình. 
Phương án 1: Đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất. 
Vì: Đây là cách cư xử đầy tình người, thể hiện thái độ trân trọng, coi bà hành khất như người khách, một người bạn già đến thăm nhà mình
Phương án 2: Không đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất. 
Vì: Người hành khất chỉ là người ăn xin bình thường, không cần mời vào nhà, chỉ cần cho họ vật chất (tiền, gạo) là được.
1.0
4
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất sâu sắc. HS có thể rút ra được một trong những bài học sau:
- Bài học về cách cư xử đầy tình người: Biết trân trọng, cảm thông với những người khó khăn, bất hạnh hơn mình
- Bài học về niềm tin: Từ cách cư xử của “bà tôi” chúng ta có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. ..
- Bài học về cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hoá: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại
1.0
TẠO LẬP VĂN BẢN
7.0
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
c. Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Vô cảm là hiện tượng con người không có tình cảm, cảm xúc, thờ ơ, lạnh nhạt với xung quanh, không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác thậm chí là với chính mình. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội
- Hậu quả: làm chai sạn, tàn phá tâm hồn con người, mất đi tình thương giữa con người; tạo ra lối sống thực dụng, khiến truyền thống đạo lí tốt đẹp ngàn đời bị mai một
- Nguyên nhân: Xã hội phát triển mọi người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân mà quay lưng lại với cộng đồng; chỉ lo chạy theo vật chất mà không chú trọng đến bồi dưỡng tâm hồn.
- Giải pháp: Hãy học cách sống yêu thương, trải lòng mình để san sẻ nỗi đau, niềm vui với mọi người
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
0,25
1.0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm rõ ràng; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu khái quát về nhà thơ Y Phương và bài thơ Nói với con, vị trí đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận.
* Cha nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình.
 - Vẻ đẹp đó là nghị lực và ý chí của con người quê hương: Cao đo nỗi buồn – Xa nuôi chí lớn. .
 - “Người đồng mình “ còn đẹp ở sự cần cù, tinh thần lạc quan, sống mạnh mẽ, khoáng đạt không lùi bước trước khó khăn; gắn bó, thủy chung với quê hương dẫu quê hương con cực nhọc, đói nghèo: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói. Sống như sông như suối ...
 - Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng tầm vóc tâm hồn luôn cao đẹp: Người đồng mình thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. Họ luôn có ý thức tự lực tự cường để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương...
- Nghệ thuật: Dùng điệp từ, thành ngữ, so sánh... để làm nổi bật vẻ đẹp của con người quê hương. Qua đó cha mong con hiểu, đồng cảm, trân trọng và tự hào về con người quê hương.
* Lời dặn dò mong ước của cha.
- Cha dặn con khi lên đường luôn mang theo những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương ... Trong mọi hoàn cảnh, con luôn tự tin, mạnh mẽ, con hãy sống như người đồng mình đã sống... 
- Cha yêu con nên gửi gắm niềm tin và dặn dò con chu đáo: hãy biết giữ gìn truyền thống gia đình, quê hương và tự vươn lên, không được sống tầm thường, nhỏ bé. Tình yêu con hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước...
* Đánh giá chung:
- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc linh hoạt, tự nhiên.
- Giọng thơ tha thiết, trìu mến.
- Ngôn ngữ mộc mạc và cách tư duy giản dị đầy chất thơ của người dân tộc.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
0,25
4.0
0,25
0,25
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm. Cho điểm lẻ đến 0,25. Động viên, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
------Hết------ 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_so_giao_duc_va_dao.doc