Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Câu 1.(2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc chạy đua trong rừng

(1) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch

(2) Ngựa Cha thấy thế, bảo :

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp :

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !

(3) Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

(4) Tiếng hô “Bắt đầu !” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt : một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá : đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

 (Theo Xuân Hoàng, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a) Hãy cho biết các từ gạch chân thực hiện những phép liên kết nào? (0,5 điểm)

b) Câu “Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Ngựa Cha khuyên Ngựa Con điều gì trong câu nói này? (1,0 điểm)

c) Em có đồng tình với câu trả lời của Ngựa Con: “Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !”? Vì sao? (0,5 điểm)

 Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học: Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

 

doc 3 trang cucpham 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
ĐỀ THAM KHẢO
 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút
	 (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc chạy đua trong rừng
(1) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. 
Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch
(2) Ngựa Cha thấy thế, bảo :
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp :
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !
(3) Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát. 
(4) Tiếng hô “Bắt đầu !” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất Vòng thứ hai Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt : một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá : đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
 (Theo Xuân Hoàng, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
a) Hãy cho biết các từ gạch chân thực hiện những phép liên kết nào? (0,5 điểm)
b) Câu “Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Ngựa Cha khuyên Ngựa Con điều gì trong câu nói này? (1,0 điểm)
c) Em có đồng tình với câu trả lời của Ngựa Con: “Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà !”? Vì sao? (0,5 điểm)
	Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học: Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
	Câu 3. (5,0 điểm)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
 (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, em hãy nhận xét về vai trò của gia đình đối với mỗi người.
- Hết -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 	 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020
ĐỀ THAM KHẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
- Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh (câu 2, câu 3); tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên cán bộ chấm thi cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Cán bộ chấm thi cho điểm lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài không làm tròn số.
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Phép thế
0,5
b) Lời dẫn trực tiếp
 Ngựa Con cần kiểm tra lại bộ móng cẩn thận trước khi tham gia hội thi. Đây là một việc rất quan trọng.
0,5
0,5
c) Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình.
 Nêu lí lẽ phù hợp. 
0,5
2
1. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn hoặc bài văn ngắn; đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận:
a) Giải thích:
- Chủ quan là suy nghĩ riêng của cá nhân khi đánh giá mọi việc, không dựa vào cơ sở khách quan, không sát với thực tế.
- Ý kiến khuyên con người cần khách quan, có cái nhìn toàn diện, bám sát thực tiễn khi nhận thức, đánh giá mọi việc, dù đó là những việc đơn giản, nhỏ nhặt.
b) Bàn luận:
- Chủ quan là thái độ thường gặp ở những người thiếu hiểu biết, ảo tưởng về bản thân.
- Chủ quan gây ra nhiều tác hại: khiến con người rơi vào những tình thế khó khăn, bất ngờ; không thể bộc lộ đúng năng lực của bản thân; dễ gặp thất bại trong cuộc sống Nếu chủ quan trong những việc nhỏ thì con người có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
- Phê phán những người nhận thức, đánh giá sự việc một cách chủ quan, phiến diện, không dựa vào thực tế 
c) Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức được tác hại của sự chủ quan, xem thường những việc nhỏ nhặt. 
- Cần có thái độ cẩn thận, nghiêm túc, luôn bám sát thực tế, dựa trên cơ sở khách quan trong quá trình nhận thức, đánh giá và hành động.
2,25
0,5
1,25
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
3
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài); viết đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và vai trò của gia đình đối với mỗi người.
0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận:
3.1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
0,25
3.2. Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và nhận xét về vai trò của gia đình đối với mỗi người:
a) Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
* Về nội dung:
- Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và đón chờ của cha mẹ: cha mẹ dõi theo, chăm chút và đón nhận từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con (bước tới cha, bước tới mẹ, chạm tiếc nói, tới tiếng cười).
- Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương:
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình”: cài nan hoa, ken câu hát
+ Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình nuôi dưỡng con người cả về lối sống lẫn tâm hồn: Rừng cho hoa, Con đường cho những tấm lòng.
* Về nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến
- Phép điệp từ, điệp cấu trúc câu
- Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ 
b) Nhận xét về vai trò của gia đình đối với mỗi người: 
- Gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng con người trưởng thành.
- Gia đình mang đến những giá trị tinh thần bồi dưỡng tâm hồn mỗi người.
3,0
1,5
1,0
0,5
3.3. Đánh giá chung: Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, người dân cần cù trong lao động. Đó là là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
0,5
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.doc